3 PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ VIÊM DA TIẾT BÃ KHÔNG THỂ BỎ QUA

 

Như các bạn biết việc chăm sóc da mặt hàng ngày cùng với lối sống nếu được thực hiện một cách khoa học, bài bản sẽ giúp cho kết quả điều trị Viêm da tiết bã thành công hơn, bệnh cũng ít tái phát trở lại. Các bác sĩ tại Đông y Tuệ Y Đường có một số lưu ý đến bệnh nhân khi bị Viêm da tiết bã như sau:

 

1.Rửa mặt sạch sẽ hàng ngày giúp giảm viêm da tiết bã:

Động tác này giúp làm sạch dầu dư thừa và ngăn chặn các tế bào da chết dính vào bề mặt da hình thành vảy. Việc bạn nên làm là:

  • Rửa mặt 2 lần một ngày. buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Nếu trong này ban phải làm việc ngoài trời tiết nhiều dầu , mồ hôi và kèm bụi bẩn thì hãy làm sạch thêm 1 lần nữa nhé. 
  • Sử dụng sữa rửa mặt  dịu nhẹ, không có chất tạo bọt sẽ không gây kích ứng cho da mặt. Ví dụ Celtaphil, Gamaphil, cerave..Tuy nhiên từng trường hợp có được sử dụng hay không bs sẽ tư vấn loại phù hợp cho bạn
  • Đối với làn da nhạy cảm hoặc đang trong qua trình dùng thuốc của bs mà không được dùng sữa rửa mặt có thể dùng 3-4 lá trầu không, ngâm nước muối rửa thật sạch rồi đun với 1 chút nước ấm, để nguội rồi dùng bông tẩy trang lau nhẹ nhàng hàng ngày. 

 

Kết quả điều trị viêm da cơ địa ở trẻ em

 

  • Nếu lông mày bị đóng vảy, hãy sử dụng dầu gội đầu dành riêng cho người viêm da tiết bã cẩn thận làm sạch chúng.
  • Một điều nữa đó là không được dùng khăn để lau mặt, vì bệnh viêm da tiết bã này có sự hiện diện của nấm men, khi dùng khăn để lau mặt, vi nấm dính vào khăn, trong môi trường nhà tắm rất ẩm thấp là điều kiện cho vi nấm phát triển, khi lau lại trên da làm cho tổn thương lan rộng hơn. Thay vào đó hãy sử dụng bông tẩy trang dùng 1 lần nhé.

 

      2. Chăm sóc cho da mặt đúng cách hỗ trợ điều trị viêm da tiết bã:

  • Thay vì dùng tay cậy vảy, bạn nên làm mềm chúng bằng cách xông hơi da mặt với nước ấm, thoa dầu ô liu hay dầu dừa… Sau đó thì chỉ việc dùng miếng bông tẩy trang làm ẩm lau nhẹ để lớp vảy bong ra mà không làm tổn thương da.
  • Thủ sẵn giấy thấm dầu trong túi để sử dụng mỗi khi da mặt bị đổ nhiều dầu
  • Cạo râu hoặc ria mép nếu bạn bị viêm da tiết bã ở những khu vực này
  • Cột tóc gọn gàng, tránh để tóc mái và không nên đội mũ thường xuyên. Chúng có thể khiến da bị bí bách, bám dính nhiều mồ hôi và dầu. Từ đó tạo điều kiện cho bệnh phát triển.

 

         2.  Giảm căng thẳng rất quan trọng với việc điều trị viêm da tiết bã

Như đã đề cập, căng thẳng có thể gây ra những thay đổi nội tiết tố và làm rối loạn hoạt động của tuyến bã nhờn trên mặt. Bạn có thể thử nghiệm một số cách sau để kiểm soát tốt tâm lý của mình.

  • Khởi đầu ngày mới với 30 phút tập thể dục mỗi sáng
  • Cố gắng đảm bảo chất lượng giấc ngủ. Ngủ từ 7 đến 9 tiếng mỗi ngày bao gồm cả giấc ngủ trưa và tối.
  • Xem phim hay đi du lịch cùng người thân, bạn bè
  • Luôn hướng suy nghĩ tới những điều tốt đẹp
  • Ngồi thiền, tập yoga, mát xa da mặt và đầu cũng là cách giúp kiểm soát tốt tình trạng căng thẳng.

      3. Chú ý đến chế độ ăn uống khi bị bệnh viêm da tiết bã nhờn ở mặt

Thực hiện chế độ ăn uống khoa học có thể giúp kiểm soát cơn bệnh bùng phát. Do vậy, khi lên thực đơn bạn cần chú ý:

  • Ăn các thực phẩm chống oxy hóa :Các chất chống oxy hóa còn có khả năng ức chế hoạt động của nấm men Malassezia. Đồng thời tăng sức đề kháng cho cơ thể, làm đẹp da và chậm quá trình lão hóa. Các loại trái cây, như dâu tây, việt quất, cherry, mâm xôi, nho, cam, quýt, bưởi, kiwi, lựu, dưa hấu, dừa…Các loại rau củ, như cà chua, súp lơ, bông atiso, cải xoăn, bắp cải tím, củ dền, cải bó xôi…Các loại hạt, như hạt óc chó, hạt hạnh nhân…
  • Ăn Thực phẩm giàu omega-3 : Omega-3 là chất béo tự nhiên tốt cho làn da. Omega-3 có khả năng giữ nước ở các lớp da. Nhờ vậy giúp da giữ được độ ẩm, giảm quá trình tiết nhờn. Thêm nữa, omega-3 còn có tác dụng khôi phục cấu trúc da, nhất là ở lớp sừng (lớp ngoài cùng của da), giúp cho cấu trúc ở vùng da bị tổn thương sớm được phục hồi. Chất béo omega-3 có nhiều trong cá hồi, cá ngừ, cá trích, dầu olive, quả óc chó, hạt chia…
  • Gia vị chống viêm : Gia vị không chỉ kích thích vị giác mà còn có khả năng kháng khuẩn, chống viêm. Đối với người viêm da tiết bã, nên bổ sung thêm các gia vị có khả năng chống viêm. Ví dụ như gừng, nghệ, quế, hương thảo, tỏi…
  • Tránh ăn quá nhiều thực phẩm chế biến bởi các chất bảo quản có thể thúc đẩy các phản ứng miễn dịch gây viêm da. Ngoài ra bạn cũng không nên ăn đường, nước ngọt có ga, cà phê hay các loại đồ ăn cay vì chúng gây kích thích tuyến dầu nhờn trên mặt hoạt động mạnh mẽ hơn.

Kết quả điều trị bệnh Lychen Aminoid

Viêm da tiết bã có thể điều trị tận gốc không?

Viêm da tiết bã là một căn bệnh mạn tính về da. Chúng rất dễ tái phát, đặc biệt khi gặp điều kiện khí hậu, môi trường thuận lợi. Tuy nhiên, không hẳn là không thể điều trị dứt điểm bệnh viêm da tiết bã. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn nhờ vào việc kiên trì điều trị, phương hướng điều trị phù hợp, đúng cách.

Hiện nay để điều trị Viêm da tiết bã sẽ có 3 phương pháp: tây y, các phương pháp từ thiên nhiên, và điều trị bằng đông y.

 

1, Điều trị viêm da tiết bã bằng tây y

Tây y sẽ dựa vào các triệu chứng của bệnh mà điều trị:

 

  • Đối với tổn thương có bong vảy :Thuốc bong vảy tại chỗ: Để làm giảm triệu chứng này, bạn có thể sử dụng các loại thuốc hỗ trợ làm bong vảy chứa Acid lactic, Acid salicylic, Propylen glycol và Urea. Nếu xảy ra ở vùng da đầu, bác sĩ sẽ chỉ định dầu gội chứa các hoạt chất kể trên.
  • Bản chất của bệnh có sự góp mặt của Nấm malessezia nên sẽ có Thuốc kháng nấm tại chỗ hoặc toàn thân. Với những trường hợp tổn thương da có mức độ nhẹ đến trung bình, bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng nấm tại chỗ (kem bôi, dầu gội) chứa Ciclopirox và Ketoconazol. Trong trường hợp tổn thương da có mức độ nặng bạn có thể phải sử dụng thuốc kháng nấm dạng uống (thường là Itraconazol). Thuốc có tác dụng ức chế và kìm hãm vi nấm nhằm ngăn ngừa thương tổn da lan tỏa rộng…
  • Thuốc bôi ức chế calcineurin: Các loại thuốc bôi ức chế calcineurin (Pimecrolimus và Tacrolimus) có tác dụng chống viêm và giảm ngứa nhưng không gây ra chứng teo da, giảm đề kháng như corticoid. Chính vì vậy, thuốc bôi ức chế calcineurin thường được sử dụng ưu tiên đối với viêm da tiết bã ở vùng mặt và tai.
  • Nếu da có dấu hiệu bội nhiễm hoặc tổn thương lan rộng và có nguy cơ nhiễm trùng cao, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định kháng sinh đường uống. hoặc corticoid nồng độ thấp nhằm hạn chế các tác dụng không mong muốn
  • Trong trường hợp tổn thương da kéo dài, bác sĩ có thể đề nghị áp dụng liệu pháp ánh sáng. Liệu pháp này sử dụng tia UVA hoặc UVB chiếu trực tiếp lên vùng da bị ảnh hưởng nhằm giảm vảy bong và cải thiện các triệu chứng đi kèm. Tuy nhiên liệu pháp ánh sáng có thể làm tăng nguy cơ ung thư và thúc đẩy tốc độ lão hóa da.

Khi lựa chọn điều trị viêm da tiết bã bằng Tây y, người bệnh có thể sẽ gặp phải một số tác dụng phụ như:

  • Chỉ điều trị triệu chứng bề ngoài, không có tác dụng điều điều trị triệt để.
  • Ngưng sử dụng thuốc bệnh có nguy cơ tái phát nhiều lần.
  • Việc sử dụng thuốc kháng viêm dạng bôi dài ngày có thể gây ra các tác dụng phụ như: rạn da, nổi trứng cá, giãn mạch, teo da…

 

2. Cách chữa bệnh viêm da tiết bã bằng các phương pháp thiên nhiên

Khi triệu chứng trên da có dấu hiệu thuyên giảm và ổn định, bạn có thể giảm tần suất dùng thuốc và tận dụng thảo dược tự nhiên để cải thiện thương tổn.

  • Sử dụng gel nha đam: Dùng gel nha đam lên vùng da bị ảnh hưởng có thể dưỡng ẩm, phục hồi, làm dịu và loại bỏ vảy bong trên da. Hơn nữa thảo dược này còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, có tác dụng tăng tốc độ hồi phục và nâng cao sức đề kháng cho da. Cách làm : lấy gel nha đam, loại bỏ vỏ và nhựa, rửa dưới nước nhiều lần rồi lấy gel thoa lên vùng da bị bệnh. 
  • Dùng mật ong: Mật ong chứa hàm lượng chất chống oxy hóa và axit amin dồi dào, có khả năng phục hồi mô da hư tổn, làm dày màng lipid và bảo vệ da trước những tác nhân có hại. Bên cạnh đó, nguyên liệu này còn hỗ trợ ức chế hoạt động của vi nấm Malassezia 
  • Giảm tiết bã nhờn bằng giấm táo : Trước hết làm tóc ướt, gội bằng dầu gội đầu rồi dùng giấm táo pha loãng massage da đầu trong vài phút sau đó gội sạch lại bằng nước.

Nhìn chung, các bài thuốc thiên nhiên thường có ưu điểm là nguồn nguyên liệu dễ tìm, chi phí rẻ, thuận tiện trong việc áp dụng điều trị viêm da tiết bã tại nhà. Bên cạnh đó, những bài thuốc thiên nhiên cũng có những điểm trừ như sau:

  •  Nguồn nguyên liệu từ thiên nhiên không đảm bảo vệ sinh: nhiễm hoá chất, thuốc trừ sâu, ảnh hưởng từ ô nhiễm môi trường… nếu sử dụng có thể khiến bệnh nhân bị nhiễm trùng.
  • Một số bệnh nhân khác có khả năng dị ứng với các thành phần trong bài thuốc.
  • Liều lượng trong các bài thuốc thiên nhiên chỉ mang tính chất tương đối, rất dễ dẫn tới tình trạng bị thừa hoặc thiếu loại nguyên liệu nào đó, hiệu quả không được đảm bảo.

 

3. Cách chữa viêm da tiết bã bằng đông y

Theo Đông y, viêm da tiết bã được xếp vào nhóm bệnh viêm da mãn tính. Nguyên nhân gây bệnh là do cơ thể nhiễm phải phong hàn, phong nhiệt dẫn tới huyết táo, không sinh dưỡng được da, làm mất cân bằng điều hòa của cơ thể, dẫn tới tăng tiết bã nhờn gây ra bệnh.

Để điều trị căn bệnh này, Đông y sẽ căn cứ vào căn nguyên gây bệnh để giải quyết từ gốc. Khi nguồn gây bệnh bị chặn đứng, các triệu chứng bệnh sẽ từng bước thuyên giảm. Với căn bệnh viêm da tiết bã, Đông y thường sử dụng bài thuốc chứa những vị có tính khu phong, thanh nhiệt, kết hợp thêm các vị thuốc giúp sát khuẩn, dưỡng da để điều trị. 

Hiểu được điều đó: 

  • Thuốc lau có tác dụng sát khuẩn vùng tổn thương, làm sạch lượng dầu trên da, làm mềm vùng tổn thương với dược liệu trầu không, trà hoa vàng, rễ chanh rừng…
  • Thuốc bôi với tác dụng tiêu viêm, tiêu sừng, liền sẹo và giảm lượng tiết dầu nhờ các thành phần được chiết xuất từ cây sơn, củ nghệ, trà hoa vàng, trầu không…
  • Thuốc uống với tác dụng giải độc, tiêu viêm, tăng cường chức năng gan (thận) với các thành phần như, kim ngân hoa, bồ công anh, cà gai leo, đương quy…

Phòng khám hiện vẫn đang tiếp nhận các bệnh nhân bị viêm da tiết bã với nhiều tình trạng bệnh khác nhau. Chỉ sau liệu trình đầu tiên, nhiều bệnh nhân đã thấy rõ được sự phục hồi với bài thuốc quý trị bệnh viêm da tiết bã.

Ngay sau khi có những dấu hiệu của bệnh viêm da tiết bã, bệnh nhân có thể liên hệ tới phòng khám để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ điều trị kịp thời. 

Mọi vấn đề thắc mắc cần tư vấn về da liễu hãy liên hệ trực tiếp Bác sĩ Trần Thị Thu Huyền  Bác sĩ Đoàn Dung hoặc Đông y Tuệ Y Đường để được giải đáp các bạn nhé.

Tin liên quan

7 thoughts on “3 PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ VIÊM DA TIẾT BÃ KHÔNG THỂ BỎ QUA

  1. Quang Anh says:

    Căn bệnh oái ác làm mình rất khổ sở tốn ko biết bao nhiêu tiền rồi mà ko hết bs có bài thuốt gì hay làm ơn chỉ cho mình với.

  2. ĐôNg Nam says:

    mùa hè hay bị ngứa như châm chích ở vùng da đầu và xung quanh cánh mũi, mùa lạnh thì bị bong tróc ở cung chân mày và xung quanh cánh mũi, vậy có phải bệnh viêm da tiết bã không ạ?

  3. Cao Khang says:

    Mình cần tư vấn về căn bệnh này ạ, mình hay dùng kem dưỡng ẩm chỉ để chống chế thôi nhưng thấy bong da nhiều quá sợ tổn hại đến da

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *