Cát căn thăng dương chỉ tả

Cát căn là vị thuốc Nam của y học cổ truyền được làm từ củ sắn dây. Thuốc có tính khinh, tuyên, có tác dụng giải cơ, thăng dương, tán hoả; được dùng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Hôm nay BS CKII Trần Thị Thu Huyền – Trưởng khoa khám bệnh tại Tuệ Y Đường sẽ chia sẻ cho bạn đọc chi tiết về vị thuốc Cát căn nhé!

Tính vị:

  • Vị ngọt tính bình, khinh dương thăng phát.

Nhập kinh:

  • Túc thái âm Tỳ, kinh túc dương minh Vị.

Công năng của cát căn: Giải cơ thoái nhiệt, sinh tân, thấu chẩn, thăng dương chỉ tả.

  • Có thể cổ vũ Vị khí đi lên trên, sinh tân chỉ khát; kiêm nhập Tỳ kinh, khai tấu phát hãn, giải cơ thoái nhiệt (tỳ chủ cơ nhục).
  • Là thánh dược trị Vị hư nhược tiết tả (Kinh viết: thanh khí ở phía dưới, tất sinh chứng sôn tiết, Cát căn có thể thăng thanh khí của kinh Dương minh).

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

Hình ảnh vị thuốc Cát căn
Hình ảnh vị thuốc Cát căn
  • Điều trị thương hàn trúng phong, đau đầu tại kinh Dương minh (Trương Nguyên Tố nói: đầu đau như vỡ, là do trúng phong kinh Dương minh, có thể dùng Cát căn thông bạch thang; nếu bệnh Thái dương sơ khởi, chưa nhập Dương minh mà đầu đau, không thể liền uống Thăng cát thang để phát ra, nếu không ngược lại sẽ dẫn tà khí nhập vào Dương minh. Trọng Cảnh trị bệnh Thái dương – Dương minh kết hợp, dùng Quế chi thang gia Cát căn, Ma hoàng; lại có Cát căn hoàng cầm hoàng liên giải cơ thang, là dùng để đoạn đứt con đường từ Thái dương nhập vào Dương minh, không phải là thuốc của kinh Thái dương).
  • Chứng Huyết lỵ ôn ngược (Đan Khê nói: trị ngược tật {sốt rét – hết rét lại nóng} không có mồ hôi, tán tà làm chủ, kèm theo bổ; có mồ hôi thì lại cần cầm lại, phù chính làm chủ, kèm theo tán tà. Nếu là chứng Dương ngược có mồ hôi, gia Sâm, Kỳ, Bạch truật để liễm mồ hôi lại; không có mồ hôi thì gia Hoàng cầm, Cát căn, Thương truật để phát ra).
  • Chứng Trường phong đậu chẩn (có thể phát đậu chẩn, Đan Khê nói: Phàm ban chẩn đã thấy chấm đỏ, không thể uống thêm Thăng cát thang, e là biểu hư ngược lại càng tăng thêm các nốt vỡ).
  • Cát căn có thể khởi âm khí, tán uất hoả, giải độc rượu (Cát căn hoa là tốt nhất), lợi nhị tiện, sát độc bách trùng.
Hình ảnh vị thuốc Cát căn
Hình ảnh vị thuốc Cát căn

>>> Bạn đọc tham khảo: Thiên ma trị dương cang, phong đàm thượng nhiễu

Bào chế: .

  • Bỏ sạch tạp chất, rửa sạch, ngâm trong nước, lấy ra, ủ mềm, thái phiến luôn rồi phơi khô.
  • Ổi Cát căn: đầu tiên lấy lượng nhỏ vỏ trấu rải vào trong chảo nóng, đợi bốc khói rồi đổ Cát căn phiến vào, lại rải lên trên một lớp trấu nữa, nướng tới khi phía dưới lớp trấu có màu vàng cháy, sau đó đảo đều không ngừng, tới khi phiến Cát căn có màu vàng sẫm thì lấy ra, rây bỏ trấu, để nguội, tỉ lệ 100kg Cát căn : 25kg vỏ trấu (Trung Quốc Đại Từ Điển).

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

Hình ảnh vị thuốc Cát căn
Hình ảnh vị thuốc Cát căn

Chú ý:

  • Dùng nhiều ngược lại làm thương Vị khí (do thăng tán thái quá).
  • Mùa hè người biểu hư, nhiều mồ hôi chớ dùng (Bản thảo tùng tân).
  • Nước sắn dây sống tính đại hàn, có tác dụng giải ôn bệnh đại nhiệt, các chứng nôn khạc ra máu, chảy máu mũi.
  • Đôi dược Cát căn & Thăng ma: Cát căn thăng cử dương khí, phát biểu thấu chẩn, thanh giải nhiệt độc; Thăng ma giải cơ thoái nhiệt, sơ biểu thấu chẩn, sinh tân chỉ khát, chỉ tả. Cát căn khinh dương thăng tán, do đó có thể giải cơ thấu chẩn; Thăng ma khinh phù thượng thăng, cũng có thể thấu chẩn giải độc. Hai thứ thuốc phối ngũ dùng bắt đầu từ thời Tiền Trọng Dương – Thăng ma cát căn thang (Tiểu nhi dược chứng trực quyết), trị dương minh thương hàn, trúng phong đau đầu đau mình mẩy, phát sốt hơi sợ lạnh, miệng khát không mồ hôi, khô mũi đau mắt không ngủ được, cho tới chứng dương minh phát ban, ban muốn mọc chưa được, lúc nóng lúc lạnh.
  • Cát căn Thăng ma phối ngũ với nhau, sở trường thấu đạt chẩn độc, nếu hắt hơi ho nhẹ, chẩn độc muốn đạt ra ngoài chưa được, bệnh cơ hướng ra ngoài, có thể dùng cặp thuốc này để nhân thế bệnh đưa ra ngoài. Nếu phế nhiệt khí suyễn, chẩn độc nội hãm, thiêu đốt phế kim, lấy thang này ra chữa thì không nên.

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé.

>>> Bạn đọc tham khảo thêm: KÊ HUYẾT ĐẰNG – Giai phẩm hành huyết

Hình ảnh Bs Thu Huyền và Bs Đoàn Dung đang thăm khám cho bệnh nhân.
Hình ảnh Bs Thu Huyền và Bs Đoàn Dung đang thăm khám cho bệnh nhân.

Bác sĩ Thu Huyền chia sẻ thêm tác dụng của đôi dược Thăng – Cát chủ trị:

  1. Ban chẩn mới phát, đau đầu, phát sốt
  2. Ma chẩn sơ khởi, phát sốt, chẩn mọc khó hoặc ma chẩn quay lại quá sớm.
  3. Chân răng sưng đau, lở loét
  4. Đau dây thần kinh sinh ba
  5. Viêm mũi mạn tính, viêm xoang mũi
  6. Đau cứng cổ gáy, thoái hoá đốt sống cổ.

*Dịch và tổng hợp từ:

  1. Bản thảo bị yếu
  2. Trung Quốc đại từ điển
  3. Lữ Cảnh Sơn đôi dược

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc xin phép được gửi về:

? Facebook: Tuệ Y Đường

?‍Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền

?‍⚕️  Bác sĩ Đoàn Dung

?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển- Hạ Đình- Thanh Xuân- Hà Nội

?Hotline: 0789.502.555– 0789.503.555- 0789501555

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *