KÊ HUYẾT ĐẰNG – Giai phẩm hành huyết

Kê huyết đằng hoạt huyết hơn bổ huyết, cho nên nó là giai phẩm hành huyết. Vị thuốc này là một trong các vị thuốc loài dây (đằng), sức hành huyết mạnh hơn bổ huyết. Khi chặt đứt đoạn dây, nước cốt chảy ra đỏ như màu máu. Nó dùng để chữa tê thấp lực thắng lại hay thư giãn gân cốt, thông kinh lạc, trừ phong thắng thấp. Vậy vị thuốc này bào chế như thế nào, công năng cụ thể ra sao hãy cùng BS CKII Trần Thị Thu Huyền – Trưởng khoa khám bệnh tại Đông y Tuệ Y Đường tìm hiểu nhé!

Hình ảnh vị thuốc Kê huyết đằng
Hình ảnh vị thuốc Kê huyết đằng

Tên dùng trong đơn thuốc: Kê huyết đằng.

Tên dân gian: Huyết đằng, Hoạt huyết đằng, Đại Hoạt Đằng (Biệt Lục), Hồng Đằng (Bản Thảo Cương Mục), Huyết Phong Đằng (Trung Dược Chí), Mã Nhung Đằng, Tử Ngạnh Đằng (Vân Nam Tư Mao Trung Thảo Dược Tuyển), Trư Huyết Đằng, Cửu Tằng Phong (Quảng Tây Dược Vật Danh Lục), Hồng Đằng, Hoạt Huyết Đằng (Vân Nam Dược Dụng Thực Vật Danh Lục), Đại Huyết Đằng, Huyết Phong (Quảng Đông Dược Chí), Huyết Long Đằng, Ngũ Tằng Huyết, Quá Chương Long (Quảng Tây Dược Chí), Huyết Đằng, Dây Máu Người (Dược Liệu Việt Nam).

Tên khoa học: Milletia reticulata Benth.

Họ khoa học: Cánh Bướm (Fabaceae).

Mô tả cây Kê huyết đằng: Là cây thuốc quý, dạng dây leo. Lá kép gồm 5~7 hoặc 9 lá chét. Cụm hoa hình chùy ở ngọn dài 15~20cm. Hoa màu đỏ dài 15mm, xếp rất sít nhau. Qủa màu đỏ nâu dài 12cm, có 36 hạt. Chặt cây có nhựa màu đỏ chảy ra như máu.

Thu hái, sơ chế: Thu hái quanh năm, tốt nhất vào tháng 8~10. Chặt cây về, cắt bỏ cành lá, Chọn thứ to, chắc.

Bộ phận dùng: Dây vỏ mịn vàng. Khi tươi, cắt ngang có nước nhựa đỏ như máu chảy ra. Khi khô, tiết diện có nhiều vòng đen do nhựa khô lại.

Bào chế: Rửa sạch thái phiến, dùng sống.

Tính vị quy kinh: Vị đắng, tính ôn. Vào hai kinh: can, thận.

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

Hình ảnh vị thuốc Kê huyết đằng
Hình ảnh vị thuốc Kê huyết đằng

Công dụng của Kê huyết đằng: Hành huyết, dẹp đau, thông kinh lạc, chủ xích bạch đới hạ.

  • Kê huyết đằng chủ trị chân tay ma mộc, chân tay mình mẩy ghẻ lở: Kê huyết đằng hành huyết, bổ huyết, cũng dùng cho huyết hư, kinh không đều. Nhưng bổ huyết điều kinh công dụng không bằng đương quy. Kê huyết đằng thư cân, thông lạc, hoạt huyết, bổ huyết. Lại chữa các chứng huyết hư, kinh lạc trở chân tay ma mộc thân thể mụn nhọt, bồn chân tay không dùng được, dùng kê huyết đằng, phối hợp với thạch quyết minh, long đởm thảo, thân cam thảo hoạt huyết đằng, bạch cương tằm, thanh mộc hương, thủ ô (giang tô trung y – 1965)
  • Nó cũng bổ huyết, hoạt huyết, thư cân hoạt lạc, khứ phong thắng thấp, dùng chữa phong thấp, tê liệt. Như trị liệu phong thấp nhiệt, các khớp xương đỏ, thũng nhiệt thống, xung quanh khớp xương có ngạnh kết đỏ như phát ban; dùng ngay đan bì, xích thược, tử thảo, đan sâm, đào nhân, hồng hoa. Kê huyết đằng (Giang Tây y dược Tạp chí 1965)
  • Kê huyết đằng hoạt huyết, khứ phong, thắng thấp. Chủ trị ứ, thấp, chủ xích bạch đới hạ, lại hay hơn là chữa xích đới và hắc đới. Thường dùng xuân căn bì, kê quán hoa, trắc bánh diệp, hoàng bá.

>>> Bạn đọc tham khảo: VIỄN CHÍ – Giao thông tâm thận

Chủ trị: Chữa lưng, đầu gối đau ê ẩm, bị ngã, bị đánh chấn thương, tay chân tê dại, cấu không biết đau, hoặc phụ nữ khi hành kinh không thông đều.

Ứng dụng và phân biệt: Vị thuốc này là một trong các vị thuốc loài dây (đằng), sức hành huyết mạnh hơn bổ huyết. Khi chặt đứt đoạn dây, nước cốt chảy ra đỏ như màu máu, lấy nước đó nấu thành cao gọi là cao kê huyết đằng (huyết đằng giao), sức bổ huyết mạnh hơn hoạt huyết.

Kiêng kỵ: Nếu người huyết không hư, thiên về huyết ứ khí trệ thì cấm dùng.

Liều lượng:

  • Nếu là dây thì dùng 3 đồng cần đến 5 đồng cân.
  • Nếu là cao thì dùng một thìa canh (trà) lớn hòa với nước sôi mà uống.

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

Bác sĩ Thu Huyền chia sẻ thêm Bài thuốc ví dụ:

  • Bài Kê huyết đằng giao (Vân nam chí phương) đại bổ khí huyết.

Một vị Kê huyết đằng, nấu cô thành cao, hòa tan với rượu mà uống.

Người không uống được rượu, hòa với nước sôi mà uống.

Hình ảnh Bs Thu Huyền và Bs Đoàn Dung đang thăm khám cho bệnh nhân tại Đông y Tuệ Y Đường
Hình ảnh Bs Thu Huyền và Bs Đoàn Dung đang thăm khám cho bệnh nhân tại Đông y Tuệ Y Đường

Kết luận:
Thuốc bổ huyết chủ yếu dùng cho người bị huyết hư, có hai nội dung: bổ huyết hoạt huyết và dưỡng huyết tư âm.

  1. Bổ huyết hoạt huyết có Đương quy, Đan sâm và Kê huyết đằng.
  • Đương quy là thuốc chủ yếu chữa về huyết, cũng là thuốc khí trong huyết, sức bổ huyết mạnh hơn hoạt huyết, và lại tính ôn thích nghi với người phần huyết thiên về hàn.
  • Đan sâm thì khứ ứ (thông ứ) mạnh hơn bổ huyết, tính hàn thích nghi với người phần huyết thiên về ôn.
  • Kê huyết đằng có thể hoạt huyết thông lạc đi thẳng tới kinh lạc, bổ huyết bất túc trong kinh
    lạc.

2. Dưỡng huyết tư âm có A giao và Bạch thược.

  • A giao dưỡng huyết tư âm, lại có thể nhuận phế chỉ huyết;
  • Bạch thược thì dưỡng huyết lại có thể liễm được chân âm, tính thiên về hàn, thích hợp với người huyết hư có nhiệt.

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc xin phép được gửi về:

? Facebook: Tuệ Y Đường

?Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền

?‍⚕️  Bác sĩ Đoàn Dung

?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển- Hạ Đình- Thanh Xuân- Hà Nội

?Hotline: 0789.502.555– 0789.503.555- 0789501555

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *