HÀ THỦ Ô

HÀ THỦ Ô là một loại dược liệu rất gần gũi với con người Việt Nam. Mỗi tên gọi của nó lại gắn với một câu chuyện mang hàm ý và ý nghĩa sâu sắc, qua đó thể hiện được rất nhiều tác dụng tuyệt vời của nó. Hôm nay Bs Trần Thị Thu Huyền– Bs CKII trưởng khoa Khám bệnh tại phòng khám Đông y Tuệ Y Đường mời quý bạn đọc tìm hiểu sâu hơn về vị thuốc này nhé!

Mô tả

Cây hà thủ ô là một cây thuốc quý, dạng cây thảo leo bằng thân quấn, sống nhiều năm, thân dài tới 5-7m, mọc xoắn vào nhau, màu xanh tía, không lông. Rễ phình thành củ, ngoài nâu, trong đỏ. Lá mọc so le, có cuống dài, phiến lá giống lá rau muống, có gốc hình tim hẹp, chóp nhọn dài, mép nguyên. Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành chùm nhiều chuỳ ở nách lá hay ở ngọn. Quả bế hình ba cạnh, màu đen.

 

Hình ảnh vị thuốc Hà thủ ô
Hình ảnh vị thuốc Hà thủ ô

Nơi sống và thu hái Hà thủ ô:

  • Cây có nguồn gốc từ Châu Á, thường mọc hoang ở các vùng đồi núi. Hiện tại được trồng làm thuốc.
  • Ở Trung Quốc cây được trồng nhiều ở các tỉnh: Hà Nam, Hồ Bắc, Quý Châu, Tứ Xuyên, Giang Tô, Quảng Tây và một số nơi khác.
  • Ở Việt Nam cây hà thủ ô mọc hoang ở các vùng rừng núi như Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Tây Nguyên, Hòa Bình, Lạng Sơn…Hiện nay, Hà thủ ô được trồng ở nhiều nơi vùng ở phía Bắc (Vĩnh Phú) và cả ở phía Nam, cây mọc tốt ở Lâm Đồng, Đắc Lắc, Phú Yên, Bình Định. Có thể tái sinh bằng hạt nhưng thường được trồng dễ dàng bằng những đoạn thân hay cành bánh tẻ dài 30-40cm hoặc bằng củ có đường kính 3-5cm. Sau 2-3 năm thì thu hoạch. Thu hoạch vào mùa đông khi cây đã tàn lụi. Lá có thể dùng làm rau ăn; dây lá cũng có thể dùng làm thuốc.

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

>>> Bạn đọc tham khảo: ĐƯƠNG QUY – Vị thuốc quan trọng để trị huyết

Bộ phận dùng làm thuốc của Hà thủ ô:

  • Rễ củ hà thủ ô. Rễ củ hình tròn, dài, không đều, củ nhỏ để nguyên, củ to bổ đôi theo chiều dọc, hay chặt thành từng miếng to. Mặt ngoài có những chỗ lồi lõm do các nếp nhăn ăn sâu tạo thành. Mặt cắt ngang có lớp bần mỏng màu nâu sẫm, mô mềm vỏ màu đỏ hồng, có nhiều bột, ở giữa có ít lõi gỗ.

Tên gọi khác: Dã miêu, Giao đằng, Dạ hợp, Địa tinh, Thủ ô

Tính vị: Vị khổ, cam. Tính ôn. Không độc

Quy kinh: Túc thiếu âm, quyết âm kinh.

Công năng: Bình bổ can thận, sáp tinh

Hình ảnh vị thuốc Hà thủ ô
Hình ảnh vị thuốc Hà thủ ô

Đặc điểm:

  • Bẩm thiên khí mùa xuân để sinh. Xuân ứng mộc hành, ứng với can tạng. Bên trong thông với huyết( can tàng huyết), bên ngoài hợp với phong khí của trời đất, cho nên tính thăng, thuộc dương, vào 2 kinh Túc quyết âm can, túc thiếu âm thận. Là loại thượng tễ để ích huyết khư phong.
  • Có 2 loại Thư và Hùng, cứ vào ban đêm lại quấn lấy nhau, lấy hình tượng âm dương giao hợp, từ đó có khả năng khiến cho con người có con.
  • Can tàng huyết, Thận chủ tinh, Hà thủ ô vào để bổ cả 2 kinh dẫn đến kinh huyết thịnh mãn. Tóc là phần hư của huyết, cho nên làm đen được tóc.
  • Chữa được chứng trường độc gây trĩ. Trĩ bệnh là do thấp nhiệt hạ lưu xuống gây ra. Đại trường là kinh đa khí đa huyết, nay thấp nhiệt đưa xuống tích tụ lâu ngày gây thương huyết phận, khiến cho đại trường mất sự nhu nhuận, giảm khả năng thi tiết truyền hóa, ép phần cơ nhục ở giang môn tạo thành khối. Hà thủ ô tính táo, táo có khả năng khử thấp, thêm vào đó là ích huyết, từ đó thấp trừ thì trĩ an.
  • Tâm huyết hư sinh chứng nội nhiệt, nhiệt thì khiến tâm không an, dao động, gây ra các chứng như tâm quý, chinh xung. Hà thủ ô đi vào cơ thể, bổ âm huyết cho tâm, hư nhiệt được bình thì các chứng được giải quyết.
  • Ngoài ra Hà thủ ô còn có tác dụng làm đẹp da, đen râu tóc, dùng lâu thì ích tinh, cường cân cốt, đó đều là do công lao to lớn của việc bổ can thận ích tinh huyết tạo lên.
Hình ảnh Bs Thu Huyền và Bs Đoàn Dung đang thăm khám cho bệnh nhân tại PK Tuệ Y Đường
Hình ảnh Bs Thu Huyền và Bs Đoàn Dung đang thăm khám cho bệnh nhân tại PK Tuệ Y Đường

Bs Thu Huyền chia sẻ thêm:

– Hà thủ ô bổ âm nhưng không trệ không hàn, cường dương nhưng không táo không nhiệt, bẩm tính trung hòa, bẩm được thuần khí của thiên địa. Truyện xưa có một lão niên mang họ là Hà, thấy 1 loài thực vật ban đêm thân của chúng quấn lại với nhau, lão liền đào lên mang về đun uống thì sau đó râu tóc đen nhánh trở lại, từ đó có tên là “Thủ Ô”. Sau đó ông thấy sinh lý tốt lên, sinh được nhiều người con trai, đổi tên dược thành “Năng Tự”, qua đó ta thấy được công dụng dưỡng âm ích dương của vị thuốc này.

– Khi xét riêng 2 vị Thục địa và Hà thủ ô ta thấy, tuy chúng cùng được xếp vào nhóm bổ âm nhưng Địa hoàng bẩm được cái khí của giữa mùa đông, sau 9 lần chưng sái thì biến thành màu đen, nhập thận kinh để tư nhuần cho chân thủy của “Thiên nhất” sinh ra, kiêm cả tác dụng bổ can vì Ất Quý đồng nguyên, can thận đồng trị. Hà thủ ô thì bẩm thụ khí của mùa xuân để sinh, do phong mộc hóa mà thành, thông nhập can kinh, là dương dược trong âm, vậy nên chuyên nhập vào kinh can để ích huyết khu phong, qua đó kiêm cả bổ thận vì Can thận cùng nguồn. Một loại là thuốc bẩm tinh tiên thiên chân âm nên có công dụng cứu ngay được bệnh nguy do cô dương cang thịnh quá cực. Một loại thì là thuốc quan trọng để điều bổ hậu thiên doanh huyết, nếu uống thường xuyên có thể trưởng dưỡng tinh thần, trừ bệnh tật điều nguyên khí. Chân âm của tiên thiên và hậu thiên không giống nhau, lại càng khác nhau về việc hoãn cấp khinh trọng của dược vật liên quan đến chúng. Huống chi tên gọi Dạ Hợp, Năng Tự đã bàn đến việc ngoài bổ hậu thiên âm huyết còn thêm cả tác dụng bổ dương trong đó nữa, đâu giống Thục địa chuyên lấy tác dụng tư thủy làm chủ. Khí bạc mà vị hậu, là vị thuốc trọng trọc trong loại thuốc trọng trọc, có tác dụng cứng mạnh gân cốt mà thôi. Đó là ý kiến tâm đắc của Phùng thị Tiên sư mà người xưa chưa từng phân tích, người bây giờ dùng chúng cùng nhau để bổ âm, chẳng phải là lỗi lầm to lớn hay sao?

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

Bào chế:

Rửa sạch, thái phiến, ngâm với nước gạo 1 ngày 1 đêm, sau đó cửu chưng cửu sái rồi dùng.

Hình ảnh thang thuốc có chứa vị thuốc Hà thủ ô
Hình ảnh thang thuốc có chứa vị thuốc Hà thủ ô

Tuệ Y Đường xin đưa ra cho bạn đọc một số bài thuốc dùng Hà thủ ô:

  1. Làm đen râu, tóc, khỏe gân xương, người ta sử dụng bài thuốc sau:

600g hà thủ ô đỏ, 600g hà thủ ô trắng ngâm với nước vo gạo bốn ngày đêm, cạo bỏ vỏ. Đậu đen đãi sạch, cho một lượt hà thủ ô, một lượt đậu đen vào chõ, đồ chín rồi bỏ đậu lấy hà thủ ô phơi khô, rồi lại đồ. Tiếp tục làm như vậy chín lần rồi lấy hà thủ ô sấy khô, tán bột. Việc này nhằm tận dụng chất antycyanidin trong đậu đen để giảm tính chát và gây táo bón trong hà thủ ô.

600g xích phục linh và 600g bạch phục linh, cạo vỏ, tán bột, đãi với nước trong đến khi sạch, lọc lấy bột lắng, nắm lại, tẩm với sữa mẹ rồi phơi khô. 320g ngưu tất tầm rượu khoảng một ngày, thái mỏng, đồ cùng hà thủ ô với đậu đen vào ba lần đồ cuối.

320g đương quy, 320g câu kỷ tẩm rượu, phơi khô, 320g thỏ ty tử tẩm rượu giã nát, phơi khô. 100g bổ cốt chi trộn với vừng đen, sao khô đến lúc thấy mùi thơm.

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

Sau khi chế biến xong, giã nát, trộn đều các vị thuốc trên, cho thêm mật ong rồi vo thành viên 0,5g, chia thành ba lần uống trong ngày, mỗi lần 50 viên. Người dùng nên uống thuốc buổi sáng bằng rượu, trưa uống với nước gừng, tối dùng với nước muối

  1. Điều trị thần kinh suy nhược, ăn uống khó tiêu dành cho người già yếu:

Trong đó hà thủ ô là vị thuốc chính: 10g hà thủ ô, 5g táo đen, 2g thanh bì, 3g trần bì, 3g sinh khương, 2g cam thảo, 600ml nước. Tất cả đem sắc đến khi còn khoảng 200ml, uống ba lần trong ngày.

  1. Điều trị da nhợt nhạt, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ:

Chúng ta có thể bồi bổ khí huyết bằng cách ăn cháo nấu với hà thủ ô. Nên bọc hà thủ ô trong vải thưa rồi cho vào nồi, nấu chung với cháo. Khi cháo nhừ, vớt hà thủ ô ra rồi cho gia vị êm nếm tùy theo khẩu vị.

Cũng có thể lấy 30g hà thủ ô nghiền thành bột, bọc chặt trong túi vải rồi nhét vào bụng một con gà mái đã làm sạch. Sau đó hầm nhừ món gà bằng nồi đất rồi ăn trong ngày.

  1. Trị mất ngủ do huyết hư:

Chế Hà thủ ô, Bắc sa sâm, Qui bản, Long cốt, Bạch thược mỗi thứ 12g, sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

  1. Trị thận yếu, đau lưng mỏi gối, di tinh nặng hoăc băng lậu, đái hạ, sinh dục yếu:

Dùng thất Bảo Mỹ Nhiệm Đơn  của Thiệu Ứng Tiết: Chế Thủ ô 20g, Bạch phục linh, Ngưu tất, Đương qui, Thỏ ti tử, Phá cố chỉ, mỗi thứ 12g, luyện mật làm hoàn, mỗi lần 12g, ngày 2 lần (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc xin phép được gửi về:

? Facebook: Tuệ Y Đường

?⚕️Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền

?⚕️Bác sĩ Đoàn Dung

?Địa chỉ:166 Nguyễn Xiển- Hạ Đình- Thanh Xuân- Hà Nội

?Hotline: 0789.502.555– 0789.503.5550789501555

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *