Rối loạn kinh nguyệt: Đừng quên 10 vị thuốc Đông y này!

Không phải là bệnh hiếm gặp, rối loạn kinh nguyệt gây rất nhiều phiền toái trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày và đe dọa sức khỏe của chị em phụ nữ.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc tây để làm giảm nhanh các triệu chứng thì người bệnh có thể áp dụng một số cách điều trị rối loạn kinh nguyệt bằng Đông y vừa an toàn vừa mang lại hiệu quả lâu dài.

Đông y có thế mạnh trong việc chữa trị những bệnh phụ nữ liên quan đến nội tiết. Chính vì thế, trước giờ rất nhiều chị em bị rối loạn kinh nguyệt tìm đến các bài thuốc đông y với mong muốn được chữa khỏi nhanh chóng mà lại an toàn, không lo tác dụng phụ.

Bài viết dưới đây Đông y Tuệ Y Đường sẽ giới thiệu với các bạn về những vị thuốc Đông y trong điều trị rối loạn kinh nguyệt.

Biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt

BS.CKII.Trần Thu Huyền cho biết rối loạn kinh nguyệt là sự bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt của chị em, bao gồm: vô kinh, rong kinh, trễ kinh, kinh đến sớm, kinh nguyệt ra ít, chu kỳ kinh nguyệt không đều, đau bụng, đau thắt lưng khi hành kinh…

Những biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt thường rõ ràng và xảy ra trong thời gian hành kinh nên chị em có thể dễ dàng nhận biết được.

– Màu sắc kinh bất thường: Máu kinh chuyển từ màu đỏ thẫm sang đỏ nâu, thậm chí chuyển sang màu đen và lẫn cục máu đông, mùi hôi khó chịu…

– Rong kinh: Rong kinh là một trong những biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt thường gặp ở chị em phụ nữ. Số ngày hành kinh ở chu kỳ bình thường là 3-5 ngày, lượng máu kinh từ 20-80ml.

Tuy nhiên, nếu bị rong kinh, thời gian có kinh kéo dài trên 7 ngày, máu kinh ra nhiều.

Máu kinh chuyển từ màu đỏ thẫm sang đỏ nâu
Máu kinh chuyển từ màu đỏ thẫm sang đỏ nâu

– Kinh nguyệt không đều: Kinh nguyệt hoàn toàn không có tính quy luật, thời gian giữa hai kỳ kinh có thể kéo dài vài tháng mà cũng có khi chỉ vài ngày. Lượng kinh nguyệt có lúc nhiều nhưng cũng có lúc ít.

– Thưa kinh, thiểu kinh: Chu kỳ kinh nguyệt ở trong khoảng từ 36 ngày đến 6 tháng thì gọi là kinh nguyệt thưa. Thời gian bị kinh ít hơn 3 ngày, lượng băng vệ sinh dùng rất ít hoặc thậm chí không cần dùng thì gọi là kinh nguyệt ít hay thiểu kinh.

– Chậm kinh: Chậm kinh là hiện tượng kinh nguyệt đến chậm trên 7 ngày, thậm chí cả tháng so với chu kỳ trước.

– Có kinh sớm: Ngày hành kinh của các chị em đột ngột đến sớm hơn 7 ngày, thậm chí 1 tháng có kinh 2 lần… đều là những biểu hiện của kinh nguyệt đến sớm.

– Tắc kinh: Tắc kinh là tình trạng kinh nguyệt đột ngột biến mất và không xuất hiện lại trong thời gian dài.

– Mất kinh: Mất kinh được chia thành 2 dạng là mất kinh nguyên phát và thứ phát. Mất kinh nguyên phát là những trường hợp từ lúc dậy thì đến khi trưởng thành không hề có kinh nguyệt.

Ngược lại mất kinh thứ phát là do một vài nguyên nhân khiến kinh nguyệt không xuất hiện.

Rối loạn kinh nguyệt và các vấn đề thường gặp

Kinh nguyệt hoàn toàn không có tính quy luật, thời gian giữa hai kỳ kinh
Kinh nguyệt hoàn toàn không có tính quy luật, thời gian giữa hai kỳ kinh

– Đau bụng kinh (thống kinh): Đau bụng kinh là một biểu hiện bình thường thường xảy ra trước và trong thời gian hành kinh. Tuy nhiên, chị em bị rối loạn kinh nguyệt có thể bị đau bụng dữ dội trước và trong thời gian hành kinh.

Những cơn đau kéo dài khiến chị em cảm thấy mệt mỏi, mặt xanh xao, mất sức… làm ảnh hưởng đến công việc hàng ngày.

– Xuất huyết ngoài kỳ kinh: Lượng máu kinh có thể xuất hiện ở giữa chu kỳ kinh nguyệt, tuy nhiên chúng ra rất ít và nhanh chóng biến mất.

Rối loạn kinh nguyệt nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến vô sinh, hiếm muộn. Vì vậy, chị em khi thấy các biểu hiện trên cần nhanh chóng đi khám bác sĩ để tìm hướng điều trị phù hợp.

Những nguyên nhân khiến kinh nguyệt đến sớm hơn bình thường

Phân loại bệnh theo Y học cổ truyền?

Theo BS.Thu Huyền trong Đông y, nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt là do huyết nhiệt, hư nhiệt, khí hư, huyết ứ, huyết hư, can thận hư tổn khiến khí huyết không thông…

Do vậy, các bài thuốc Đông y tập trung điều trị các chứng huyết nhiệt, huyết hư và phục hồi các chức năng can, tỳ, thận,… Từ đó, giúp điều hòa kinh nguyệt và ngăn ngừa tái phát.

1.Kinh nguyệt trước kỳ :có kinh sớm hơn 7 ngày

Kinh nguyệt có sớm trước thường do các nguyên nhân sau:

Do huyết nhiệt: Biểu hiện là thấy kinh sớm, lượng nhiều, màu đỏ tía, đặc có lẫn máu cục, sắc mặt đỏ, tiểu đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sác.

Do hư nhiệt: thấy kinh sớm, lượng ít, màu đỏ, hoa mắt chóng mặt, ngủ không yên, rêu lưỡi vàng khô, mạch tế sác.

Do khí hư: kinh trước kỳ, số lượng kinh ra nhiều, loãng, màu nhạt, người mệt mỏi, đoản hơi, ngại nói, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng ướt, mạch hư nhược vô lực.

Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng chu kì kinh nguyệt không đều
Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng chu kì kinh nguyệt không đều

2.Kinh nguyệt sau kỳ: có kinh chậm hơn 7 ngày

Kinh nguyệt sau kỳ chậm hơn 7 ngày do các nguyên nhân sau:

Do hàn (hư hàn, phong hàn): kinh chậm. lượng ít, loãng, nhạt màu, người lạnh, chân tay lạnh, đau bụng, chườm nóng đỡ đau, người mệt mỏi, mạch trầm trì vô lực (hư hàn), hoặc trầm khẩn (phong hàn).

Do huyết ứ: chậm kinh, lượng ít, sẫm màu, có lẫn máu cục bụng dưới đau cự án, ngực bụng đầy chướng, táo bón, tiểu ít màu đỏ, lưỡi xám, mạch trầm sác.

Do huyết hư: chậm kinh, lượng ít, sắc mặt trắng, người mệt mỏi, đoản hơi, da khô, hoa mắt chóng mặt, lưỡi nhạt không rêu, mạch tế sác.

CỤC MÁU ĐÔNG TRONG CHU KỲ KINH NGUYỆT CẢNH BÁO ĐIỀU GÌ ?

Do đàm thấp: chậm kinh, màu nhạt, chướng bụng, miệng nhạt, ăn kém, rêu lưỡi trắng nhợt, mạch huyền hoạt.

Do khí uất: chậm kinh, lượng ít, bụng dưới chướng đau, ngực sườn đầy tức, mạch huyền sác.

3. Kinh nguyệt không định kỳ: kinh lúc thấy sớm, lúc thấy muộn.

Kinh nguyệt không định kỳ: kinh lúc thấy sớm, lúc thấy muộn do các nguyên nhân sau:

Do can khí uất kết : kinh nguyệt không đều, lượng ít, sắc tía lẫn máu cục, dễ cáu gắt, vú căng đau trước khi hành kinh, ợ hơi, táo bón, mạch huyền sác.

Do tỳ hư : kinh nguyệt không đều, lượng ít, nhạt màu, người mệt mỏi, kém ăn, ăn không ngon miệng, hay chóng mặt hồi hộp, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mạch hư nhược.

Do can thận hư : kinh không đều, loãng, sắc nhạt, ù tai, chóng mặt, đau lưng mỏi gối, tiểu nhiều, đại tiện lỏng, mạch trầm nhược.

Cơ sở lý luận: Do nội nhân, ngoại cảm lục dâm, hoặc nội thương bệnh tật. Các nguyên nhân trên làm cho khí huyết của hai mạch xung nhâm và Bào cung mất điều hòa mà gây bệnh.

Mặt khác, do nội tạng có bệnh tật dẫn đến công năng các tạng Can, Tỳ, Thận rối loạn làm khí huyết của mạch xung, mạch nhâm và bào cung mất điều hòa mà gây ra rối loạn kinh nguyệt.

10 NGỘ NHẬN SAI LẦM VỀ KINH NGUYỆT CỦA PHỤ NỮ

Những vị thuốc Đông y điều trị rối loạn kinh nguyệt

1. Thục địa

BS.CKII.Trần Thu Huyền cho biết thục địa là một trong những vị thuốc quý nằm trong nhóm thuốc bổ huyết, giúp chữa bệnh về huyết, nuôi dưỡng và bổ thận âm, tốt cho người huyết hư, phụ nữ rối loạn kinh nguyệt.

Theo y học cổ truyền, thục địa là vị thuốc tốt nhất để dưỡng âm, là thuốc vị “quân” trong nhiều bài thuốc cổ phương.

Vị thuốc Thục địa
Vị thuốc Thục địa

2. Đương quy

Đương quy là vị thuốc chủ về huyết, là thuốc đầu vị trong việc chữa các bệnh của phụ nữ.

Trong Đông y, đương quy có vị ngọt, hơi đắng, tính ôn, quy vào 3 kinh là tâm, can, tỳ. Đương quy có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, điều huyết, thông kinh. Đây là vị thuốc chủ yếu dùng chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, thiếu máu, chân tay tê lạnh…

Vị thuốc Đương quy
Vị thuốc Đương quy

3. Xuyên khung

Xuyên khung vị cay, tính ôn, quy kinh can đởm, tâm bào. Theo y học cổ truyền, xuyên khung có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết thông kinh, hành khí giải uất, giảm đau, chủ trị rối loạn kinh nguyệt, bế kinh, thống kinh, sau sinh đau bụng, chân tay tê, đau đầu, mụn nhọt đau nhức…

Vị thuốc Xuyên khung
Vị thuốc Xuyên khung

4. Bạch thược

Bạch thược hay còn gọi là mẫu đơn trắng là một vị thuốc quen thuộc trong các bài thuốc cổ truyền, chuyên chữa trị các chứng đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt, rong huyết, hoa mắt chóng mặt…

Bạch thược có vị đắng chua, quy vào 2 kinh can, tỳ, có tác dụng bình can, giảm đau, dưỡng huyết, điều kinh,…

Vị thuốc Bạch thược
Vị thuốc Bạch thược

5. Đẳng sâm

Theo Đông y, đẳng sâm (hay đảng sâm) vị ngọt, tính bình, vào kinh tỳ và phế, có tác dụng bổ trung, ích khí, sinh tân, kiện tỳ, dưỡng huyết. Đẳng sâm dùng trong các trường hợp tỳ vị hư nhược, khí hư gây cơ thể suy nhược, mệt mỏi, trung khí hư gây sa giáng như sa tử cung, sa dạ dày……

Đẳng sâm thuộc nhóm bổ khí, thường được kết hợp với các vị thuốc nhóm bổ huyết như thục địa để giúp ích khí dưỡng huyết, rất tốt cho những người rối loạn kinh nguyệt, có kinh đau bụng…..

Vị thuốc Đẳng sâm
Vị thuốc Đẳng sâm

6. Phục linh

Phục linh hay còn gọi là bạch phục linh có vị ngọt nhạt, tính bình, có tác dụng lợi thủy, kiện tỳ, định tâm, an thần. Phục linh kết hợp với bạch truật giúp tăng cường chức năng vận hóa của tỳ vị, tăng nguồn khí huyết cho cơ thể.

Vị thuốc Bạch phục linh
Vị thuốc Bạch phục linh

7. Bạch truật

Bạch truật vị ngọt đắng, tính ấm, có tác dụng bổ khí, kiện tỳ, lợi thủy, cầm mồ hôi, chủ trị các chứng tỳ vị hư nhược, thủy thũng, đàm ẩm, khí hư.

Vị thuốc Bạch truật
Vị thuốc Bạch truật

8. Hương phụ

Hương phụ hay còn gọi là cỏ cú, củ gấu. Hương phụ có tác dụng hành khí giảm đau, khai uất, điều kinh. Tinh dầu trong hương phụ có hoạt tính kiểu estrogen – 1 loại hormone sinh dục nữ nên người ta thường được dùng hương phụ đề điều trị các bệnh phụ nữ.

Vị thuốc Hương phụ
Vị thuốc Hương phụ

9. Trần bì

Trần bì thường được gọi với tên như quất bì, vỏ quýt. Đây là vị thuốc phổ biến trong y học cổ truyền, chủ trị đầy bụng, khó tiêu, ho có đờm, kém ăn, nôn mửa, tiêu chảy…

Ngoài ra, khi kết hợp với hương phụ, trần bì còn có tác dụng hành khí giải uất, khai uất điều kinh, lưu thông khí huyết, giảm co bóp tử cung, chống viêm, chống co thắt và giảm đau bụng kinh.

Vị thuốc Trần bì
Vị thuốc Trần bì

10. Cam thảo

Cam thảo có vị ngọt, mùi thơm dịu, là vị thuốc thông dụng trong Đông y và Tây y. Cam thảo cũng có tác dụng ích khí dưỡng huyết, bổ tỳ vị, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc, điều hòa các vị thuốc.

Trong các bài thuốc, cam thảo thường được coi là “sứ giả” để dẫn thuốc quy về các kinh, do cam thảo thông hành 12 kinh trong cơ thể.

Vị thuốc Cam thảo
Vị thuốc Cam thảo

Dùng những vị thuốc này để điều trị rối loạn kinh nguyệt như thế nào?

Khí và huyết là 2 yếu tố luôn song song đi kèm nhau trong Đông y, vì khí là soái của huyết, nếu khí hư thì huyết hư và ngược lại. Do vậy, người ta thường kết hợp giữa các thuốc bổ khí và bổ huyết điều trị rối loạn kinh nguyệt để đem lại hiệu quả tốt nhất.

Nếu ngại việc đi bắt mạch, bốc thuốc, sắc thuốc tốn thời gian và công sức, bạn có thể sử dụng cao uống điều kinh – bổ huyết được chiết xuất từ các vị thuốc trên.

Từ các vị thuốc bồi bổ khí huyết của y học cổ truyền Phòng Khám Đông y Tuệ Y Đường đã tạo nên cao uống điều kinh bổ huyết, điều trị rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh… giúp bệnh nhân thuận tiện trong việc sử dụng lại vừa cách an toàn và hiệu quả.

Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc xin phép được gửi về:

? Facebook: Tuệ Y Đường

?⚕️ Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền

?⚕️  Bác sĩ Đoàn Dung

?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển- Hạ Đình- Thanh Xuân- Hà Nội

?Hotline: 0789.502.555– 0789.503.555

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *