CÁC VỊ THUỐC GIẢI BIỂU

Thuốc giải biểu là những thuốc có tính cay ôn hoặc cay lương. Thường được dùng để chữa các bệnh truyền nhiễm ở thời kỳ sơ khởi. Thuốc giải biểu trong đông y để chữa các bệnh còn ở phần biểu, chữa chứng cảm mạo phong hàn hoặc chữa chứng cảm mạo phong nhiệt… Dưới đây là những ghi chép về những vị thuốc giải biểu điển hình, kính mới quý bạn đọc cùng Phòng khám Tuệ Y Đường tìm hiểu về các vị thuốc này nhé!

1. Sài hồ

Tính vị – Quy kinh

Vị đắng, tính bình hơi hàn, vị bạc khí thăng là dương.

Quy kinh Can, Đởm, Phế.

Hình ảnh vị thuốc sài hồ
Hình ảnh vị thuốc sài hồ trong nhóm giải biểu

Công năng

Giải biểu, Hòa giải biểu lý, sơ can giải uất, thăng dương cử hãm, thoái nhiệt tiệt ngược.

Chủ trị

Dương khí hạ hãm, có thể dẫn thanh khí thượng hành mà bình tà nhiệt ở Thiếu dương, Quyết âm (Can, Đởm, Tâm bao, Tam tiêu tướng hoả.

Thời Trân nói: hành Thiếu dương, Hoàng cầm làm tá dược; hành Quyết âm, Hoàng liên làm tá dược), tuyên sướng khí huyết, tán kết điều kinh (cụ Uông Ngang

Người ta chỉ biết Sài hồ có thể phát biểu, mà không biết Sài hồ giỏi nhất hoà lý. Do đó thuốc chữa lao lực, thuốc chữa về huyết thường hay dùng nó.

Bổ trung ích khí thang, Tiêu dao tán đều dùng Sài hồ để hoà trung chứ không phải để giải biểu.

2. Tía tô

Tính vị – quy kinh

Vị cay có thể nhập khí phận, sắc tím có thể nhập huyết phận.

Thơm ấm tán hàn, thông tâm lợi phế, khai vị ích tỳ (mùi thơm nhập Vị).

Công năng

Giải biểu, Phát hãn giải cơ, hòa huyết hạ khí, khoan trung tiêu đàm, khư phong định suyễn, chỉ thống an thai, lợi đại – tiểu trường, giải độc cua cá.

Hình ảnh vị thuốc tía tô
Hình ảnh vị thuốc tía tô trong nhóm giải biểu

Chủ trị

  • Uống nhiều tả chân khí của người (Lý Thời Trân nói: dùng cùng Trần bì, Sa nhân có thể hành khí an thai.Giải biểu
  • Dùng cùng Hoắc hương, Ô dược, có thể ôn trung chỉ thống.
  • Dùng cùng Hương phụ, Ma hoàng có thể phát nhiệt giải cơ.
  • Dùng cùng Xuyên khung, Đương quy có thể hoà huyết tán huyết.
  • Dùng cùng Cát cánh, Chỉ xác có thể lợi cách khoan trường.Giải biểu
  • Dùng cùng La bặc tử, Hạnh nhân có thể tiêu đàm định suyễn.
  • Dùng cùng Mộc qua, Hậu phác có thể tán ôn giải thử để trị hoắc loạn cước khí.

3. Thăng ma

Tính vị – Quy kinh

Ngọt, cay, hơi đắng, tính hơi hàn.

Là thuốc dẫn kinh túc dương minh Vị, thúc thái âm Tỳ (Sâm, đi lên trên, cần Thăng ma để dẫn lên), cũng nhập thủ dương minh Đại trường, thủ thái âm Phế.

Công năng

Giải biểu, Phát biểu thấu chẩn, thanh nhiệt giải độc, thăng dương cử hãm.

Hình ảnh vị thuốc thăng ma
Hình ảnh vị thuốc thăng ma trong nhóm giải biểu

Chủ trị

Tán phong tà ở biểu (dẫn Thông bạch, tán phong tà ở thủ dương minh; dùng cùng Cát căn, có thể phát hãn ở kinh Dương minh; dẫn Thạch cao, chỉ đau răng đau đầu ở kinh Dương minh)

Thăng phát hoả uất, có thể thăng dương khí từ dưới chí âm.

Dẫn thuốc cam ôn đi lên trên, để tán bổ Vị khí mà thực biểu (Sài hồ dẫn thanh khí đi lên trên Thiếu dương, Thăng ma dẫn thanh khí đi lên Dương minh, do đó Bổ trung ích khí thang lấy Sài Thăng làm tá sứ. Nếu hạ nguyên hư nhược, dùng Sài, Thăng thì hạ nguyên càng thêm hư, nên cẩn thận khi dùng).Giải biểu

Trị thời khí độc lệ, đau đầu nóng lạnh (Dương minh đầu thống, đau lan ra răng chỗ gò má), chứng phế nuy ói ra mủ, hạ lỵ hậu trọng (người đi ngoài kiết lỵ phía dưới nặng nề là do khí trệ vậy. Khí trệ ở trung tiêu, cần hành lên trên thì phía dưới có thể hạ giáng. Có người bí đại tiểu tiện, dùng thuốc thông lợi mà không có hiệu quả, trọng dụng thêm Thăng ma mà thông suốt trở lại.

4. Quế chi

Tính vị, quy kinh

Cay ngọt mà ôn, khí bạc thăng phù; nhập thủ thái âm Phế, túc thái dương Bàng quang.

Công năng

Giải biểu, Ôn kinh thông mạch, phát hãn giải cơ (có thể lợi phế khí, Kinh viết: cay ngọt phát tán là dương)

Hình ảnh vị thuốc quế chi
Hình ảnh vị thuốc quế chi trong nhóm giải biểu

Chủ trị 

Trị Thương phong đầu thống (không có mồ hôi có thể ra mồ hôi), Trúng phong tự hãn (có mồ hôi có thể dừng, trúng phong cũng như thương phong vậy, cổ văn thông dụng, chứng tự hãn thuộc dương hư, Quế chi làm quân dược, Bạch thược, Cam thảo là tá dược, thêm gừng táo gọi là Quế chi thang, có thể hoà dinh thực biểu),Giải biểu

Điều hoà dinh vệ, làm cho tà theo mồ hôi ra ngoài, mà mồ hôi tự ngừng. Cũng để trị chứng thủ túc Thống phong, Hiếp phong (Thống phong có chia làm phong đàm, phong thấp, thấp đàm, ứ huyết, khí hư, huyết hư; Quế chi dùng để dẫn kinh.

Chứng Hiếp phong thuộc Can, Quế chi có thể bình Can, Lý Đông Viên nói: Quế chi đi ngang ra cánh tay, cành Quế giống như cánh tay vậy. Lại nói: Khí bạc thì phát tiết, Quế chi đi lên trên để giải biểu; khí hậu thì phát nhiệt, Quế chi đi xuống dưới mà bổ Thận.

Vương Hảo Cổ nói: Có người hỏi Quế chi chỉ phiền mà làm ra mồ hôi, Trọng Cảnh trị thương hàn phát hãn, kể ra đều là dùng Quế chi thang. Lại nói không có mồ hôi không được dùng Quế chi, mồ hôi nhiều thì dùng Quế chi cam thảo thang, như vậy lại có thể bế mồ hôi, hai nghĩa trên có tương thông nhau hay không?

Nói: Trọng Cảnh nói Thái dương bệnh phát sốt ra mồ hôi, đây là vinh nhược vệ cường.

Âm hư, dương chắc chắn tụ hợp lại, do đó lấy Quế chi làm ra mồ hôi, đây là để điều vinh khí, thì vệ khí tự hoà, phong tà không còn nơi dung chứa, thuận theo mồ hôi ra mà tự giải, không phải là như Ma hoàng có thể khai tấu lý, làm ra mồ hôi.

Mồ hôi ra nhiều dùng Quế chi, để điều hoà vinh vệ thì tà tự theo mồ hôi ra, mà mồ hôi tự ngừng, không phải Quế chi có thể bế lỗ chân lông, cũng chỉ là chứng có mồ hôi thì nên dùng.

Nếu thương hàn không có mồ hôi, thì nên làm ra mồ hôi là chủ đạo, mà không chỉ độc điều vinh vệ! Do đó nói không có mồ hôi không được uống Quế chi, có mồ hôi không được uống Ma hoàng vậy.Giải biểu

Hình ảnh BS CK II Đoàn Dung và BS Trần Thị Thu Huyền đang thăm khám cho bệnh nhân tại phòng khám Tuệ Y Đường
Hình ảnh BS CK II Đoàn Dung và BS Trần Thị Thu Huyền đang thăm khám cho bệnh nhân tại phòng khám Tuệ Y Đường

5. Bạch chỉ

Tính vị – Quy kinh

Vị cay tán phong, tính ôn trừ thấp, phương hương thông khiếu mà làm ra mồ hôi. 

Quy kinh: hành thủ dương minh Đại trường, túc dương minh Vị, nhập thủ thái âm Phế.

>>>> Cùng tìm hiểu thêm về vị thuốc bạch chỉ

Công năng

Giải biểu, Phát tán phong hàn, chỉ thống tiêu viêm.

Hình ảnh vị thuốc bạch chỉ
Hình ảnh vị thuốc bạch chỉ trong nhóm giải biểu

Chủ trị

Là chủ dược của kinh Dương minh (kinh Dương minh vinh nhuận lên mặt, do đó dùng để chữa các chứng bệnh đầu mặt).Giải biểu 

Trị hoa mắt đau đầu vùng kinh Dương minh

Đau vùng xương cung mày (chứng Mi lăng cốt thống – do phong nhiệt và đàm, dùng Bạch chỉ cùng Hoàng cầm tẩm rượu, nghiền 2 thứ thành bột làm trà uống)

Đau răng (do phong nhiệt, hàm răng trên thuộc túc Dương minh, hàm răng dưới thuộc thủ Dương minh)

Chứng Tỵ uyên (Phế khai khiếu ra mũi, phong nhiệt thừa phế, thiêu bốc lên não, do đó nước mũi đục mà nằm ở sâu

. Kinh viết: chất lỏng từ não chảy ra là nước mũi, nên dùng Bạch chỉ cùng Tế tân, Tân di để trị)

Chữa sẹo (có thể làm mỡ bôi), khô ngứa ngoài da, bệnh phong nhiệt của 3 kinh trên.

Các bệnh băng huyết, bế huyết, trường phong trĩ, ung nhọt lở loét, bệnh thấp nhiệt của 3 kinh trên.

Hoạt huyết bài nùng (trong đường ruột có máu mủ bại nùng, rỉ rả tanh hôi, khiến cho bụng rốn lạnh đau, cần Bạch chỉ để bài xuất ra ngoài)

Sinh cơ chỉ thống, giải độc Thạch tín, độc rắn cắn (đầu tiên lấy dây buộc vết cắn, hoà 5 tiền bột Bạch chỉ với rượu để rửa. Trồng Bạch chỉ có thể trừ rắn).Giải biểu

6. Cát căn

Tính vị – Quy kinh

Là vị thuốc giải biểu có Vị ngọt tính bình, khinh dương thăng phát. 

Nhập kinh túc thái âm Tỳ, kinh túc dương minh Vị.

>>>> Cùng tìm hiểu thêm về vị thuốc cát căn

 

Công năng

Giải biểu, Giải cơ thoái nhiệt, sinh tân, thấu chẩn, thăng dương chỉ tả.

Hình ảnh vị thuốc cát căn
Hình ảnh vị thuốc cát căn trong nhóm giải biểu

Chủ trị

Có thể cổ vũ Vị khí đi lên trên, sinh tân chỉ khát; kiêm nhập Tỳ kinh, khai tấu phát hãn, giải cơ thoái nhiệt (tỳ chủ cơ nhục).Giải biểu

Là thánh dược trị Vị hư nhược tiết tả (Kinh viết: thanh khí ở phía dưới, tất sinh chứng sôn tiết, Cát căn có thể thăng thanh khí của kinh Dương minh)

Điều trị thương hàn trúng phong, đau đầu tại kinh Dương minh (Trương Nguyên Tố nói: đầu đau như vỡ, là do trúng phong kinh Dương minh

Có thể dùng Cát căn thông bạch thang; nếu bệnh Thái dương sơ khởi, chưa nhập Dương minh mà đầu đau, không thể liền uống Thăng cát thang để phát ra, nếu không ngược lại sẽ dẫn tà khí nhập vào Dương minh.

Trọng Cảnh trị bệnh Thái dương – Dương minh kết hợp, dùng Quế chi thang gia Cát căn, Ma hoàng; lại có Cát căn hoàng cầm hoàng liên giải cơ thang, là dùng để đoạn đứt con đường từ Thái dương nhập vào Dương minh, không phải là thuốc của kinh Thái dương)

Chứng Huyết lỵ ôn ngược (Đan Khê nói: trị ngược tật {sốt rét – hết rét lại nóng} không có mồ hôi, tán tà làm chủ, kèm theo bổ; có mồ hôi thì lại cần cầm lại, phù chính làm chủ, kèm theo tán tà.

Nếu là chứng Dương ngược có mồ hôi, gia Sâm, Kỳ, Bạch truật để liễm mồ hôi lại; không có mồ hôi thì gia Hoàng cầm, Cát căn, Thương truật để phát ra).

Chứng Trường phong đậu chẩn (có thể phát đậu chẩn, Đan Khê nói: Phàm ban chẩn đã thấy chấm đỏ, không thể uống thêm Thăng cát thang, e là biểu hư ngược lại càng tăng thêm các nốt vỡ).

Cát căn có thể khởi âm khí, tán uất hoả, giải độc rượu (Cát căn hoa là tốt nhất), lợi nhị tiện, sát độc bách trùng, Giải biểu

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc xin phép được gửi về:

? Facebook: Tuệ Y Đường

?‍Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền

?‍⚕️  Bác sĩ Đoàn Dung

?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

?Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555 – 0789501555

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *