BÁCH HỢP – DƯỠNG PHẾ ÂM

Bách Hợp là một vị thuốc rất quan trọng trong các bài thuốc trị phần âm của phế tạng. Ngoài ra nó còn có công dụng rất tuyệt vời trong việc hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ. Hôm nay Bs Đoàn Dung – Bác sĩ khám bệnh tại Phòng khám Đông yTuệ Y Đường xin mời quý bạn đọc tìm hiểu kĩ hơn về đặc điểm và tham khảo 1 số bài thuốc có vị thuốc này nhé!

Bách hợp có tên gọi là cây tỏi rừng .

Tên khoa học: Bulbus Lili – Lilium browii F.F. Br. var. colchesteri Wils Họ khoa học: Họ Hành Tỏi (Liliaceae)

Mô tả cây thuốc : Là cây thân thảo cao khoảng 0,5 m sống lâu năm. Cây có hình dáng giống hoa loa kèn (Hoa màu trắng, có khi màu hồng nhạt) .

Khu vực phân bố: Cây thường mọc hoang ở một số nơi như vùng núi Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh nhưng cũng rất hiếm gặp.

Hình ảnh vị thuốc Bách hợp

Hình ảnh vị thuốc Bách hợp

Bộ phận dùng: Củ là bộ phận được sử dụng làm thuốc.

Cách chế biến và thu hái: Hàng năm vào đầu mùa thu từ tháng 7 đến tháng 8 âm lịch, khi lá cây bắt đầu khô héo thì đào lấy củ, bóc tách rồi đem rửa sạch phơi khô dùng dần làm thuốc.

Thành phần hóa học: trong vị thuốc có chứa 30% là tinh bột, 4% protit, 0,1% chất béo và Vitamin C còn lại là chất xơ.

Tính vị: Vị cam, tính bình

Quy kinh: Tâm, phế

Công năng: Dưỡng âm nhuận phế, thanh tâm an thần

>>> Bạn đọc tham khảo thêm: BẠCH THƯỢC – Bổ âm dưỡng huyết

Bác sĩ Đoàn Dung chia sẻ chủ trị của vị thuốc:

Nhuận phế ninh tâm, thanh nhiệt chỉ thấu, ích khí điều trung, chỉ thế lệ :

  • Thế là nước mũi, lệ là nước mắt. Thế lệ sinh ra do phế can nhiệt mà thành. Nội kinh nói rằng: Ngũ dịch gồm nước mũi là dịch của phế, nước mắt là dịch của can, mồ hôi là dịch của tâm, nước dãi là dịch của tỳ, nước bọt là dịch của thận.

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

Bách hợp chủ khái huyết, khạc huyết:

  • Bách hợp nhuận phế, chỉ huyết, không những chữa phế nhiệt, lao khái mà còn chữa lao thấu, khạc ra máu. Như “thận trai di thư” Bách hợp cố kim thang (thục địa, sinh địa, quy thân, bạch thược, cam thảo, cát cánh, huyền sâm, bối mẫu, mạch đông, bách hợp) trị ngực nóng, ho, yết hầu đau, khác ra máu, sợ lạnh. “Tân cương trung thảo dược thủ san” trị chi khí quản khoáng trương, khái huyết, tức thì dùng bách hợp, bạch cập, cáp phấn, bách bộ, làm hoàn để điều uống. Chu Nhị Doãn cho rằng: “Người ho lâu ngày, phế khí tất hư, hư thì nên liễm lại. Vị cam của nó có tính liễm, nếu so sánh với toan liễm của ngũ vị thì hơn nhiều”.
Hình ảnh vị thuốc Bách hợp
Hình ảnh vị thuốc Bách hợp

Bách hợp trừ tâm hạ cấp mãn thống:

  • Không những chữa nhiệt bệnh thương âm, còn thanh phế, nhuận táo, thông lợi đường tiết, hay trừ tâm hạ cấp, mãn, thống. Như “Thôi phương ca quát” Thôi phương diệu dụng. Bách hợp thang (bách hợp, ô dược) trị tâm, khẩu thống, chữa nhiều thuốc không khỏi. “Thiên phương đại toàn” “ Bách hợp chúc (bách hợp 60 khác, gạo nếp 100 khác, đường đỏ một ít, cùng cho vào nấu cháo, chín rồi cho thêm đường đỏ) mỗi ngày án một bận, chữa đau dạ dày, đau tim.

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

Lợi nhị tiện, trị phù thũng cổ trướng, bĩ mãn hàn nhiệt, sang thũng, nhũ ung, thương hàn:

  • Bách hợp bệnh ( đi đứng nằm ngồi trong lòng không an, như có quỷ theo bên cạnh). Tô Công cho rằng: “Bệnh đó tên là Bách hợp, khi đó bách hợp để trị chứng ấy, nhưng không thể hiểu tại sao lại như vậy”. Lý Sĩ Tài viết: “còn có thêm tác dụng thanh tâm an thần, đặc biệt hiệu quả.”

Chủ bách hợp bệnh:

  • Bách hợp là thuốc chủ yếu tư âm, thanh tâm, an thần. Như “Kim quỹ yếu dược” – Bách hợp địa hoàng thang (bách hợp, sinh địa hoàng trị bách hợp bệnh). Ý muốn ăn lại không thích ăn, thường thay đổi luôn. Muốn nằm chẳng được nằm, muốn đi chẳng đi được. Ăn uống cũng có lúc gặp bữa đẹp đẽ, hoặc không cần nghe nói thì tốt xấu, như lạnh mà lại không phải lạnh, như nóng mà không phải nóng miệng nóng, tiểu tiện đỏ, mạch hơi xác

Tuyển lựa: Khi chọn thì chọn loại hoa màu trắng là tốt nhất.

>>> Bạn đọc tham khảo: HOÀNG KỲ – Vị thuốc tuyệt vời điều trị chứng mệt mỏi

Hình ảnh Bs Đoàn Dung và Bs Thu Huyền đang thăm khám cho bệnh nhân tại phòng khám Đông y Tuệ Y Đường
Hình ảnh Bs Đoàn Dung và Bs Thu Huyền đang thăm khám cho bệnh nhân tại phòng khám Đông y Tuệ Y Đường

Dưới đây Bác sĩ Đoàn Dung chia sẻ thêm ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Bách hợp:

  • Trị ho không thôi, hoặc trong đàm có máu: Khỏan đông hoa, Bách hợp (sấy, hấp) lượng bằng nhau. Thuốc trên nghiền nhỏ, luyện mật làm hòan, lớn bằng hạt nhãn . Mỗi lần 1 hòan, sau bửa ăn, trước khi đi ngủ nhai nhỏ, nước gừng nuốt ngậm tan tốt nhất. (Tế sinh phương, Bách hoa cao).
  • Trị bệnh phổi thổ huyết: Bách hợp mới giã nước, hòa nước uống, cũng có thể nấu ăn. (vệ sinh giản dị phương)
  • Trị tạng Phế ủng nhiệt phiền muộn: Bách hợp mới 4 lượng, dùng mật nửa chén nhỏ, trộn với Bách hợp, hấp cho mềm, thường ngậm bằng quả táo, nuốt nước. (Thánh huệ phương).

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

  • Trị tai điếc, tai đau: Bách hợp khô nghiền bột, uống 2 chỉ với nước ấm, ngày 2 lần. (Thiên kim phương)
  • Ho do Phế nhiệt, họng khô miệng khát: Bách hoa tiển. Đông hoa 15g, sắc nước uống.
  • Chữa triệu chứng đau ngực thổ huyết: Bách hợp giã nát vắt lấy nước uống
  • Chữa viêm phế quản các chứng ho:  Mạch môn 10g, Bạch bộ 8g, Thiên môn10g, Tang bì 12g,ý dĩ 15g, nước 1 lít. Sắc còn lại 400ml, chia 3 lần uống trong ngày.

Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc xin phép được gửi về:

? Facebook: Tuệ Y Đường

?⚕️Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền

?⚕️Bác sĩ Đoàn Dung

?Địa chỉ:166 Nguyễn Xiển- Hạ Đình- Thanh Xuân- Hà Nội

?Hotline: 0789.502.555– 0789.503.5550789.501.555

 

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *