PHỐI HỢP HUYỆT VỊ GIÚP GIÃN GÂN, HOẠT LẠC, XUA PHONG, GIẢM ĐAU

Huyệt là nơi thần khí hoạt động ra vào, phân bố khắp phần ngoài của cơ thể. Từ trước đến nay việc châm cứu để điều trị đa dạng các bệnh lý theo y học cổ truyền không còn quá xa lạ với mỗi chúng ta. Nhiều bệnh đã được điều trị hiệu quả bằng châm cứu, trong đó các bệnh lý liên quan đến cơ xương khớp thì châm cứu như một phương pháp không thể thiếu. Tuy nhiên, áp dụng châm huyệt vị như thế nào, phối ngũ các huyệt ra sao để có được hiệu quả điều trị tốt nhất, hãy cùng Đông y Tuệ Y Đường tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII. Nguyễn Nhật Minh 

Huyệt thừa tương - huyệt thúc cốt - huyệt hậu khê và huyệt liệt khuyết
Huyệt thừa tương – huyệt thúc cốt – huyệt hậu khê và huyệt liệt khuyết

1. Thừa tương – Hậu khê

1.1 Công dụng riêng

–  Thừa tương: 

  • Nằm ở vùng mặt, chỗ hõm giữa rãnh môi cằm, phía dưới bờ môi dưới, trên đường bổ dọc giữa hàm dưới
  • Thuộc mạch Nhâm, nơi giao hội của mạch Nhâm và kinh Dương Minh Vị ở chân
  • Có tác dụng sơ tà ở miệng, răng, mặt, mắt, điều chỉnh rối loạn khí cơ âm dương
  • Dùng trong trường hợp liệt dây VII, sưng mặt, sưng đau lợi răng, chảy nước dãi, tâm thần phân liệt, đau quanh rốn

–  Hậu khê:

  • Nắm bàn tay lại, phía xương trụ nơi chỗ hõm của khớp xương ngón tay út và xương bàn tay, bờ trong đầu dưới xương bàn tay số 5, ở trên đường tiếp giáp da gan tay – mu tay ở bờ trong bàn tay ngang với đầu trong đường văn tim ở bàn tay
  • Thuộc kinh Thái Dương Tiểu Trường ở tay, nới mạch khí rót vào của kinh này
  • Có tác dụng tuyên thông dương khí, định tâm định thần, thanh nhiệt lợi thấp, thông lạc giảm đau 
  • Dùng trong cứng đau cổ vai gáy, vẹo cổ, sái vùng cổ gáy, mắt sưng đỏ đau, co giật cơ mặt, ù tai, điếc,…

1.2 Chức năng kết hợp

  • Thừa tương lấy điều âm hòa dương làm chủ, Hậu khê lấy thông mạch Đốc làm trọng
  • Thừa tương và Hậu khê kết hợp với nhau có tác dụng điều hòa kinh khí vùng lưng gáy, điều hòa khí huyết, thông lạc giảm đau

1.3 Chủ trị

  • Đầu, gáy cứng đau
  • Đau quanh vùng rốn 

2. Hậu khê – Thúc cốt 

2.1 Công dụng riêng

–  Hậu khê:

  • Nắm bàn tay lại, phía xương trụ nơi chỗ hõm của khớp xương ngón tay út và xương bàn tay, bờ trong đầu dưới xương bàn tay số 5, ở trên đường tiếp giáp da gan tay – mu tay ở bờ trong bàn tay ngang với đầu trong đường văn tim ở bàn tay
  • Thuộc kinh Thái Dương Tiểu Trường ở tay, nới mạch khí rót vào của kinh này
  • Có tác dụng tuyên thông dương khí, định tâm định thần, thanh nhiệt lợi thấp, thông lạc giảm đau 
  • Dùng trong cứng đau cổ vai gáy, vẹo cổ, sái vùng cổ gáy, mắt sưng đỏ đau, co giật cơ mặt, ù tai, điếc,…

–  Thúc cốt: 

  •  Phía sau đầu nhỏ của xương bàn chân 5, nằm ở chỗ hõm nơi tiếp giáp da gan chân – mu chân
  • Thuộc kinh Thái Dương Bàng Quang, là nơi mạch khí rót vào của kinh này, là huyệt Du thuộc mộc 
  • Thái Dương chủ biểu của toàn thân, phong tà gây bệnh trước tiên xâm nhập vào đó làm phần biểu của dương bị trở ngại, làm cho dương khí không tuyên thông được, vệ khí không nhu nhuận nhau mà phát sốt sợ lạnh 
  • Thúc cốt là huyệt Du của kinh Bàng Quang  nên dùng để trị cứng cổ không quay ra trước sau được
  • Dùng trong trường hợp đau đầu, hoa mắt, sợ lạnh phát sốt, mắt đỏ sưng đau, đinh nhọt lở, sưng tấy, trường tích, ỉa chảy, đau lưng thắt lưng, vẹo cổ

1.2 Chức năng kết hợp 

  • Hậu khê và thúc cốt kết hợp với nhau, một huyệt ở tay và một huyệt ở chân, một huyệt ở trên một huyệt ở dưới, đồng kinh tương ứng, đồng khí tương cầu, xúc tiến lẫn nhau
  • Tác dụng chung để sơ thông kinh khí thái dương, xua phong tán hàn, thông lạc giảm đau

1.3 Chủ trị

  • Đầu, gáy cứng đau
  • Vẹo cứng cổ

>>>  Mọi ý kiến thắc mắc vui lòng liên hệ holine: 0789.501.555 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất

3. Liệt khuyết – Hậu khê

3.1 Công dụng riêng

–  Liệt khuyết:

  • Dưới xương quay nối với thân xương, trên khớp cổ tay 1,5 thốn. Khi điểm huyệt làm động tác gấp ngửa bàn tay để tìm gân cơ ngửa dài, trước và trong gân cơ ngửa dài
  •  Thuộc kinh Thái Âm Phế ở tay, huyệt lạc nhánh riêng qua Dương Minh, thuộc bát mạch giao hội thông với mạch Nhâm, cũng là một huyệt trong tứ tổng
  • Có tác dụng sơ phong giải biểu, tuyên phế nén suyễn, thông kinh hoạt lạc
  • Dùng trong trường hợp đau giữa đầu hay một bên đầu, đau cứng cổ gáy, đau răng hàm dưới, sưng đau hầu họng, liệt mặt, bán thân bất toại, cấm khẩu, hàm răng cắn chặt, ho ,suyễn, nấc cụt, phù thũng, khớp cổ tay yếu, cảm sốt, sốt cao co giật, trẻ con động kinh

–  Hậu khê:

  • Nắm bàn tay lại, phía xương trụ nơi chỗ hõm của khớp xương ngón tay út và xương bàn tay, bờ trong đầu dưới xương bàn tay số 5, huyệt ở trên đường tiếp giáp da gan tay – mu tay ở bờ trong bàn tay ngang với đầu trong đường văn tim ở bàn tay
  • Thuộc kinh Thái Dương Tiểu Trường ở tay, nới mạch khí rót vào của kinh này
  • Có tác dụng tuyên thông dương khí, định tâm định thần, thanh nhiệt lợi thấp, thông lạc giảm đau 
  • Dùng trong cứng đau cổ vai gáy, vẹo cổ, sái vùng cổ gáy, mắt sưng đỏ đau, co giật cơ mặt, ù tai, điếc,…

3.2 Công dụng kết hợp

Liệt khuyết và hậu khê kết hợp với nhau có tác dụng thông điều hai mạch Nhâm Đốc, tuyên thông kinh khí Thái Dương, hoạt lạc giảm đau

3.3 Chủ trị

  • Đầu gáy cứng đau
  • Đau cứng gáy
  • Sái cổ do chấn thương
Vị trí huyệt phong trì và huyệt huyền chung
Vị trí huyệt phong trì và huyệt huyền chung

4. Phong trì – Huyền chung

4.1 Công dụng riêng 

–  Phong trì:

  • Phong trì ở vùng gáy, ngang với xương chẩm. Nằm ở chỗ hõm nằm giữa đầu trên của cơ thang và cơ ức – đòn – chũm
  • Thuộc kinh túc thiếu dương đởm
  • Là nơi gặp nhau kinh thủ thiếu dương tam tiêu, kinh túc thiếu dương đởm, mạch dương duy, mạch dương kiểu.
  • Có tác dụng thông kinh hoạt lạc, điều hòa khí huyết, xua phong giải độc, sơ phong thanh nhiệt tỉnh não mở khiếu, sáng mắt rõ tai
  • Dùng trong trường hợp thương phong cảm mạo, sốt không ra mồ hôi, đau giữa đầu hay một bên đầu, chóng mặt hoa mắt, mắt đỏ sưng đau, ra gió chảy nước mắt nhìn  kém, nghẹt mũi, chảy máu, điếc, ù tai, đau cổ gáy, cứng gáy, vẹo cổ, phong mề đay, trúng phong không nói, mất ngủ, tâm thần phân liệt

–  Huyền chung

  • Nằm phía ngoài cẳng chân, đo từ mắt cá chân ngoài thẳng lên 3 thốn, sát bờ trước xương mác
  • Thuộc kinh túc thiếu dương đởm
  • Có tác dụng sơ điều khí cơ của can đởm, tiết đởm hỏa, thanh tủy nhiệt, thông kinh lạc, xua phong thấp, sung tủy mạnh xương
  • Dùng trong trường hợp liệt nửa người, đau cứng cổ gáy, vẹo cổ, đau nửa đầu, đau ngực (đau một điểm), đau hông sườn, căng đầy ngực bụng, vị nhiệt, không muốn ăn uống, đau co rút xương sườn, cước khí

>>> Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết: Xoa bóp bấm huyệt cải thiện điều trị bệnh cơ xương khớp

4.2 Công dụng kết hợp

Hai huyệt kết hợp cùng nhau, một huyệt ở trên, một huyệt ở dưới có tác dụng tuyên thông ở trên, dẫn đường ở dưới, trực tiếp đả thông kinh mạch thiếu dương, cho nên tác dụng rõ nét trong thông kinh hoạt lạc, sơ phong giảm đau

4.3 Chủ trị

  • Đau cứng cổ gáy hoặc cổ gáy hoạt động khó khăn
  • Sái cổ
  • Bệnh huyết áp cao có co cứng lưng gáy

5. Thận du – Ủy trung

5.1 Công dụng riêng

–  Thận du:

  • Ở vùng thắt lưng ngang với gai đốt xương cột sống thắt lưng thứ 2 đo ra mỗi bên 1,5 thốn, thuộc kinh Thái Dương Bàng Quang
  •  Là nơi thận khí di chuyển và rót vào, lại là huyệt trọng yếu để chữa thận nên gọi là Thận Du
  • Có tác dụng ích thận tráng hỏa, tưới bổ não tủy, sáng mắt rõ tai, mạnh lưng gối, ôn dương hóa khí, lợi thủy thẩm thấp
  • Dùng trong trường hợp di tinh, liệt dương, bí tiểu, rối loạn kinh nguyệt, đới hạ, lưng mỏi chân đau, chóng mặt, ù tai, ăn khó tiêu, bụng trướng đầy

–  Ủy trung:

  • Chính giữa nếp chỉ ngang chính của nhượng chân, dưới huyệt là chính giữa vùng trám khoeo, vì huyệt nằm ở giữa nhượng chân nơi khúc cong nên gọi là Ủy trung
  • Nơi này huyết lạc dư đầy, xem vào có thể thấy được, trên lâm sàng có thể chích ra máu để điêu trị bệnh
  • Nằm trên kinh Thái Dương Bàng Quang, nơi mạch khí của kinh đi vào, là huyệt hợp thuộc thổ, nó cũng là một huyệt trong Tứ Tổng
  • Có tác dụng giãn gân thông lạc, mạnh lưng khỏe gối, mát huyết hoạt huyết, thanh nhiệt giải độc
  • Dùng trong trường hợp cứng cột sống thắt lưng, co duỗi chân khó, bán thân bất toại, phong thấp tê bại,…

5.2 Chức năng kết hợp

  • Thận du lấy tưới bổ làm chủ, Ủy trung lấy sơ tả làm trọng
  • Thận du lấy việc điều chỉnh kinh khí tạng thận làm chủ, Ủy trung điều chỉnh phủ khí bàng quang làm trọng
  • Thận du chọn huyệt nơi có bệnh, Ủy trung chọn huyệt theo kinh từ xa
  • Thận du và Ủy trung cùng nhau kết hợp, một huyệt tạng một huyệt phủ; một huyệt biểu một huyệt lý; một huyệt bổ một huyệt tả cùng nhau ức chế có tác dụng hòa biểu lý, thông kinh lạc, rõ nét trong bổ can thận, dễ chịu cột sống thắt lưng, giảm đau

>>> Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết: Cứng gáy không quay cổ được xử trí bằng 2 kim châm cứu

5.3 Chủ trị

  • Các chứng đau nhức thắt lưng, đùi
  • Các chứng phù thũng, tiểu tiện khó
Huyệt hoàn khiêu - huyệt ủy trung - huyệt thận du
Huyệt hoàn khiêu – huyệt ủy trung – huyệt thận du

6.  Hoàn khiêu – Ủy trung

6.1 Công dụng riêng 

–  Hoàn khiêu: 

  • Ở phía bên ngoài mông, nằm nghiêng đưa chân lên trên co lại, chân dưới duỗi thẳng, chỗ ngoài khớp bên bàn tọa nơi có hõm, huyệt là điểm nối ⅓ ngoài và ⅔ trong của đường nối giữa điểm cao nhất của mấu chuyển lớn và khe xương cùng
  • Thuộc kinh Thiếu Dương Đởm ở chân, lại là huyệt giao hội của kinh Thiếu Dương Đởm và Thái Dương Bàng Quang
  • Nằm ở vùng đầu của xương đùi, đầu xương đùi như vòng tròn, chi dưới của cơ thể khi co duỗi chạy nhảy như vòng xoay của xương, chủ trị chứng phong tê mông đùi, làm cho chức năng của nó trở về bình thường nên được gọi là Hoàn khiêu
  • Có tác dụng thông kinh hoạt lạc, xua phong trừ thấp, tuyên lợi thắt lưng đùi, mạnh mẽ lưng gối
  • Dùng trong trường hợp đau lưng mông, tê liệt chi dưới, liệt bán thân, đầu gối co duỗi khó khăn, phong chẩn, cước khí

–  Ủy trung: 

  • Chính giữa nếp chỉ ngang chính của nhượng chân, dưới huyệt là chính giữa vùng trám khoeo, vì nó nằm ở giữa nhượng chân nơi khúc cong nên gọi là Ủy trung
  • Nơi này huyết lạc dư đầy, xem vào có thể thấy được, trên lâm sàng có thể chích ra máu để điêu trị bệnh
  • Nằm trên kinh Thái Dương Bàng Quang, nơi mạch khí của kinh đi vào, là huyệt hợp thuộc thổ, nó cũng là một huyệt trong Tứ Tổng
  • Có tác dụng giãn gân thông lạc, mạnh lưng khỏe gối, mát huyết hoạt huyết, thanh nhiệt giải độc
  • Dùng trong trường hợp cứng cột sống thắt lưng, co duỗi chân khó, bán thân bất toại, phong thấp tê bại,…

6.2 Công dụng kết hợp

  • Hoàn khiêu lấy sơ thông khí cơ vùng hông và chi dưới làm chủ, Ủy trung lấy điều hòa khí ở lưng – thắt lưng làm chủ
  • Hoàn khiêu và Ủy trung kết hợp với nhau có công hiệu rõ nét trong sơ thông kinh khí hai kinh, lưu thông khí hoạt huyết, tuyên tý giảm đau

6.3 Chủ trị

  • Các chứng liệt di chứng do trúng phong, liệt hạ chi
  • Đau nhức lưng đùi, chứng thuộc chứng tý
  • Đau thần kinh tọa

7.  Hoàn khiêu – Dương lăng tuyền 

7.1 Công dụng riêng 

–  Hoàn khiêu: 

  • Ở phía bên ngoài mông, nằm nghiêng đưa chân lên trên co lại, chân dưới duỗi thẳng, chỗ ngoài khớp bên bàn tọa nơi có hõm, huyệt là điểm nối ⅓ ngoài và ⅔ trong của đường nối giữa điểm cao nhất của mấu chuyển lớn và khe xương cùng
  • Thuộc kinh Thiếu Dương Đởm ở chân, lại là huyệt giao hội của kinh Thiếu Dương Đởm và Thái Dương Bàng Quang
  • Nằm ở vùng đầu của xương đùi, đầu xương đùi như vòng tròn, chi dưới của cơ thể khi co duỗi chạy nhảy như vòng xoay của xương, chủ trị chứng phong tê mông đùi, làm cho chức năng của nó trở về bình thường nên được gọi là Hoàn khiêu
  • Có tác dụng thông kinh hoạt lạc, xua phong trừ thấp, tuyên lợi thắt lưng đùi, mạnh mẽ lưng gối
  • Dùng trong trường hợp đau lưng mông, tê liệt chi dưới, liệt bán thân, đầu gối co duỗi khó khăn, phong chẩn, cước khí

–  Dương lăng tuyền: 

  • Nằm ở chỗ hõm phía ngoài ống chân, phía trước và trong đầu trên xương mác
  • Thuộc kinh Thiếu D ương Đởm ở chân, là nơi mạch khí đi vào của kinh này
  • Vì huyệt chuyên trị bệnh về gân nên gọi là huyệt hội của cân
  • Có tác dụng hòa giải thiếu dương, sơ tiết can đởm, thanh tả thấp nhiệt, trừ xua phong tà, giãn gân hoạt lạc, giảm đau từ từ
  • Dùng trong trường hợp khô họng đắng miệng, đau nhức khớp vai khớp gối, đau đầu chóng mặt, đau nhức hông sườn, kinh cân tổn thương, bán thân bất toại, chi dưới mất cảm giác,…
Vị trí huyệt hoàn khiêu và huyệt ủy trung
Vị trí huyệt hoàn khiêu và huyệt ủy trung

7.2 Công dụng kết hợp

  • Cả Hoàn khiêu và Dương lăng tuyền đều thuộc kinh Thiếu Dương Đởm ở chân, kết hợp với nhau cùng có tác dụng thông kinh tiếp khí, điều hòa khí huyết, xua phong trừ thấp, thư cân lợi quan tiết, giảm đau nhanh

7.3 Chủ trị

  • Các chứng phong lạnh tê thấp, thấp tý
  • Các chứng liệt chi dưới, tê liệt, co giật
  • Đau thần kinh tọa

Trên đây là một số cách phối ngũ huyệt hay bạn đọc có thể tham khảo, chúng cùng mang lại tác dụng giãn cân, hoạt lạc,xua phong dùng chủ yếu điều trị một số mặt bệnh lý liên quan đến cơ xương khớp. Nếu có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc gì liên quan đến huyệt vị, cách phối hợp huyệt như thế nào để mang lại hiệu quả cao, vui lòng liên hệ đến những trang thông tin chính thống dưới đây

 Facebook: Tuệ Y Đường

BS.CKI Nguyễn Nhật Minh

 Bác sĩ Đoàn Dung

Địa chỉ:166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

Hotline: 0789.501.555 – 0789.502.555 – 0789.503.555

Được tham vấn chuyên môn bởi BS.CKI Nguyễn Nhật Minh

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *