NGUYÊN NHÂN MẮC BỆNH VIÊM DA TIẾT BÃ DAI DẲNG

Bệnh viêm da tiết bã là một trong những bệnh da liễu điển hình với tổn thương trên da xuất hiện dát đỏ, có thể có cảm giác ngứa, bệnh tuy không gây nguy hiểm cấp tình đến tính mạng, tuy nhiên bệnh gây ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ. Mời bạn đọc cùng Đông Y Tuệ Y Đường tìm hiểu những nguyên nhân khiến việc điều trị bệnh gặp khó khăn.

da liễu, viêm da tiết, viêm da tiết bã

 

 

1. Tổng quan về bệnh viêm da tiết bã

Viêm da tiết bã hay còn gọi là viêm da dầu, chàm da mỡ. Đây là một bệnh viêm da mạn tính thường gặp với hình ảnh đặc trưng là mảng hồng ban tróc vảy vùng tiết bã ( thường gặp ở vị trí như nếp mũi má, chân mày, mang tai, trước ngực, da đầu). 

Cụ thể hơn, bệnh làm cho da khô và bong ra, làm da đỏ và tróc vảy. Bệnh thường gặp ở vùng da hay tiết dầu, tuy nhiên bệnh cũng có thể xuất hiện ở những khu vực da dày và khô.

Ở trẻ em, bệnh này có tên theo dân gian là bệnh “cứt trâu”. Bệnh này không lây nhiễm, không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng có thể ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài và khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu. Tình trạng tổn thương da thường tồn tại khá lâu và cần điều trị lặp đi lặp lại nhiều lần.

Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết:3 VỊ TRÍ THƯỜNG GẶP TRONG VIÊM DA TIẾT BÃ

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm da tiết bã

da liễu, viêm da tiết bã, bệnh viêm da

Viêm da tiết bã nhờn là bệnh thường có diễn biến từ từ, bệnh nhân có hoặc không cảm thấy ngứa, một số trường hợp bện nhân viêm da tiết bã bị ngứa ngáy, khó chịu mức độ từ nhẹ hoặc vừa. Khi thời tiết nóng, ra mồ hôi thì cơn ngứa có thể tăng lên.

Vùng da bị bệnh thường có màu đỏ cam, bên trên dát đỏ có vảy xám trắng, khô hoặc mỡ nhờn, đôi khi xuất hiện các sẩn vảy da có bờ rõ. Vị trí bị bệnh thường bắt gặp ở ngực, lưng. Vùng ngực lưng cũng có thể biểu hiện các tổn thương hình đồng xu, hình nhẫn… Hình ảnh da tổn thương rất dễ chẩn đoán nhầm mắc các bệnh nấm da.

Kẽ tai cũng có dát đỏ, vết nứt, trong ống tai cũng có thương tổn đỏ, vảy da làm dễ nhầm với bệnh nấm ống tai.

Ở các vùng có lông như: đầu, lông mày, lông mi, râu… hay thấy vảy da dính màu trắng. Ở mặt có các thương tổn như: hai má hình cánh bướm, rìa trán, kẽ mũi, giữa hai lông mày có lớp da màu đỏ, có vảy da. Các nếp gấp lớn như nách, bẹn, kẽ mông, nếp dưới vú, rốn… thường có ranh giới rõ, màu đỏ sẫm, da chợt, nứt kẽ và có thể tiết dịch khi bệnh nặng hoặc bị cọ xát nhiều.

Bệnh hay gặp ở các vùng da có tuyến bã da hoạt động mạnh, nhất là vùng da mặt, đầu, ngực, lưng và các nếp gấp lớn. Trên đầu bong vảy trắng nhiều mà ta gọi là gàu da đầu.

Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết:NHỮNG LƯU Ý KHI MẮC VIÊM DA TIẾT BÃ Ở MẶT

3.Nguyên nhân bị bệnh viêm da tiết bã

Cơ chế gây bệnh viêm da tiết bã nhờn xảy ra như sau: bình thường da bong lớp sừng cũ làm mới làn da khoảng 28 ngày, khi quá trình tái tạo da bị rút ngắn, dẫn đến sự bong tróc các tế bào lớp sừng nhanh hơn, khiến chúng kết dính lại với nhau tạo thành vảy trắng có thể nhìn thấy được.

Hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh viêm da tiết bã nhờn. Tuy nhiên, có thể giải thích rằng hiện tượng tăng tiết chất bã hay nhờn trên da chính là nguyên nhân khiến da bị viêm. Bên cạnh đó, các loại nấm hay vi khuẩn như: nấm Malassezia ovale, vi khuẩn P. Acne đóng vai trò quan trọng trong cơ chế sinh bệnh ở vùng da đầu.

Bệnh có liên quan đến một số yếu tố như:

  • Do tình trạng da bị nhờn, tiết dầu nhiều: Có mối quan hệ giữa viêm da tiết bã và lượng chất bã, thể hiện rõ ở lứa tuổi thanh thiếu niên, người trẻ (do hoạt động tuyến bã gia tăng mạnh), vị trí phân bố sang thương là vùng tiết nhiều bã nhờn.
  • Hormon cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh: Viêm da tiết bã thường gặp ở nam nhiều hơn nữ, điều này chứng tỏ có sự ảnh hưởng của androgen lên đơn vị nang lông tiết bã.
  • Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có người thân bị bệnh viêm da tiết bã hay vảy nến thì khả năng thế hệ sau bị bệnh này là rất cao…

Các yếu tố thúc đẩy viêm da tiết bã:

  • Căng thẳng về thể chất hoặc tinh thần, bệnh Parkinson, bệnh tâm thần,…
  • Thay đổi nội tiết tố, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, uống rượu , cơ thể mệt mỏi, béo phì, suy giảm miễn dịch như nhiễm HIV là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

4. Chẩn đoán bệnh viêm da tiết bã nhờn

Chẩn đoán bệnh viêm da cơ địa, chủ yếu sẽ dựa vào lâm sàng hình ảnh da tổn thương và vị trí tổn thương.

Bệnh viêm da dầu khá dễ chẩn đoán, tuy nhiên một số trường hợp có thể nhầm với bệnh vảy nến hoặc là khởi đầu của vảy nến. Bệnh cũng có thể nhầm với nấm nông da, nấm Candida kẽ, lupus đỏ bán cấp và một số bệnh da khác. 

Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết:VIÊM DA TIẾT BÃ | NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH NHẬN BIẾT CĂN BỆNH VIÊM DA TIẾT BÃ TẠI NHÀ

5. Nguyên nhân khiến người bệnh mắc viêm da tiết bã dai dẳng

Hình ảnh kê đơn bốc thuốc tại Phòng khám Tuệ Y Đường
Hình ảnh kê đơn bốc thuốc tại Phòng khám Tuệ Y Đường

Theo BS.CKII Trần Thị Thu Huyền & Đông Y Tuệ Y Đường: “Trong quá trình điều trị bệnh viêm da tiết bã cho rất nhiều bệnh nhân, đa số bệnh không thuyên giảm, thậm trí tiến triển nặng hơn chủ yếu cho bệnh nhân chăm sóc da viêm da tiết bã chưa đúng cách.”

Hãy cùng bác sĩ kiểm tra xem bạn đọc có mắc một trong những lỗi chăm sóc da, hỗ trợ điều trị bệnh viêm da cơ địa sau đây không nhé?

5.1 Làm sạch da quá mức

Những người bị viêm da tiết bã thường có tuyến bã nhờn hoạt động quá mức. Điều này khiến cho da đổ nhiều dầu thừa gây bít tắc lỗ chân lông. Đa số người bệnh loại bỏ dầu thừa bằng cách vệ sinh da quá mức, điều này sẽ gây tác dụng ngược lại.

Vì trên bề mặt da luôn cần 01 lớp dầu sinh lý tiết ra vừa phải, cấp độ ẩm thích hợp cho làn da, việc vệ sinh da quá mức sẽ khiến trên da mất hoàn toàn lớp dầu cần thiết để duy trì độ ẩm, kích thích tuyến bã nhờn tiết nhiều dầu hơn nữa, khiến bệnh tiến triển dai dẳng.

Do đó để hạn chế tổn thương da lan rộng, đồng thời phòng ngừa bệnh viêm da tiết bã tái phát thì bạn đọc nên biết đến bước làm sạch da như sau:

  • Vệ sinh da nhiều lần trong ngày, đối với da mặt cần rửa sạch với sữa rửa mặt 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối.
  • Nên tắm bằng các loại sữa tắm dịu nhẹ có chứa thành phần kiểm soát bã nhờn trên da tốt. Hoặc sử dụng một số thảo dược có tác dụng làm sạch, giảm kích ứng thay cho sữa tắm.
  • Khi thời tiết nóng bức, cần dùng giấy thấm dầu để loại bỏ bã nhờn dư thừa ở các vùng da tiết nhiều dầu như 2 bên cánh mũi, má, trán và cằm.
  • Cần chú ý vệ sinh da đầu từ 4 – 6 lần mỗi tuần bằng các loại dầu gội làm sạch dịu nhẹ, phù hợp bệnh viêm da tiết bã.
  • Giữ cho các vùng da bị viêm da tiết bã luôn ở trong trạng thái sạch sẽ và khô thoáng. Tuyệt đối không dùng tay cào gãi hay chà xát lên bề mặt da.

Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết:VIÊM DA TIẾT BÃ VÀ 8 NGUYÊN NHÂN THƯỜNG GẶP

5.2 Dưỡng ẩm chưa chưa phù hợp với làn da

da

Dưỡng ẩm cho da là bước chăm sóc không thể thiếu sau khi da được làm sạch và lau khô. Được cung cấp độ ẩm cần thiết, làn da của bạn sẽ luôn bóng khỏe và mịn màng. Đồng thời nang lông cũng sẽ giảm tiết bã nhờn, hạn chế nguy cơ bị bít tắc lỗ chân lông.

Thường xuyên dưỡng ẩm cho làn da với tần suất 2 lần/ngày còn giúp phục hồi hàng rào bảo vệ da, tăng miễn dịch cho da, giúp da luôn căng bóng và mềm mịn Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho da, bạn cần chú ý chọn các loại kem dưỡng lành tính.

Các sản phẩm có chứa các thành phần dưỡng ẩm da như Vitamin E, Acid Hyaluronic, Shea Butter, Glycerin… hiện đang được sử dụng rất phổ biến. 

Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng các loại kem dưỡng có bổ sung thêm các thành phần hoạt chất giúp phục hồi và nuôi dưỡng da. Bao gồm Niacinamide, Lactic acid, Vitamin B5, Vitamin C, chiết xuất yến mạch…

5.3 Lạm dụng tẩy tế bào chết

Tẩy tế bào chết thường xuyên là bước không thể bỏ qua với quá trình chăm sóc da, kể cả da mặt và da body. 

Các tế bào chết thường không gây hại cho làn da. Tuy nhiên nếu cộng hưởng với bã nhờn dư thừa và bụi bẩn có thể gây bít tắc lỗ chân lông. Điều này không chỉ làm tăng nguy cơ tái phát bệnh viêm da tiết bã mà còn khiến da bị sạm và tối màu.

Tuy nhiên bạn đọc không nên lạm dụng tẩy tế bào chết quá nhiều. Bạn đọc nên xây dựng 01 lịch tẩy tế bào chết phù hợp với sinh lý da của bạn đọc. 

Áp dụng cách này với tần suất đều đặn 2 tuần/lần sẽ giúp da được thông thoáng, mềm mịn và đều màu hơn. Tuy nhiên cần chú ý chọn các sản phẩm dịu nhẹ hay tận dụng các nguyên liệu tự nhiên như bột đậu đỏ, bột yến mạch, chanh hay sữa chua…

Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết:VIÊM DA TIẾT BÃ, DỄ HAY KHÓ ĐIỀU TRỊ?

5.4 Chế độ ăn uống chưa phù hợp

Rượu bia - Chất cấm trong thời gian mang bầu
Rượu bia – Chất kích thích có thể gây khởi phát bệnh hoặc bệnh tiến triển nặng hơn.

Xây dựng và duy trì một chế độ ăn uống khoa học cũng chính là cách tốt giúp tăng cường sức đề kháng cho làn da. Đồng thời hỗ trợ kiểm soát triệu chứng cũng như làm giảm nguy cơ tái phát bệnh viêm da tiết bã nhờn.

Cần chú ý đến các vấn đề sau đây trong ăn uống gây bệnh dai dẳng không đỡ:

  • Chế độ ăn ít rau, ít chất xơ cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho da từ các loại rau củ quả tươi… Điều này sẽ làm giảm hàng rào bảo vệ da, tăng miễn dịch và giúp da sáng khỏe, đều màu.
  • Cần chú ý hạn chế tiêu thụ các loại đồ ăn, thức uống gây ảnh xấu đến sức khỏe làn da. Cần tránh rượu bia, thuốc lá, trà đặc, cà phê, thực ăn dễ gây dị ứng, đồ cay nóng, đồ ăn chế biến sẵn…
  • Do đó, bạn đọc nên bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh vào chế độ dinh dưỡng. Đặc biệt là đậu nành, các loại hạt, trứng, sữa, tinh dầu tự nhiên, thịt heo… Chúng đều rất giàu thành phần chống oxy hóa, giúp kích thích sản sinh collagen, tăng tốc độ phục hồi và đề kháng cho da.

5.5 Chưa đáp ứng đủ nhu cầu cần nước của cơ thể

Cơ thể cần bổ sung đủ từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày là liều thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe tổng thể nói chung và sức khỏe làn da nói riêng. Uống đủ nước sẽ hạn chế tình trạng khô da và giữ được độ ẩm tự nhiên cần thiết cho da. 

Đồng thời thúc đẩy tốt hơn các quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Nhờ đó mà quá trình chữa lành và hồi phục da cũng sẽ diễn ra nhanh chóng hơn.

Để tốt hơn cho sức khỏe làn da, ngoài uống nước lọc thì bạn có thể bổ sung thêm các loại nước ép từ rau xanh và hoa quả tươi. Chúng sẽ giúp cung cấp các vitamin và khoáng chất thiết yếu để làn da tăng cường hàng rào bảo vệ, đàn hồi tốt và luôn sáng khỏe.

Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết:3 PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ VIÊM DA TIẾT BÃ KHÔNG THỂ BỎ QUA

5.6 Căng thẳng, stress

Stress - nguyên nhân thường gặp gây ra cục máu đông
Stress – nguyên nhân điển hình khiến bệnh viêm da tiết bã tiến triển nặng hơn

 

Tâm lý ảnh hưởng không nhỏ đến yếu tố khởi phát, tiến triển của bệnh viêm da tiết bã. Khi người bệnh căng thẳng, stress, suy nghĩ, cáu giận một vấn đề có thể khiến triệu chứng bệnh xuất hiện hoặc bệnh điều trị không đỡ, thậm trí bệnh có thể nặng hơn.

Hệ thần kinh căng thẳng là một trong những nguyên nhân khiến bệnh viêm da tiết bã tái phát nặng nề hơn. Hãy kiểm soát tốt căng thẳng bằng cách ngồi thiền, tập yoga, nghe nhạc, đọc sách…

Do đó người bệnh viêm da tiết bã cần giữ 1 tinh thần cân bằng, hài hòa, lạc quan,… Tránh làm việc quá sức gây căng thẳng thần kinh, biết cân bằng hợp lý giữa thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi.

Bạn đọc có thắc mắc về Da liễu có thể liên hệ trực tiếp hotline 0789.502.5550789.503.555 để được hỗ trợ!

? Facebook: Tuệ Y Đường

?⚕️ Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền

?⚕️  Bác sĩ Đoàn Dung

?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

?Hotline: 0789.502.5550789.503.555

*Bài viết được tham vấn bởi Ths.BSCKII Trần Thị Thu Huyền – Trưởng khoa Khám bệnh – của Phòng khám Tuệ Y Đường*

Người viết: BS Lan Anh

Tin liên quan

43 thoughts on “NGUYÊN NHÂN MẮC BỆNH VIÊM DA TIẾT BÃ DAI DẲNG

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      tình trạng hiện tại của bạn như thế nào? bị bao lâu rồi? Bạn gửi hình ảnh tổn thương qua zalo số điện thoại 0789.502.555 để được bác sĩ tư vấn thêm cho bạn nhé!

      • Vy Vy says:

        Tôi bị khá lâu rồi, đã điều trị thuốc tây rất nhiều nhưng ko thấy tiến triển, phòng khám có điều trị được không?

        • Đông y Tuệ Y Đường says:

          Bạn dùng thuốc gì thế? Bạn chụp hình ảnh tổn thương gửi cho bác sĩ , bác sĩ sẽ tư vấn thêm cho mình nhé!

  1. Lộc 1876 says:

    tôi bị cả ở chân và tay mà không biết phải làm sao, vừa rồi xem ti vi thấy phỏng vấn bác sĩ Huyền phòng khám đông y Tuệ y đường chữa được bệnh này bằng thuốc đông y trong uống ngoài bôi mà không biết địa chỉ, ai biết địa chỉ hay số điện thoại của bs thì cho tôi và mọi người biết với nhé.

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Bạn có thể liên hệ qua số zalo hotline của phòng khám để được các bác sĩ hỗ trợ thêm cho bạn nhé!

      • Lộc 1876 says:

        Đúng rồi bạn ạ, mình cũng mới xem chương trình VTC6 thấy phòng khám này được lên tivi đó, thấy cũng khá uy tín mà không biết thế nào

          • Lộc 1876 says:

            Lúc đó mình xem thì điều trị về da liễu, cơ xương khớp, phụ khoa với nam khoa bạn ạ, Thấy đội ngũ bác sĩ ở đó toàn người đã nhiều tuổi và dày kinh nghiệm rồi ý, nên mình mới yên tâm điều trị ở đây, mà ko biết như thế nào

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Phòng khám làm việc tất cả các ngày trong tuần từ thứ 2 đến chủ nhật, từ 8h-21 h bạn nhé!

        • Đông y Tuệ Y Đường says:

          Bạn không cần phải hẹn lịch khám , tuy nhiên nếu hẹn lịch, bạn sẽ được miễn phí khám và không phải chờ đợi lâu nhé bạn! bạn liên hệ qua số 0789.502.555 để được bác sĩ hỗ trợ sớm nhất bạn nhé!

  2. Bin Nguyễn says:

    Em đỏ và nhiều mụn ở vùng trán và hai má.em đã bị 2 tháng rồi đi cũng nhiều bệnh viện nhưng không hết em cũng xét nghiệm sán chó và gan cũng không có bệnh .đổ mồ hôi ra là ngứa nhiều hơn .thưa bác sĩ em phải làm sao và điều trị o đâu

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Theo mô tả của bạn thì bác sĩ chưa thể chẩn đoán chính xác là bệnh gì. Bạn có thể gửi tổn thương qua số điện thoại 0789.502.555 để được các bác sĩ tư vấn thêm cho bạn nhé!

        • Đông y Tuệ Y Đường says:

          Phòng khám điều trị bằng thuốc đông y, bác sĩ sẽ thăm khám và điều trị cho bệnh nhân bằng thuốc uống kết hợp thuốc lau bôi tại chỗ tùy từng thể trạng của từng bệnh nhân bạn nhé!

  3. Diệp kaka9X says:

    Chào bác sĩ !
    Mẹ em năm nay 39 tuổi, lâu lâu bà cứ đỏ và nhiều mụn ở vùng trán và hai má. nhưng chỉ kéo dài 1 2 đêm là tự nhiên hết, còn gần đây mẹ e cũng bị lại kéo dài hơn trước , tính tới hôm nay đã 5 ngày rồi mà chưa hết. Cứ ngứa làm mẹ em nhiều đêm mất ngủ.em rất lo lắng vì cứ như thế hoài thì sẽ ảnh hưởng nhieu đến sức khỏe của mẹ em lắm ạ..Và trước đây mẹ em đã bị sỏi thận 1 bên đã mổ rồi nhưng chưa hết, bây giờ lại bị sỏi cả 2 bên ..Ngứa đó có trị hết không hay vẫn tái đi tái lại ? và có các cách nào làm hết cơn ngứa tạm thời không ?
    Mong bác sĩ tư vấn giúp em để mẹ em ngủ ngon giấc hơn và em có thể đưa mẹ đi điều trị kiệp thời.
    Em xin cảm ơn!

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Mẹ bạn đã bị như thế này lâu chưa? theo như bạn mô tả thì bác sĩ chưa cẩn đoán xác định là mẹ bạn bị bệnh gì?bạn có thể chụp hình ảnh tổn thương gửi qua số zalo 0789.502.555 để được bác sĩ tư vấn thêm bạn nhé!

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Bạn bị bao lâu rồi? đã điều trị ở đâu chưa? bạn có thể gửi hình ảnh tổn thương qua zalo 0789.502.555 để được các bác sĩ tư vấn cho bạn nhé!

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Phòng khám làm việc từ 8h-21h vào các ngày trong tuần bạn nhé, bạn có thể gọi trực tiếp vào số zalo 0789.502.555 để được bác sĩ tư vấn hỗ trợ đặt lịch cho mình nhé!

      • Nam Nguyễn says:

        Bác sĩ cho em hỏi với ạ, em bị ngứa từ hôm thời tiết bị lồm, cho đến nay thì càng ngày nó càng ngứa và lan ra vùng bẹn của em, và đặc biệt lúc buổi đêm ngứa kinh khủng luôn, không ngủ được, các bác sỹ tư vấn em với ạ ?

        • Đông y Tuệ Y Đường says:

          Có phải ngoài bẹn bạn còn bị ở các kẽ ngón tay đúng ko?Theo như bạn mô tả thì khả năng cao là bạn đang bị ghẻ, tuy nhiên để chẩn đoán chính xác hơn thì bạn có thể gửi hình ảnh tổn thương vào số zalo 0789.502.555 để được bác sĩ tư vấn hơn cho bạn nhé!

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Bệnh này hạn chế stress căng thẳng, không dùng các chất rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích nhé bạn. Bạn nên tập yoga, ngồi thiền , tập thể dục để cơ thể được nghỉ ngơi, giải tỏa mệt mỏi và nâng cao sức đề kháng bằng cách ăn nhiều hoa quả rau xanh , uống đủ nước nhé bạn

        • Đông y Tuệ Y Đường says:

          Xoa bóp bấm huyệt giúp giãn cơ, giảm đau khá tốt, làm giảm yếu tố stress căng thẳng, mà yếu tố này cũng là yếu tố tác động vào da khá nhiều, ở phòng khám cũng trị liệu xoa bóp bấm huyệt, bạn có thể gọi trực tiếp vào số 0789.502.555 để được các bác sĩ tư vấn sớm nhất bạn nhé!

  4. Bảo Thanh says:

    Em chào bác sỹ. Em mới dùng thuốc của bác sỹ được mấy ngày nhưng các triệu như nổi mề đay đã giảm ah. Giờ em còn bị nổi nhưng ít thôi và tình trạng nổi mề đay lại chuyển sang buổi sáng sớm vì trướckhi đi ngủ em bôi thuốc mà. và Hiện tượng ngứa gan bàn chân, bàn tay cũng giảm nhiều rồi. Em hỏi vậy liệu lộ trình điều trị của em sẽ kéo dài khoảng bao lâu nữa ah.
    VD như nấu phở với nước xương gà xương ngan, xương vịt thì em có thể ăn nước được không hay phải kiêng tuyệt đối ah.
    Em có thể động đến đất cát được không vì nhà bà ngoại vẫn làm ruộng nên ngày cuối tuần em vẫn về đó và ra ngoài vườn chơi.
    Em có thể cho con tắm chung và bôi chung thuốc bác sỹ kê cho em ko. Vì mấy hôm nay em thấy cháu lại gãi.
    Em cảm ơn bác sỹ nhiều. Chúc bác sỹ dồi dào sức khỏe.

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Bác sĩ không thể chắc chắn là bao lâu thì bệnh nhân sẽ khỏi , còn phụ thuộc vào cơ địa, độ đáp ứng của từng bệnh nhân. Nhưng với tình trạng của bạn thì đang tiến triển khá là tốt, bạn kiêng cho mình thịt gà , nếu phải bê đất cát thì bạn nên đeo găng tay , hạn chế tình trạng nhiễm bạn nhé. Thuốc này bác sĩ kê chỉ phù hợp cho tình trạng riêng của bạn không sử dụng cho ai khác được, bạn nên chụp lại hình ảnh tổn thương của cháu và gửi vào số zalo 0789.502.555 để được bác sĩ tư vấn sớm nhất nhé!

  5. Hưng says:

    Bác sỹ cho em hỏi bố em bị mề đay nên thường xuyên phải uống thuốc tây và tiêm corticoid thế có hại không ạ, bệnh của bố em có thể điều trị bằng đông y được không ạ

  6. Huy says:

    Xin chào bác sĩ. .cháu bị bong da ở chân đã khoảng 3 tháng,lúc đầu cháu không biết nên không sử dụng thuốc,nay cháu thấy tình trạng 2 chân nặng hơn,có vết nứt giữa ngón chân cái chảy máu. .cháu đi khám thì bác sĩ bảo bị á sừng. .xin bác sĩ cho cháu cách chữa trị. .cháu nghe nói bệnh sẽ không khỏi được nên cháu rất hoang mang. .rất mong bác sĩ giúp đỡ cháu. .cháu xin chân thành cảm ơn ạ! Sđt cháu là :0878567937

  7. Hải Tú says:

    Tôi bị bong da ở vùng má,lông chân mày,chân tóc trên vùng trán,giống như gầu.thường ngứa, đỏ ửng khi dùng đồ cay nồng rượu bia và thay đổi thời tiết, cho tôi hỏi tình trạng của tôi là bệnh gì ạ, khắc phục như thế nào ạ, cảm ơn bác sỹ.

  8. Ngọc ánh says:

    đợt này thời tiết lạnh , vùng da ria cánh mũi của mình bị bong vảy, ngứa rất khó chịu có thuốc j để bôi hiệu quả không vậy ạ

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      chào bạn, thời tiết trở lạnh hanh khô nên các bệnh nhân gặp các tình trạng về da sẽ rất khó chịu trong thời tiết này ạ. Bạn bị tình trạng này lâu chưa? bạn chụp hình ảnh tổn thương và gửi qua số zalo 0789.502.555 để các bác sĩ tư vấn thêm cho bạn nhé!

  9. Hạnh says:

    Bên phòng khám có nhận điều trị viem da tiết sbax không ạ, tôi bị tình trạng này dai dảng khá lâu nhưng chưa điều trị khỏi hẳn được?

  10. My says:

    Vùng da chữ t của tôi thường xuyên bị khô, bong tró vảy, kèm theoo bị ngứa rát khó chịu , nguyên nhân bị vậy là do đâu vậy bác sĩ?

  11. Mai says:

    Mình đang điều trị bên Viện da liễu theo đơnkê của bác sĩ nhưng thấy chưa cải thiện được nhiều mà tình trạng trạng khô da tăng thì phải làm ccahs nào vậy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *