Khi sinh mổ có rất nhiều mẹ không có sữa nên không thể cho bé bú ngay. Tình trạng này có thể kéo dài vài ngày hoặc cũng có trường hợp mất sữa hoàn toàn, khiến mẹ trở nên bất lực, lo lắng và không biết sinh mổ không có sữa phải làm sao?
Thế nào là thiếu sữa sau sinh mổ?
Tình trạng thiếu sữa sau sinh mổ xảy ra khi tuyến sữa của mẹ hoạt động không hiệu quả, khiến vú tiết ra rất ít sữa, không đủ cho bé bú. Những sản phụ sau sinh mà vú không tiết sữa hoặc tiết ra rất ít thì được coi là thiếu sữa.
Theo BS.CKII.Trần Thu Huyền thông thường, tình trạng thiếu sữa sau sinh chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và không gây ảnh hưởng đến nguồn sữa sau này của trẻ.
Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều mẹ không có sữa sau khi sinh mổ và vội vàng nghĩ rằng bản thân không có sữa hoặc bị mất sữa sau sinh.
Nguyên nhân khiến mẹ không có sữa sau sinh mổ
Một số mẹ không có sữa sau sinh mổ có thể là do:
– Tác dụng phụ của thuốc
Thông thường thì khi sinh mổ, sản phụ sẽ được chỉ định dùng thuốc gây tê hoặc gây mê. Trong một số trường hợp thì các loại thuốc này có thể tác động tới khả năng tiết sữa và khiến mẹ không có sữa sau khi sinh mổ.
Ngoài ra, sau phẫu thuật mổ lấy thai thì mẹ sẽ phải điều trị bằng kháng sinh chống viêm nhiễm và nhiễm trùng. Các loại thuốc này có thể gây tác dụng phụ làm làm ức chế hormone sản xuất sữa và gây mất sữa tạm thời sau sinh mổ.
– Mẹ không cho bé bú ngay
Sản phụ sau sinh mổ sẽ cần thời gian để hồi phục sức khỏe, do vậy không thể ngồi dậy cho bé bú ngay được. Điều này cũng ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động tiết sữa của cơ thể. Hậu quả là sữa không thể “về” ngay được.
– Mẹ cho con bú sai cách
Không chỉ mẹ sinh mổ mà ngay cả sinh thường, nếu cho con bú sai cách hoặc dùng sữa ngoài ngay sau khi sinh thì cũng sẽ gặp phải tình trạng ít sữa sau sinh.
– Kiêng khem quá mức
Phần lớn các mẹ không có sữa sau sinh mổ là do dinh dưỡng không đủ, kiêng khem quá mức. Ngoài ra, vết mổ bị đau cũng sẽ khiến mẹ gặp khó khăn trong ăn uống và dẫn đến cơ thể không có đủ chất để tiết sữa cho bé bú.
Mẹ sinh mổ không có sữa phải làm sao?
Nếu đang thắc mắc “mẹ sinh mổ không có sữa phải làm sao?” thì hãy áp dụng ngay các phương pháp Tuệ y đường đưa ra sau đây nhé:
1. Thực hiện hút sữa thường xuyên
Mẹ không có sữa sau khi sinh mổ là tình trạng khá thường gặp. Vì thế, để “gọi sữa” về nhanh thì mẹ hãy chịu khó kích sữa bằng cách hút thường xuyên và đều đặn tại các khung giờ nhất định.
Nên hút sữa mỗi cữ cách nhau 3 tiếng để tạo thói quen và cơ thể nhận được tín hiệu và tiết sữa nhiều hơn.
Để sữa về nhiều thì trước mỗi lần hút sữa mẹ nên:
– Uống 1 ly sữa nóng hoặc nước ấm;
– Dùng tay tự massage ngực để cơ thể nhận được tín hiệu và tiết sữa;
– Vệ sinh núm vú bằng nước ấm.
Nên hút sữa trong khoảng thời gian từ 15-30 phút. Mỗi lần nên hút kiệt và trữ sữa trong túi hoặc bình đựng sữa chuyên dụng và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Nếu trẻ không bú hết thì mẹ có thể bảo quản sữa mới hút vào ngăn trữ đông để dùng dần, như vậy thì sữa sẽ không bị biến chất. Về lâu dài sẽ không phải lo sinh mổ không có sữa phải làm sao nữa.
Bạn đọc có vấn đề về Phụ khoa có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.503.555 để được hỗ trợ nhé!
2. Cho con bú ngay sau sinh
Nhiều mẹ sau sinh mổ vì cơ thể còn mệt nên không cho trẻ bú ngay. Khi thấy có chút sữa non thì vắt bỏ đi vì sợ ảnh hưởng của thuốc tê, thuốc kháng sinh.
Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chính sữa non có màu vàng, được tiết ra đầu tiên sau sinh lại có hàm lượng dinh dưỡng cao gấp đôi sữa trưởng thành sau này.
Sữa non rất tốt với trẻ sơ sinh và giúp hệ miễn dịch của trẻ luôn khỏe mạnh.
Để cải thiện tình trạng mẹ không có sữa sau khi sinh mổ thì hãy cho bé bú ngay khi chào đời.
Trường hợp mẹ có sức khỏe yếu thì hãy nghỉ ngơi 3-4 tiếng rồi cố gắng cho trẻ bú sớm, đồng thời massage bầu ngực để kích thích hoạt động tiết sữa.
Cho trẻ bú ngay sau sinh không chỉ giải quyết tình trạng mẹ không có sữa sau khi sinh mổ mà còn giúp mẹ bớt cảm giác đau. Đồng thời tử cung cũng co bóp tốt hơn để đẩy sản dịch ra ngoài.
3. Âu yếm con thường xuyên để “gọi sữa” về
Cũng theo BS.Thu Huyền hoạt động âu yếm con có thể giúp mẹ không có sữa sau khi sinh mổ “gọi sữa” về là vì nó đẩy nồng độ prolactin và oxytocin trong cơ thể mẹ, nhờ đó hoạt động tuyến sữa cũng hiệu quả hơn.
4. Ăn uống, nghỉ ngơi khoa học
Nhiều mẹ không có sữa sau khi sinh mổ là vì ăn uống, nghỉ ngơi chưa khoa học, điều độ. Do vậy, việc xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, đủ chất và phù hợp sau sinh cũng rất quan trọng trong việc kích sữa cho mẹ.
Sau sinh mổ, mẹ hãy chịu khó ăn uống, bổ sung các thực phẩm lợi sữa, chứa nhiều vitamin và khoáng chất, phytoestrogen… để sữa về nhiều và chất lượng tốt hơn.
Ngoài các phương pháp kích sữa kể trên thì mẹ không có sữa sau khi sinh mổ cũng có thể áp dụng các phương pháp kích sữa dân gian như: Dùng lá mít massage ngực, dùng lược chải đầu, uống chè vằng, uống đinh lăng…
Bạn đọc có vấn đề về Phụ khoa có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.503.555 để được hỗ trợ nhé!
Sau sinh mổ mẹ nên lưu ý điều gì?
Để tránh tình trạng mẹ không có sữa sau khi sinh mổ và giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục thì nên lưu ý những điều sau:
– Nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Một số thực phẩm có thể giúp mẹ kích thích và tạo sữa như: Đu đủ xanh, thịt bò, rau lang luộc, thịt thăn, sữa nóng…
– Mẹ nên uống đủ nước. Có thể mẹ không biết nhưng trong sữa chiếm đến 90% là nước, nếu mẹ bổ sung đủ nước cho cơ thể thì sẽ có lượng sữa dồi dào.
– Nghỉ ngơi đầy đủ, giữ cho tinh thần luôn vui vẻ. thoải mái.
Mẹ không có sữa sau khi sinh mổ hay sữa về ít là tình trạng khá phổ biến, nếu biết cách khắc phục thì mẹ sẽ trải qua giai đoạn này dễ dàng.
Trong trường hợp tình trạng không có sữa diễn ra từ 7 – 10 ngày, kèm theo vết mổ sưng đau, chảy dịch, dịch sản nhiều, đau bụng dữ dội thì mẹ hãy đến bệnh viện để kiểm tra ngay nhé.
Thuốc kháng sinh có gây mất sữa không?
Có rất nhiều mẹ sau sinh bị mất sữa, tình trạng này có thể diễn ra trong thời gian ngắn sau đó cải thiện, hoặc là mất hoàn toàn. Nguyên nhân gây mất sữa có thể là do thực phẩm, tâm lý hoặc tác dụng phụ của thuốc…
Hầu hết các loại thuốc kháng sinh mẹ sử dụng khi đi vào cơ thể đều gây ra những tác dụng phụ nhất định đến sức khỏe của mẹ và bé.
Thuốc kháng sinh có thể gây ức chế hormone tiết sữa và làm ảnh hưởng đến hoạt động tăng tiết sữa của mẹ.
Thực tế thì có nhiều mẹ sau khi sử dụng thuốc kháng sinh vẫn tiết sữa bình thường, nhưng cũng có không ít mẹ cảm thấy sữa bị ít dần đi và phải áp dụng các cách gọi sữa về sau khi uống kháng sinh.
Một số trường hợp thì bị mất sữa hoàn toàn sau khi uống kháng sinh.
Cách lấy lại sữa sau khi dùng kháng sinh
“Cách lấy lại sữa sau khi dùng kháng sinh như nào?” hay “cách lấy lại sữa khi bị mất sữa là gì?” là những thắc mắc được nhiều mẹ quan tâm.
Theo các BS.Trần Thu Huyền, tùy vào tình trạng mất sữa mà mẹ có thể thực hiện các cách gọi sữa về sau khi uống kháng sinh khác nhau, cụ thể:
1.Cách lấy lại sữa sau khi dùng kháng sinh là cho bé bú đều đặn
Có một thực tế là nhiều mẹ khi sử dụng thuốc kháng sinh đã cho con bú ít đi hoặc là cắt hẳn cữ bú vì sợ thuốc đi vào sữa gây ảnh hưởng sức khỏe của bé.
Chính điều này đã khiến cho tuyến sữa bị tác động, dù trước đó sữa mẹ có căng đầy mà bé bú ít đi thì cũng sẽ khiến cho lượng sữa bị giảm và ít dần đi. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến mẹ bị mất sữa hoàn toàn.
Do vậy, cách lấy lại sữa khi bị mất sữa chính là cho bé bú đều đặn. Mỗi lần nên bú cạn để tuyến sữa hoạt động hiệu quả hơn.
2. Cách gọi sữa về sau khi uống kháng sinh là uống nhiều nước
Nếu mẹ bị mất sữa và đang muốn gọi sữa về sau khi uống kháng sinh thì hãy uống nhiều nước. Tốt nhất vẫn là nước ấm hoặc các loại thức uống lợi sữa. Cách làm này tuy đơn giản nhưng hiệu quả rất nhanh, mẹ hãy thử ngay đi nhé.
3. Gọi sữa về bằng cách ăn uống đủ chất
Trừ những thực phẩm cần tránh để không làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc thì mẹ sau sinh không nên kiêng khem quá nhiều.
Cách lấy lại sữa sau khi uống kháng sinh nhanh và hiệu quả nhất chính là ăn uống đủ chất. Các bữa ăn hàng ngày mẹ nên ăn đa dạng các nhóm tinh bột, chất béo, chất đạm, đường…
Ăn uống đủ chất sẽ khiến cho tâm lý được thoải mái, nhờ đó mà tuyến sữa cũng sẽ hoạt động hiệu quả hơn.
Bạn đọc có vấn đề về Phụ khoa có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.503.555 để được hỗ trợ nhé!
Một số loại thuốc kháng sinh có thể gây mất sữa
Thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh. Tuy nhiên, có 1 số loại thuốc kháng sinh thường không được chỉ định cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
Nếu mẹ sau sinh sử dụng các loại thuốc kháng sinh này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ hoặc thậm chí là gây mất sữa hoàn toàn. Các loại thuốc kháng sinh đó chính là:
– Thuốc kháng sinh nhóm Metronidazol: Loại này có tác dụng điều trị nhiễm khuẩn âm đạo. Mẹ sau sinh dùng thuốc kháng sinh Metronidazol có thể khiến sữa có mùi khó chịu, sữa đổi màu, trẻ không chịu bú mẹ hoặc đi ngoài phân lỏng.
– Thuốc kháng sinh nhóm Nitrofurantoin: Mặc dù thuốc kháng sinh này không khiến mẹ phải tìm cách gọi sữa về sau khi uống kháng sinh nhưng nó lại có thể khiến trẻ bị thiếu máu. Do vậy mẹ cần phải cẩn trọng khi sử dụng.
– Thuốc kháng sinh nhóm Chloramphenicol: Có tác dụng điều trị nhiễm trùng kỵ khí nặng. Tác dụng phụ của Chloramphenicol là có thể gây hóa cốt khung xương và hội chứng xám khiến trẻ sơ sinh tử vong. Mẹ sau sinh tuyệt đối không sử dụng loại thuốc kháng sinh này khi đang cho con bú.
– Thuốc kháng sinh nhóm Tetracyline: Có tác dụng chữa các bệnh đường ruột. Nếu chỉ điều trị trong thời gian ngắn thì thuốc kháng sinh Tetracyline có thể tạo phức với calci trong sữa và không gây ảnh hưởng đến trẻ. Tuy nhiên về lâu dài thì các bác sĩ khuyên mẹ không nên sử dụng loại thuốc kháng sinh này.
– Thuốc kháng sinh nhóm penicillins, cephalosporins, macrolides, và aminoglycosides đều chống chỉ định với mẹ đang cho con bú vì có thể khiến trẻ bị tiêu chảy nhẹ tạm thời.
– Thuốc kháng sinh Vibramycin, Minocine: Nếu mẹ sau sinh sử dụng các thuốc kháng sinh này thì có thể gây ngộ độc, giảm sự phát triển xương và ảnh hưởng đến màu răng của trẻ.
Mẹ sau sinh có thể uống loại thuốc kháng sinh nào?
Hầu hết các loại thuốc kháng sinh đều được khuyến cáo không nên sử dụng với phụ nữ có thai và đang cho con bú. Trong một số trường hợp bắt buộc phải dùng thuốc thì mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ.
Cũng không nên quá lo lắng vì có nhiều loại thuốc kháng sinh vẫn có thể sử dụng khi đang cho con bú mà không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Một số loại thuốc kháng sinh mà mẹ có thể yên tâm uống vì chúng bài tiết rất ít qua sữa mẹ chính là:
– Thuốc kháng sinh Penicillins có tác dụng điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn;
– Thuốc kháng sinh Cephalosporin có tác dụng điều trị nhiễm trùng phổi, tai, da, đường tiểu, họng và xương;
– Thuốc kháng sinh Fluconazolec có tác dụng kháng nấm;
– Thuốc kháng sinh Miconazole có tác dụng điều trị nhiễm trùng nấm men;
– Thuốc kháng sinh Clotrimazole có tác dụng điều trị nhiễm trùng do nấm men và nhiễm nấm;
– Thuốc kháng sinh Acyclovir và valacyclovir có tác dụng điều trị nhiễm trùng do herpes;
– Thuốc kháng sinh Erythromycin có tác dụng điều trị nhiễm trùng ở da và đường hô hấp.
Ngoài ra, để hạn chế tối đa ảnh hưởng của kháng sinh đến hoạt động tiết sữa mẹ thì cần chú ý những điều sau:
– Uống thuốc kháng sinh đúng loại và đúng liều theo chỉ định của bác sĩ;
– Ăn uống đủ chất, khoa học, uống nhiều nước;
– Cần nghỉ ngơi đầy đủ và tránh stress.
– Trong quá trình uống kháng sinh thì vẫn nên cho bé bú mẹ thường xuyên.
Tóm lại, trong trường hợp bắt buộc thì mẹ vẫn cần phải uống thuốc kháng sinh. Nếu không may bị mất sữa thì vẫn có cách lấy lại sữa sau khi dùng kháng sinh nên mẹ không cần lo lắng quá.
Tuy nhiên, trong mọi hoàn cảnh cần cân nhắc kỹ trước khi sử dụng thuốc kháng sinh và tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất qua:
? Facebook: Tuệ Y Đường
?⚕️ Ths.Bs CKII Trần Thu Huyền
?⚕️ Bác sĩ Đoàn Dung
?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội
?Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555- 0789501555