Làn da dưới tác động của môi trường

Làn da của con người đang chịu tác động rất mạnh mẽ từ môi trường. Hiện nay tình trạng Ô nhiễm không khí ở Hà Nội chủ yếu đang ở mức báo động, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe đặc biệt là các bệnh ngoài da. Mặc dù làn da của chúng ta có lớp bảo vệ tự nhiên khá bền vững. Nhưng thực tế, các yếu tố từ môi trường bên ngoài vẫn có thể gây những tác động nhất định lên làn da, khiến các vấn đề như thâm, sạm, nám da,….xảy ra.

Trong số đó, yếu tố thời tiết ảnh hưởng đến làn da rất đáng kể, cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực nên thường được nhiều người quan tâm và tìm hiểu để có những biện pháp bảo vệ hoặc điều chỉnh chế độ chăm sóc làn da phù hợp. Mời các bạn cùng bác sỹ khám bệnh tại Phòng khám Đông y Tuệ Y Đường tìm hiểu vấn đề này nhé.

Làn da dưới tác động của môi trường như thế nào?
Làn da dưới tác động của môi trường như thế nào?

1. Cấu trúc của làn da

Làn da là cơ quan luôn luôn thay đổi bao gồm 3 lớp chính – thượng bì, trung bì và hạ bì – mỗi lớp lại bao gồm nhiều lớp thay thế. Các phần phụ của da (nang lông, tuyến mồ hôi, tuyến bã nhờn) cũng có những vai trò riêng. Để thực hiện được cách chăm sóc da đúng chuẩn thì điều đầu tiên, bạn cần phải hiểu rõ về cấu trúc và chức năng làn da của mình:

  • Lớp thượng bì: Hay còn gọi là biểu bì. Đây là lớp da ngoài cùng mà chúng ta có thể nhìn thấy, chạm vào được. Chúng được hình thành từ chất nhũ tương, nước và chất béo. Lớp thượng bì gồm 5 lớp tế bào: lớp đáy, lớp gai, lớp hạt, lớp bóng và lớp sừng. Mỗi lớp tế bào nhỏ này sẽ được sản sinh, phát triển và trải qua nhiều thay đổi.
  • Lớp trung bì: Đây là lớp nằm ở giữa của cấu trúc của da. Lớp trung bì thì dày, có sự đàn hồi và bao gồm 2 lớp: lớp đáy và lớp lưới. Cấu trúc của da ở lớp trung bì là sợi Collagen, sợi đàn hồi và các lớp mô liên kết với hai lớp còn lại. Tuyến mồ hôi và tuyến bã nhờn cũng đều nằm tại lớp này, cùng thực hiện chức năng tạo lớp màng Hydrolipid.
  • Lớp hạ bì: Hay còn được gọi là lớp mỡ dưới da. Đây là lớp cuối cùng được tạo nên từ các mô liên kết, các tế bào mỡ, các mạch máu, dây thần kinh. Lớp hạ bì có vai trò che chở cho da khỏi những chấn động đột ngột cũng như điều hòa cơ thể.

Ngoài ba lớp chính trên, làn da cũng chứa rất nhiều các yếu tố phụ tạo thành khác như lông móng, mạch máu, dây thần kinh. Ở mỗi người, mỗi giới tính, độ tuổi sẽ có độ dày của làn da là khác nhau.

Làn da là cơ quan luôn luôn thay đổi bao gồm 3 lớp chính - thượng bì, trung bì và hạ bì - mỗi lớp lại bao gồm nhiều lớp thay thế
Làn da là cơ quan luôn luôn thay đổi bao gồm 3 lớp chính – thượng bì, trung bì và hạ bì – mỗi lớp lại bao gồm nhiều lớp thay thế

>>> Bạn đọc tham khảo: MỀ ĐAY: Nguyên nhân, triệu chứng và các dạng thường gặp

2. Tác hại chung của ô nhiễm không khí đối với làn da 

  • Không chỉ tác động hàng rào bảo vệ làn da mà còn gây bệnh như một yếu tố trực tiếp. Các bụi mịn, siêu mịn còn tương tác với bức xạ mặt trời (các tia UV) để gây lão hóa da nhanh chóng, tổn thương làn da, thậm chí ung thư da thông qua việc tác động vào các thành phần trên da như tế bào sừng, nguyên bào sợi, tế bào hắc tố.
  • Với hai cơ chế tác động vào làn da, việc nhiều người mắc các bệnh da liễu trong thời gian gần đây là điều dễ hiểu. Trong đó, đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất sẽ là những người có hàng rào bảo vệ da bị tổn thương như có cơ địa viêm da, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ dưới 6 tháng đến người già.
  •  Những người có cơ địa nhạy cảm dị ứng, viêm da tiếp xúc dị ứng sẵn có như viêm da tiếp xúc dị ứng do mỹ phẩm, bôi thuốc không đúng cách; các bệnh nhân trứng cá, viêm nang lông; người thường xuyên phải làm việc ngoài trời, dưới ánh nắng mội trường hoặc trong môi trường khói bụi, không được bảo hộ lao động đầy đủ cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Ô nhiễm không khí Không chỉ tác động hàng rào bảo vệ làn da mà còn gây bệnh như một yếu tố trực tiếp. Các bụi mịn, siêu mịn còn tương tác với bức xạ mặt trời (các tia UV) để gây lão hóa da nhanh chóng, tổn thương làn da, thậm chí ung thư da thông qua việc tác động vào các thành phần trên da như tế bào sừng, nguyên bào sợi, tế bào hắc tố.
Ô nhiễm không khí Không chỉ tác động hàng rào bảo vệ làn da mà còn gây bệnh như một yếu tố trực tiếp. Các bụi mịn, siêu mịn còn tương tác với bức xạ mặt trời (các tia UV) để gây lão hóa da nhanh chóng, tổn thương làn da, thậm chí ung thư da thông qua việc tác động vào các thành phần trên da như tế bào sừng, nguyên bào sợi, tế bào hắc tố.

3. Những bệnh ngoài da có thể mắc phải và nặng lên do ô nhiễm không khí

3.1. Cháy nắng

Cháy nắng là một bệnh ngoài da mùa hè, có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư da. Bạn nên bảo vệ da khỏi các tia có hại quanh năm, đặc biệt là trong những ngày nắng gắt mùa hè.

Khi ra ngoài trời, bạn nên thoa kem chống nắng phổ rộng SPF 30 hoặc cao hơn và che chắn khi có thể như: đội mũ rộng vành, đeo kính râm, mặc áo dài tay và quần dài…..

Cháy nắng là một bệnh ngoài da mùa hè, có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư da
Cháy nắng là một bệnh ngoài da mùa hè, có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư da

3.2. Nấm da

Vào mùa hè, tỷ lệ người mắc bệnh nấm da cũng có xu hướng gia tăng nhanh chóng. Nấm thường xuất hiện ở những vùng da ẩm ướt hoặc có nhiều mồ hôi như bàn chân, bẹn và các nếp gấp của làn da. Thông thường, bệnh sẽ xuất hiện dưới dạng phát ban có vảy, da đổi màu và thường gây ngứa.

Các bệnh nấm da thường gặp là: lang ben, hắc lào, nấm kẽ chân, nấm da đầu, nấm móng…

Bệnh nấm da thường lây lan qua tiếp xúc trực tiếp, bao gồm tiếp xúc với nấm trên quần áo hoặc các vật dụng khác; tiếp xúc với người hoặc động vật bị nấm.

Bạn đọc có vấn đề về phụ khoa – da liễu có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.503.555 để được hỗ trợ nhé!

3.3. Rôm sảy

Rôm sảy là bệnh lành tính có thể không cần điều trị và thường gặp ở trẻ nhỏ. Rôm sảy thường mọc thành đám hoặc mảng lớn ở các vùng da bài tiết nhiều mồ hôi như ngực, lưng, trán… đôi khi có cả ở vùng kẽ lớn như nách, bẹn, thậm chí toàn thân. Biểu hiện là các sẩn màu đỏ hồng, trên có mụn nước nhỏ hoặc mụn mủ trắng xen lẫn.

Rôm sảy trên da
Rôm sảy trên da

3.4. Phát ban nhiệt

Phát ban nhiệt là tình trạng tổn thương làn da khi tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn, làm bít lỗ chân lông quá nhiều khiến mồ hôi không thoát ra được. Phát ban nhiệt dễ xảy ra ở trẻ sơ sinh do có lỗ chân lông nhỏ hơn người lớn. Bạn có thể ngăn ngừa những nốt mẩn ngứa nhỏ này bằng cách mặc quần áo rộng rãi, thoáng khí, giữ cho da khô và thoáng mát nhất có thể.

3.5. Viêm nang lông

Viêm nang lông là bệnh lý nhiễm trùng ở nang lông do các nguyên nhân như vi khuẩn, virus, nấm,… Biểu hiện của viêm nang lông thường là các sẩn, mụn mủ, vảy tiết ở cổ nang lông, ngứa tại vùng da bị viêm, sau đó làn da viêm sần sùi nốt đỏ, lông không mọc ra ngoài được mà xoắn vào bên trong, gây ngứa ở vùng nang lông.

3.6. Mụn nhọt

Đây là hiện tượng nhiễm khuẩn mủ cấp và gây hoại tử tổ chức ở nang – lông do tụ cầu vàng. Nhọt có thể xảy ra ở mọi nơi trên cơ thể. Một số vùng đặc biệt khi bị nhọt rất nguy hiểm như vùng quanh mũi miệng. Nhọt mọc ở vùng này dân gian thường gọi là đinh râu, là nhiễm tụ cầu ác tính vùng mặt, có thể biến chứng nhiễm khuẩn huyết hoặc viêm tắc tĩnh mạch xoang hang rất nguy hiểm

Đọc thêm: Thăm khám bệnh nhân Viêm nang lông / Mề đay mẩn ngứa

3.7. Viêm da do cơ địa

Khi thời tiết nắng nóng kéo dài, nhiệt độ quá cao dễ làm cơ thể rối loạn điều nhiệt, rối loạn tuần hoàn. Đây môi trường thuận lợi để viêm da cơ địa phát triển. Một trong những đặc tính của bệnh này là ngứa, càng nóng càng ngứa. Nhiều người bệnh không chịu được gãi mạnh dễ gây sứt da, lở loét, nhiễm trùng, làm cho bệnh càng nặng thêm.

3.8.Ung thư da 

Ung thư da là tình trạng các tế bào da phát triển ngoài tầm kiểm soát. Đây là căn bệnh phổ biến và có xu hướng thường xuyên hơn ở những người da trắng. Người da đen và da màu có tỷ lệ mắc phải ít hơn.

Tỷ lệ mắc ung thư da ác tính có liên quan chủ yếu đến việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc có tiền sử bị cháy nắng. Đây là các yếu tố, nguy cơ có thể thay đổi, điều quan trọng là mỗi cá nhân nên sớm nhận thức việc phòng ngừa để tránh mắc phải căn bệnh này.

4. Cách phòng ngừa ô nhiễm không khí tác động lên làn da

  • Chống nắng khi ra ngoài trời: Tia cực tím có trong ánh nắng mặt trời không chỉ khiến làn da bị đen sạm, cháy nắng mà còn gây lão hóa thậm chí ung thư da. Để chống lại tia cực tím, khi ra ngoài trời, cần bôi kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên và phổ rộng chống cả tia UVA và UVB. Nếu có tắm biển hoặc hồ bơi thì chọn loại kem có thêm tính chống nước. Bôi lặp lại mỗi 2 giờ nếu tiếp xúc ánh nắng nhiều.
  • Mang khẩu trang, mặc quần áo dài tay khi đi ra ngoài trời: Khẩu trang chọn loại vải cotton, dày. Nếu trời nắng thì cần chọn vải tối màu (đen, xanh đen, nâu, tím) vì những màu này có khả năng chống tia cực tím tốt hơn màu sáng. Rửa mặt được xem là một trong những phương pháp chăm sóc làn da căn bản và quan trọng nhất. Rửa mặt với loại sữa rửa mặt dịu nhẹ, phù hợp với đặc tính của từng làn da sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn, cặn bã, lớp kem phấn trang điểm trên khuôn mặt để cho các lỗ chân lông được thông thoáng, giảm nguy cơ viêm tắc lỗ chân lông.
  • Mỗi ngày nên rửa mặt ít nhất 2 lần vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ, ngoài ra những thời điểm lý tưởng để rửa mặt là sau khi tẩy trang, sau khi đi ra ngoài về, khi da mặt tiết nhiều mồ hôi, khi có cảm giác nhờn bóng…
  • Tiếp xúc nhiều với không khí ô nhiễm, làn da sẽ nhanh lão hóa. Vì vậy, làn da cần được dưỡng ẩm để luôn khỏe mạnh, láng mịn và tươi trẻ dài lâu.
  • Một số cách dưỡng ẩm hiệu quả cho da là vỗ nước trực tiếp lên khuôn mặt, uống đủ lượng nước cơ thể cần khoảng 8-10 ly nước mỗi ngày, ưu tiên các loại rau quả đa dạng sắc màu và thoa kem dưỡng ẩm cho da mỗi ngày, lý tưởng nhất là sau khi tắm hoặc sau khi waxing cho làn da.
  • Ngoài ra, cần tăng cường bổ sung vi chất, những loại vi chất như vitamin A, B, C, D, E… là những loại vi chất thiết yếu cho làn da. Nó cũng tham gia tích cực vào quá trình tái tạo tế bào cho làn da và chống lại quá trình oxy hóa, quá trình lão hóa da trong cơ thể. Đặc biệt những loại vi chất được mệnh danh như những “vũ khí” có khả năng thanh lọc, thải độc cho da.
Để chống lại tia cực tím, khi ra ngoài trời, cần bôi kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên và phổ rộng chống cả tia UVA và UVB
Để chống lại tia cực tím, khi ra ngoài trời, cần bôi kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên và phổ rộng chống cả tia UVA và UVB

 

Trên đây là những kiến thức về da và những bệnh về da dễ gặp khi ô nhiễm môi trường. Nếu các bạn có câu hỏi gì cần thắc mắc xin liên hệ tới Phòng khám Tại Đây

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *