Những lưu ý khi mắc viêm da tiết bã ở mặt [1]

Viêm da tiết bã hay còn gọi là viêm da dầu, chàm da mỡ. Đây là một bệnh viêm da mạn tính thường gặp với hình ảnh đặc trưng là mảng hồng ban tróc vảy vùng tiết bã (nếp mũi má, chân mày, mang tai, trước ngực, da đầu). Cụ thể hơn, viêm da tiết bã làm cho da khô và bong ra, làm da đỏ và tróc vảy. Bệnh thường ảnh hưởng đến vùng da hay tiết dầu, tuy nhiên bệnh cũng có thể xuất hiện ở những khu vực da dày và khô.

Ở trẻ em, bệnh này có tên theo dân gian là bệnh “cứt trâu”. Bệnh này không lây nhiễm, không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng có thể ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài và khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu. Viêm da tiết bã thường tồn tại khá lâu và cần điều trị lặp đi lặp lại nhiều lần.

Hãy cùng Đông y Tuệ Y Đường đi tìm hiểu một số lưu ý khi bạn mắc bệnh Viêm da tiết bã nhé.

Như các bạn biết việc chăm sóc da mặt hàng ngày cùng với lối sống nếu được thực hiện một cách khoa học, bài bản sẽ giúp cho kết quả điều trị thành công hơn, bệnh cũng ít tái phát trở lại. Trong sinh hoạt hàng ngày bệnh nhân cần lưu ý:

Cái kết Happy ending- kết quả điều trị cô gái trẻ bị bong đỏ da [1]

1. Rửa mặt sạch sẽ hàng ngày:

Động tác này giúp làm sạch dầu dư thừa và ngăn chặn các tế bào da chết dính vào bề mặt da hình thành vảy. Việc bạn nên làm là:

  • Rửa mặt 2 lần một ngày. Buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Nếu trong này bạn phải làm việc ngoài trời tiết nhiều dầu ,mồ hôi và kèm bụi bẩn thì hãy làm sạch thêm 1 lần nữa nhé. 
  • Sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ, không có chất tạo bọt sẽ không gây kích ứng cho da mặt. Ví dụ Celtaphil, Gamaphil, Cerave…Tuy nhiên từng trường hợp có được sử dụng hay không bác sĩ sẽ tư vấn loại phù hợp cho bạn.
Các loại sữa rửa mặt dịu nhẹ
Các loại sữa rửa mặt dịu nhẹ
  • Đối với làn da nhạy cảm hoặc đang trong qua trình dùng thuốc của bác sĩ mà không được dùng sữa rửa mặt có thể dùng 3-4 lá trầu không, ngâm nước muối rửa thật sạch rồi đun với 1 chút nước ấm, để nguội rồi dùng bông tẩy trang lau nhẹ nhàng hàng ngày. 
  • Nếu lông mày bị đóng vảy, hãy sử dụng dầu gội đầu dành riêng cho người viêm da tiết bã cẩn thận làm sạch chúng.
  • Một điều nữa đó là không được dùng khăn để lau mặt, vì bệnh viêm da tiết bã này có sự hiện diện của nấm men, khi dùng khăn để lau mặt, vi nấm dính vào khăn, trong môi trường nhà tắm rất ẩm thấp là điều kiện cho vi nấm phát triển, khi lau lại trên da làm cho tổn thương lan rộng hơn. Thay vào đó hãy sử dụng bông tẩy trang dùng 1 lần nhé.

 

2.Chăm sóc cho da mặt đúng cách:

  • Thay vì dùng tay cậy vảy, bạn nên làm mềm chúng bằng cách xông hơi da mặt với nước ấm, thoa dầu ô liu hay dầu dừa… Sau đó thì chỉ việc dùng miếng bông tẩy trang làm ẩm lau nhẹ để lớp vảy bong ra mà không làm tổn thương da.
  • Thủ sẵn giấy thấm dầu trong túi để sử dụng mỗi khi da mặt bị đổ nhiều dầu.
  • Cạo râu hoặc ria mép nếu bạn bị viêm da tiết bã ở những khu vực này.
  • Cột tóc gọn gàng, tránh để tóc mái và không nên đội mũ thường xuyên. Chúng có thể khiến da bị bí bách, bám dính nhiều mồ hôi và dầu. Từ đó tạo điều kiện cho bệnh phát triển.

 

3.Giảm căng thẳng

Như đã đề cập, căng thẳng có thể gây ra những thay đổi nội tiết tố và làm rối loạn hoạt động của tuyến bã nhờn trên mặt. Bạn có thể thử nghiệm một số cách sau để kiểm soát tốt tâm lý của mình.

  • Khởi đầu ngày mới với 30 phút tập thể dục mỗi sáng.
  • Cố gắng đảm bảo chất lượng giấc ngủ. Ngủ từ 7 đến 9 tiếng mỗi ngày bao gồm cả giấc ngủ trưa và tối.
  • Xem phim hay đi du lịch cùng người thân, bạn bè.
  • Luôn hướng suy nghĩ tới những điều tốt đẹp
  • Ngồi thiền, tập yoga, mát xa da mặt và đầu cũng là cách giúp kiểm soát tốt tình trạng căng thẳng.                                                                                      

So sánh khả năng trị mụn của Differin, Megaduo, Klenzit MS, Klenzit C [1]

4. Chú ý đến chế độ ăn uống khi bị bệnh viêm da tiết bã nhờn ở mặt

Thực hiện chế độ ăn uống khoa học có thể giúp kiểm soát cơn bệnh bùng phát. Do vậy, khi lên thực đơn bạn cần chú ý:

  • Ăn các thực phẩm chống oxy hóa :Các chất chống oxy hóa còn có khả năng ức chế hoạt động của nấm men Malassezia. Đồng thời tăng sức đề kháng cho cơ thể, làm đẹp da và chậm quá trình lão hóa. Các loại trái cây, như dâu tây, việt quất, cherry, mâm xôi, nho, cam, quýt, bưởi, kiwi, lựu, dưa hấu, dừa…Các loại rau củ, như cà chua, súp lơ, bông atiso, cải xoăn, bắp cải tím, củ dền, cải bó xôi…Các loại hạt, như hạt óc chó, hạt hạnh nhân…
Các loại thực phẩm chống oxy hoá
Các loại thực phẩm chống oxy hoá
  • Ăn Thực phẩm giàu omega-3 : Omega-3 là chất béo tự nhiên tốt cho làn da. Omega-3 có khả năng giữ nước ở các lớp da. Nhờ vậy giúp da giữ được độ ẩm, giảm quá trình tiết nhờn. Thêm nữa, omega-3 còn có tác dụng khôi phục cấu trúc da, nhất là ở lớp sừng (lớp ngoài cùng của da), giúp cho cấu trúc ở vùng da bị tổn thương sớm được phục hồi. Chất béo omega-3 có nhiều trong cá hồi, cá ngừ, cá trích, dầu olive, quả óc chó, hạt chia…
  • Gia vị chống viêm : Gia vị không chỉ kích thích vị giác mà còn có khả năng kháng khuẩn, chống viêm. Đối với người viêm da tiết bã, nên bổ sung thêm các gia vị có khả năng chống viêm. Ví dụ như gừng, nghệ, quế, hương thảo, tỏi…
  • Tránh ăn quá nhiều thực phẩm chế biến bởi các chất bảo quản có thể thúc đẩy các phản ứng miễn dịch gây viêm da. Ngoài ra bạn cũng không nên ăn đường, nước ngọt có ga, cà phê hay các loại đồ ăn cay vì chúng gây kích thích tuyến dầu nhờn trên mặt hoạt động mạnh mẽ hơn.

Nếu tình trạng bệnh trở nên nặng hơn mọi người nên dùng thuốc điều trị để bệnh được ổn định hoàn toàn nhé. 

Cùng tham khảo hiệu quả điều trị một số bệnh nhân viêm da tiết bã tại Phòng Khám nhé.

Kết quả điều trị bệnh nhân viêm da tiết bã
Kết quả điều trị bệnh nhân viêm da tiết bã tại Đông y Tuệ Y Đường

 

Kết quả điều trị bệnh nhân viêm da tiết bã tại Đông y Tuệ Y Đường
Kết quả điều trị bệnh nhân viêm da tiết bã tại Đông y Tuệ Y Đường

Mọi vấn đề thắc mắc cần tư vấn về da liễu hãy liên hệ trực tiếp Bác sĩ Trần Thị Thu Huyền  Bác sĩ Đoàn Dung hoặc Đông y Tuệ Y Đường để được giải đáp các bạn nhé.

 

Tin liên quan

8 thoughts on “Những lưu ý khi mắc viêm da tiết bã ở mặt [1]

  1. Osaka says:

    Mình bị hơn 10 năm nay nay, không hết. Trước đây đã đi bác sĩ da liễu 2 lần, lần thứ 3 bác sĩ nói “có thể không hết” vì bệnh này rất dễ tái phái.

  2. LINH LINH says:

    bác sĩ cho mình xin phương pháp chữa được không ạ . mình bị 3 4 năm rồi . chỉ dám bôi kem dưỡng ẩm thôi ạ

  3. Lê Xuân Vạn says:

    xin chào bác sỹ tôi bị bệnh viêm da tiết bã nhờn kèm theo dị ứng cơ địa đã trên 10 năm nay. Bệnh thường phát vào khi thay đổi thời tiết vào mùa khô hanh và ẩm thấp. và khi tiếp xúc với các loại hóa chất, phấn hoa, ăn hải sản bênh thường bị nặng hơn bệnh bị ở vùng mặt, trên đầu, cổ gáy và hai bả vai rất mong bác sỹ tư vấn

  4. Linda says:

    chào bác sĩ. e đi khám ở bv da liễu, bác sĩ chẩn đoán bị viêm da tiết bã. e bị ở đầu, ngực, vành tai, cánh mũi. xin bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị hiệu quả nhất

  5. mymy pham says:

    bác sĩ ơi em cũng thử skincare những sp dịu nhẹ ý ạ thì em dùng combo của simple em sd thì lúc nào em không trà mạnh vùng da cữ t với sát mép trán nó sẽ khô lại và tróc ra sau khi rửa ý à còn em trà mạnh cho ra cái mày trắng thì nó không sao nhưng vùng da ấy sẽ bóng hơn vùng khác và sẽ bị đổ dầu nhiều hơn mẹ em bảo phải bôi dầu dừa vào cho mền da thì bs thấy sao ạ. có phải em sẽ phải kỳ vùng da đó suốt đời mỗi khi rủa mặt không ạ

  6. Tào Khánh Chi says:

    Dạ cháu bị 6 năm nay r ạ rất tự ti khi đi giao tiếp xã hội luôn gò bò giữ khoảng cách với mọi người chữa 3 lần r kết quả bệnh tái phát liện tục :(( tình trạng càng ngày càng đi xuống

  7. Như Ngọc Ng says:

    Em cũng bị bệnh này. Mà mãi ko khỏi. Chị có cách chữa nào ko ạ. Em chữa nhiều nơi mà ko khỏi. Mong bs tư vấn ạ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *