BỆNH GOUT NÊN ĂN VÀ KIÊNG GÌ?

Gout đặc trưng với các triệu chứng sưng nóng đỏ đau các khớp nhỡ và nhỏ, hay gặp ở ngón chân cái. Ngày nay, gút không còn là bệnh hiếm gặp được mệnh danh là “Bệnh của nhà giàu” nữa mà ngày càng gia tăng và trẻ hóa.

Một trong những nguyên nhân gây khởi phát cơn gout cấp là sau một bữa ăn giàu đạm. Việc ăn uống không điều độ sẽ khiến bệnh trở nên trầm trọng và khó kiểm soát. Vì vậy, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý là vấn đề hết sức quan trọng để điều trị đạt kết quả tốt hơn

Vậy người bệnh gout nên ăn và kiêng gì? Hãy cùng Phòng khám Tuệ Y ĐườngBác sĩ CKI Nguyễn Nhật Minh tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Chế độ dinh dưỡng hợp lý rất quan trọng trong điều trị bệnh gout
Chế độ dinh dưỡng hợp lý rất quan trọng trong điều trị bệnh gout

I. Tìm hiểu về bệnh Gout

1. Bệnh gout là gì

Bệnh gout trong đông y gọi là thống phong, là một bệnh do rối loạn chuyển hóa axit uric máu dẫn đến kết tủa các tinh thể muối urat trong và xung quanh khớp, gây viêm khớp cấp tính hoặc mãn tính tái phát. Gout cấp thường xảy ra ở một khớp và hay gặp ở khớp bàn ngón chân 1. Các triệu chứng của bệnh gout bao gồm đau cấp tính, nóng, đỏ và sưng. Chẩn đoán xác định khi tìm thấy các tinh thể trong dịch khớp. Bệnh thường gặp ở nam nhiều hơn nữ.

>>>>> Bạn đọc có bất kỳ thắc mắc về vấn đề cơ xương khớp vui lòng liên hệ hotline: 0789.501.555 để được tư vấn trực tiếp!

2. Phân loại bệnh gout

2.1 Gout nguyên phát

Nguyên nhân còn chưa rõ. Thường có tính chất gia đình, khởi phát do thức ăn chứa nhiều nhân purin và uống quá nhiều rượu. Đa số các trường hợp là gout nguyên phát, do đó thông thường khi nói đến gout là gout nguyên phát

2.2 Gout thứ phát

– Do suy thận mạn

– Do dùng thuốc: Các loại thuốc gây gout thứ phát thường gặp: Corticoid, hạt tophi xuất hiện sớm mà không cần phải có cơn gout cấp, thuốc lợi tiểu, aspirin, thuốc chống lao, thuốc điều trị ung thư

– Do tiêu tế bào quá mức gây tăng axit uric (lơ xê mi thể tủy mạn tính, thiếu máu tán huyết, bệnh vẩy nến diện rộng…)

2.3 Gout do các bất thường về enzym

Là bệnh di truyền do thiếu hụt hoàn toàn hoặc một phần enzym HGPRT (ở nam), hoặc tăng hoạt tính enzyme PRPP (rất hiếm)

3.Triệu chứng lâm sàng của bệnh gout

3.1 Gout cấp tính

Thường gặp các khớp ở chi dưới, gối, bàn ngón và các khớp khác

  • Bệnh khởi phát đột ngột vào nửa đêm hoặc gần sáng
  • Thường xuất hiện tự phát hoặc sau một bữa ăn giàu đạm hoặc uống nhiều rượu quá mức
  • Khớp đau ghê gớm, bỏng rát, đau nhiều gây mất ngủ. Đau chủ yếu về đêm và gần sáng, giảm về ban ngày. thường kèm theo mệt mỏi, đôi khí sốt kèm rét run
  • Đáp ứng điều trị với colchicin trong 48h
Bệnh gút là một loại viêm khớp, khởi phát thường đột ngột, sưng, đau và viêm các khớp
Bệnh gout là một loại viêm khớp, khởi phát thường đột ngột, sưng, đau và viêm các khớp

3.2 Gout mạn tính

Thời gian tiến triển thành gout mạn tính thường sau vài năm đến vài chục năm. Nếu không được điều trị cơn gout có thể diễn biến như sau:

  • Cơn thưa: Vài tháng hoặc có thể vài năm mới có 1 cơn nếu bệnh nhân kiểm soát tốt
  • Cơn liên tiếp: Cơn càng mau, mức độ càng trầm trọng hơn

Tổn thương có thể ở khớp ban đầu, song thường gặp tổn thương thêm các khớp khác: Ngón chân cái bên đối diện, khớp bàn – ngón, khớp cổ chân. Khớp gối, khớp khuỷu, cổ tay hiếm gặp hơn. Không gặp ở khớp vai, háng, cột sống

Gout mạn tính có các biểu hiện: Hạt tophi, bệnh khớp mạn tính do muối urat, bệnh thận do gout

>>>> Mời bạn đọc tham khảo bài viết: Bệnh Gout là gì? Nguyên nhân, triệu chứng

II. Dinh dưỡng cho người bệnh gout

1. Các thực phẩm người bệnh gout nên tránh

– Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều nhân purin như các loại thịt đỏ, nội tạng và thủy hải sản

– Hạn chế uống rượu bia, chè, cafe, các loại đồ uống này có khả năng  gây tăng axit uric máu và khởi phát cơn gout cấp

– Tránh các loại rau xanh có khả năng tăng trương cao như nấm, giá, măng tây… 

– Tránh ăn bánh ngọt và bánh quy vì hàm lượng dinh dưỡng thấp và có thể làm tăng nồng độ axit uric

2. Các thực phẩm dành cho người bệnh gout

– Các thực phẩm có hàm lượng purin thấp như: sữa và các sản phẩm từ sữa ít béo và không béo, chẳng hạn như sữa chua và sữa tách béo 

– Trái cây tươi và rau quả, nên sử dụng các loại quả giàu vitamin C như dâu tây, dứa… vì chúng làm giảm tình trạng viêm hiệu quả, giúp người bệnh khỏe mạnh hơn

–  Rau xanh các loại: súp lơ xanh và rau chân vịt là những thực phẩm giàu chất xơ có thể làm giảm hấp thu đạm từ đó giảm sự hình thành acid uric. Nên sử dụng nhiều thực phẩm có tính kiềm như cải xanh, củ cải, bí… vì chúng có tác dụng trung hòa acid uric trong máu, làm chậm tiến triển của bệnh.

– Uống nhiều nước, nên uống 2 – 2,5 lít/ngày tùy thuộc vào cân nặng, giới, tuổi… 

3. Xây dựng thực đơn cho người bệnh gout

Chế độ ăn cho người bệnh gout như thế nào là hợp lý
Chế độ ăn cho người bệnh gout như thế nào là hợp lý

3.1 Năng lượng khẩu phần

– Người có BMI trong khoảng 18.5 – 25, có thể dùng mức năng lượng khuyến nghị cho người bình thường theo tuổi, giới tính và mức hoạt động thể lực của Viện Dinh dưỡng – Bộ Y Tế Việt Nam (Bảng Nhu cầu Dinh dưỡng Khuyến nghị cho người Việt Nam, xuất bản năm 2016), nhưng cần theo dõi cân nặng mỗi tuần để chắc chắn không bị giảm cân hoặc tăng cân nhiều khi sử dụng mức năng lượng này.

– Người bị suy dinh dưỡng hoặc thừa cân, béo phì (BMI>25) hoặc có bệnh lý mạn tính khác đi kèm với bệnh gút thì mức năng lượng khẩu phần phải được bác sĩ điều trị chỉ định.

>>>>> Có thể bạn quan tâm: Top 6 thực phẩm “phá hoại” xương khớp cần tránh xa

3.2 Phân bố năng lượng trong các bữa ăn

 – Số bữa ăn trong ngày dựa theo thói quen ăn uống và khả năng tiếp nhận thức ăn theo các thời điểm trong ngày và theo đặc điểm bệnh lý, khuyến nghị nên dùng 3 bữa chính và 1 đến 2 bữa phụ xen kẽ. Ví dụ:

Số bữa ăn trong ngày

Bữa sáng

Bữa trưa

Bữa chiều

Bữa phụ 1

Bữa phụ 2

4 bữa

30%

30%

30%

10%

5 bữa

30%

25%

25%

10%

10%

 

 

 

 

 

 

 

 

– Chất đạm:

12 – 15% tổng năng lượng khẩu phần, hoặc tính theo cân nặng là 0,8 –1g/kg cân nặng mỗi ngày. Trong đó, các loại thịt, hải sản <150g/ngày

– Chất béo:

18 – 25% tổng năng lượng khẩu phần

Các acid béo phân bố trên tổng số lipid như sau:

  • 1/3 là Axit béo chưa no 1 nối đôi
  • 1/3 là Axit béo chưa no nhiều nối đôi
  • 1/3 là Axit béo no
  • Cholesterol < 300mg/ngày.

Ví dụ: 

Năng lượng của khẩu phần là 2.000Kcal/ngày, tỷ lệ chất béo của khẩu

phần là 25%, tính toán tuần tự như sau:

 Năng lượng cung cấp từ chất béo trong khẩu phần là:

(2000 X 25)/100 = 500 Kcal

 Lượng axit béo chưa no 1 nối đôi chiếm 1/3 trên tổng số lipid có nghĩa là năng lượng cung cấp từ axit béo chưa no 1 nối đôi = 1/3 năng lượng của lipid trong khẩu phần = 500Kcal : 3 =166,6Kcal.

Lượng axit béo chưa no 1 nối đôi (g) = 166,6 (Kcal) :9 (Kcal) = 18,5g

– Chất bột đường (Carbohydrate):

60 – 70% tổng năng lượng khẩu phần.

– Vitamin C: 500mg/ngày

– Natri (Sodium) < 2.000mg

– Purine < 400mg/ngày. Cách chọn thực phẩm chứa Purin:

Sau bữa ăn nhiều purin là một trong nhưng nguyên nhân khởi phát cơn gout cấp
Sau bữa ăn nhiều purin là một trong nhưng nguyên nhân khởi phát cơn gout cấp

Hàm lượng purin/100g thực phẩm

> 150mg

Không nên dùng

50 – 150mg

Dùng vừa phải

< 50mg

Dùng thường xuyên

Nguồn động vật

Cá mòi, cá

trích, cá thu, sò, hải sản, nội tạng, nước hầm xương, các thực lên men, trứng cá tuyết, trứng cá hồi, tôm càng, tôm hùm,…

Gia cầm (vịt, gà, ngan,…), các loại thịt đỏ (thịt bê, thịt bò, thịt cừu, thịt lợn,…),  Dầu mỡ, sữa,

đường, trứng,

phomat, bánh mì

Nguồn thực vật

Nấm, măng

khô, măng tây

Đậu đỗ, tàu hủ, củ cải trắng, súp lơ, cải xoăn, rau chân vịt Ngũ cốc (gạo

trắng, bánh mì,

nui), khoai tây,

các loại rau xanh,

trái cây, các loại

hạt, khoai tây,

trứng, sữa, phô mai

Thức uống

Rượu, bia, trà

Cà phê (1 – 2 ly/ngày)

  • Rau, quả, củ dùng làm rau ≥ 400g mỗi ngày (≥ 4 phần rau/ngày). Ăn nhiều rau quả không chua. Hạn chế ăn các loại quả chua vì làm tăng thêm độ axit trong máu.
  • Trái cây chín: 100 – 200g/ngày.
  • Chất xơ: 20 – 22g/ngày.
  • Nước: Uống đủ nước hàng ngày, khoảng 1.5 – 2.5 lít/ngày tùy thuộc vào cân nặng, tuổi, giới… Uống nước có tính kiềm như nước rau, nước khoáng… 
  • Không uống quá nhiều và kéo dài rượu, bia, cà phê

Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc xin phép được gửi về: 

Facebook: Tuệ Y Đường

️ Bác sĩ CKI Nguyễn Nhật Minh

️  Bác sĩ Đoàn Dung

Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

Hotline: 0789.501.555 – 0789.502.555 – 0789.503.555

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Bs CKI Nguyễn Nhật Minh

Người viết: Bs Nguyễn Huệ

 

 

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *