CHỨC NĂNG TẠNG THẬN

Tạng thận gồm thận, bàng quang, cốt, tủy, não, tóc, tai… Trong ngũ hành, thận thuộc thủy; trong âm dương của ngũ tạng thì thận thuộc tạng âm trong âm. Chức năng thận chủ tàng tinh, chủ thủy dịch, chủ nạp khí. Tạng Thận là gốc của âm dương, là nguồn của sự sống nên gọi thận là gốc của tiên thiên. Tạng Thận tương ứng với tiết khí mùa Đông. Tạng Thận nằm ở ngang thắt lưng, hai bên cột sống, hình dáng bên ngoài hình cong tròn như hạt đậu.

Dưới đây là những nội dung trình bày về tạng thận. Kính mời bạn đọc cùng Phòng khám Tuệ Y Đường tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Chức năng sinh lý tạng thận
Chức năng sinh lý tạng thận

I. CHỨC NĂNG SINH LÝ TẠNG THẬN

1. TẠNG THẬN TÀNG TINH

  • Tàng là bế tàng, trữ tồn tinh khí làm cho tinh khí không ngừng được bổ sung, ngăn ngừa tình trạng tinh khí vô cớ tiêu mất.
  • Tinh là vật chất cơ bản cấu thành nên cơ thể và duy trì hoạt động sống. Nghĩa rộng của tinh bao gồm toàn bộ vật chất tinh vi để cấu tạo nên cơ thể, duy trì sinh trưởng phát dục, sinh dục và hoạt động chức năng của tạng phủ trong cơ thể. Nó bao gồm tinh tiên thiên (tức là vật chất sống được bẩm thụ từ bố mẹ), tinh hậu thiên (tức là tinh của thủy cốc hình thành sau khi sinh ra) và khí huyết, tân dịch… Nghĩa hẹp của tinh là chỉ các vật chất tinh vi có tác dụng duy trì nòi giống, được bẩm thụ từ bố mẹ và tàng trữ ở thận, còn gọi là tinh sinh dục.

– Nguồn gốc: Tinh được tàng trữ ở tạng thận có tinh tiên thiên và tinh hậu thiên.

+ Tinh tiên thiên: Còn gọi là tinh của tạng thận, được bẩm thụ từ bố mẹ, là vật chất sống khởi đầu cấu thành nên cơ thể. Trong quá trình thai sản, tinh là vật chất khởi đầu tạo nên thai nhi, là cơ sở của sự sống nên gọi là tinh tiên thiên. Tinh tiên thiên tàng trữ trong thận, sau khi sinh thì được tinh hậu thiên không ngừng nuôi dưỡng thành vật chất cơ bản để duy trì nòi giống trong cơ thể, nên gọi là tinh sinh dục. Sự thịnh suy của tinh sẽ quyết định tính bẩm phú của đời con và có ảnh hưởng quan trọng đối với thể chất của đời con.

+ Tinh hậu thiên: Còn gọi là tinh của lục phủ, ngũ tạng; là tinh của thủy cốc do tỳ vị hóa sinh đưa đến lục phủ, ngũ tạng. Con người sau khi sinh ra, trải qua thu nạp chất thức ăn nhuyễn nhừ của vị và vận hóa của tỳ mà hóa sinh thành tinh của thủy cốc, chuyển đến lục phủ ngũ tạng để thành tinh của tạng phủ rồi cung cấp cho nhu cầu hoạt động sinh lý tạng phủ. Một phần dư thừa của tinh hậu thiên sẽ được tàng trữ ở tạng thận để chuẩn bị dùng khi có nhu cầu. Khi hoạt động chức năng của tạng phủ có nhu cầu thì thận đem tinh tàng trữ ra để cung cấp. Như vậy,tạng thận không ngừng trữ tàng và cũng không ngừng cung cấp tinh khí. Đó chính là quá trình và tác dụng thận tàng tinh của lục phủ ngũ tạng. Từ đó cho thấy, tinh hậu thiên duy trì hoạt động sống của cơ thể và là cơ sở vật chất thúc đẩy cơ thể sinh trưởng, phát dục.

+ Nguồn gốc tinh hậu thiên và tinh tiên thiên tuy có khác nhau nhưng đều tàng ở thận. Hai loại tinh này tương hỗ tồn tại, tương hỗ tác dụng, kết hợp chặt chẽ với nhau ở thận để thành thận tinh. Tinh tiên thiên là cơ sở vật chất chuẩn bị hình thành nên tinh hậu thiên. Tinh hậu thiên không ngừng được sản sinh và lại nuôi dưỡng tinh tiên thiên. Tinh tiên thiên được tinh hậu thiên bổ sung và tư dưỡng mới phát huy mạnh mẽ được hiệu ứng sinh lý của nó. Tinh hậu thiên được sự tư trợ hoạt động của tinh tiên thiên thì nguồn hóa sinh mới không ngừng, cho nên gọi là “tiên thiên sinh hậu thiên, hậu thiên dưỡng tiên thiên”. Thận là gốc của tiên thiên, cảm thụ tinh của lục phủ ngũ tạng để tàng trữ. Tinh của tạng phủ sung thịnh thì việc sinh thành, trữ tàng và bài tiết thận tinh mới bình thường.

+ Tạng thận tàng tinh nên còn gọi là tinh khí trong thận; có tác dụng thúc đẩy cơ thể sinh trưởng, phát dục và sinh sôi, tham gia sinh thành huyết dịch và nâng cao khả năng phòng chống bệnh tật của cơ thể.

+ Thúc đẩy sự sinh trưởng, phát dục, sinh đẻ: Sinh, trưởng, tráng kiện, lão, tử là một quy luật tự nhiên trong cuộc sống. Quãng thời gian sống của con người từ khi sinh ra, lớn lên, già yếu và tử vong gọi là tuổi thọ, thường được lấy số năm để mà ước tính. Cơ thể lấy ngũ tạng là trung tâm mà thận lại là gốc của ngũ tạng. Thận tàng tinh, khí là gốc của sinh mệnh và có tác dụng chủ đạo trong quá trình sinh – trưởng – tráng – lão – tử của con người. Nói chung, đem quá trình sinh – trưởng – tráng – lão và căn cứ vào tuổi để phân thành thiếu niên – thanh niên – trung niên – lão niên. Sách “Tố vấn. Thượng cổ thiên chân luận” phân lịch trình cuộc sống thành quy luật nam 8 và nữ 7. Nói chung phân thành 4 giai đoạn là phát dục, tráng kiện, cơ thể dần suy, lão suy.

  • Giai đoạn phát dục (nam giới từ khi sinh đến 16 tuổi, nữ giới đến 14 tuổi): Bắt đầu từ tuổi thiếu nhi, thận tinh dần dần sung thịnh; cơ thể xuất hiện các hiện tượng sinh lý như: thay răng, tóc mọc dài…
  • Giai đoạn cơ thể tráng kiện (nam từ 16 đến 40, nữ từ 14 đến 35): Thận tinh càng thêm sung mãn, cơ thể ở thời kỳ phát dục và tráng kiện; biểu hiện là răng sinh trưởng hoàn thiện, cân cốt mạnh mẽ, cơ bắp rắn chắc. 
  • Giai đoạn cơ thể dần suy (nam từ 40 đến 64, nữ từ 35 đến 56): Tinh khí của bắt đầu suy giảm, cơ thể cũng dần dần suy nhược; xuất hiện răng khô, không sáng bóng, răng lung lay và rụng, cân cốt hoạt động không linh hoạt, cơ thể bắt đầu lão suy.
  • Giai đoạn lão suy (nam sau 64, nữ sau 56): Tinh khí hiện là rụng răng, tóc bạc và rụng, cân cốt mềm yếu.
Chức năng thận suy giảm gây chứng đau lưng
Chức năng thận suy giảm gây chứng đau lưng

Như vậy, thận tinh quyết định sự sinh trưởng và phát dục của cơ thể, là gốc của sinh trưởng phát dục. Nếu thận tinh hao tổn hoặc bất túc sẽ gây trở ngại cho sinh trưởng phát dục. Đối với nhi đồng sẽ thấy chứng suy giảm trí tuệ; ở thanh thiếu niên thì thấy sinh dục phát triển chậm, cân cốt mềm yếu, cơ bắp teo nhẽo; ở tuổi thành niên thấy già trước tuổi, răng sớm rụng, tóc sớm bạc. Vì thế trên lâm sàng dùng pháp bổ thận dưỡng tinh là để làm chậm lão suy.

– Chủ về sinh sôi nẩy nở: Thận tinh là cơ sở vật chất ban đầu của phát dục thai sản, vừa thúc đẩy sự chín muồi của chức năng sinh sản và có tác dụng trọng yếu trong duy trì nòi giống. Con người sau khi sinh, dưới sự tư dưỡng của tinh tiên thiên và tinh hậu thiên thì tinh khí của thận dần dần thịnh vượng. Khi phát triển đến thời kỳ thanh xuân, cùng với sự sung thịnh không ngừng của thận tinh, cơ thể sản sinh ra một loại vật chất tinh vi có tác dụng thúc đẩy chức năng sinh dục phát triển thành thục và duy trì chức năng sinh dục gọi là “thiên quý”. Thiên quý thịnh thì nam giới có thể sản sinh ra tinh dịch và nữ giới kinh nguyệt đến đúng kỳ; lúc này, chức năng về sinh dục dần dần chín muồi và nam nữ có thể sinh sản được. Sau đó, cùng với sự phát triển ngày càng sung thịnh của thận tinh, cơ thể con người vào giai đoạn tráng thịnh, chức năng sinh dục của cơ thể cũng bước vào thời kỳ thịnh vượng nhất. Tiếp sau nữa, cơ thể con người bước vào giai đoạn trung niên và lão niên; lúc này, thận tinh có xu hướng dần dần hao hư nên việc sinh thành thiên quý cũng dần dần giảm và hao kiệt, chức năng sinh dục cũng theo đó mà dần dần suy giảm và mất. Do thận tinh có tác dụng thúc đẩy chức năng sinh dục của cơ thể và là gốc cho việc sinh sôi nẩy nở nên có thuyết cho rằng “thận chủ sinh thực”. Khi chức năng tạng thận tàng tinh thất thường sẽ làm cho khả năng sinh dục suy giảm nên đó chính là cơ sở lý luận trên lâm sàng để áp dụng pháp trị cố thận dưỡng tinh.

>>> Cùng tìm hiểu về bài thuốc Bổ thận dương tại Phòng khám Tuệ Y Đường

Bài thuốc Bát vị địa hoàng hoàn
Bài thuốc Bát vị địa hoàng hoàn

– Hóa sinh huyết dịch: Tạng thận tàng tinh, tinh sinh tủy, tinh tủy lại có thể hóa huyết. Tinh – huyết cùng nguồn gốc nên thận tinh sung túc thì huyết dịch đầy đủ, cho nên có thuyết cho rằng nguồn của huyết là ở thận. Trên lâm sàng, khi muốn điều trị huyết hư thường áp dụng pháp bổ thận, ích tinh, dưỡng tủy.

– Ngăn chặn ngoại tà: Thận tinh còn có tác dụng ngăn chặn ngoại tà để giúp cơ thể tránh bị nhiễm bệnh. Tinh là vật chất cơ bản của hoạt động sống và là một bộ phận của chính khí. Tinh sung túc thì cơ thể khỏe mạnh, làm tăng cường khả năng bảo vệ cơ thể, khả năng thích ứng cao, sức chống đỡ bệnh tốt.

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

2. TẠNG THẬN CHỦ THỦY DỊCH

– Thủy dịch nghĩa là tân dịch, là toàn bộ dịch thể bình thường trong cơ thể. Tạng thận chủ thủy dịch tức là thận có tác dụng chủ trì và điều tiết trao đổi thủy dịch, cho nên thận còn được gọi là “thủy tạng”. Chức năng chủ thủy dịch của thận phải dựa vào tác dụng khí hóa của thận dương với thủy dịch. Tác dụng tạng thận chủ trì và điều tiết thủy dịch gọi là tác dụng khí hóa của tạng thận.

– Chức năng chủ về trao đổi thủy dịch trong cơ thể của tạng thận thể hiện ở:

+ Đưa tân dịch được hấp thu phân bố đi toàn thân.

+ Đưa trọc dịch bài xuất ra ngoài.

Hai quá trình trên đều phải dựa vào tác dụng khí hóa của thận mới hoàn thành. Trong điều kiện bình thường thì thủy ẩm nhập vào vị, sau đó nhờ tỳ vận hóa và chuyển lên phế. Phế thông qua chức năng tuyên phát, túc giáng để thông điều thủy đạo, làm cho phần thanh (tân dịch có tác dụng) thông qua tam tiêu mà phân bố đi toàn thân để phát huy tác dụng nhu nhuận và tư dưỡng cơ thể; còn phần trọc (tân dịch sau khi đã trao đổi) phân hóa thành nước tiểu, mồ hôi, trọc khí và thông qua niệu đạo, lỗ chân lông, đường hô hấp để bài xuất ra ngoài. Do vậy, cơ thể mới duy trì được trao đổi thủy dịch cân bằng.

Trong toàn bộ quá trình trao đổi, tác dụng ôn chiếu và chưng đằng khí hóa của thận dương một mặt làm phát huy tác dụng trao đổi thủy dịch của phế, tỳ, bàng quang; một mặt trực tiếp quan hệ đến hình thành và bài tiết nước tiểu. Điều đó có tác dụng hết sức quan trọng trong việc duy trì cân bằng trao đổi thủy dịch của cơ thể. Thủy dịch sau khi được trao đổi ở tổ chức, thông qua tam tiêu để đưa xuống thận, nhờ tác dụng khí hóa của tạng thận để phân thành chất thanh và chất trọc. Chất thanh lại theo kinh tam tiêu để đưa lên phế rồi phân bố đi toàn thân; chất trọc hóa thành nước tiểu, đưa xuống bàng quang và bài xuất ra ngoài… Cứ thế tuần hoàn không dứt để duy trì trao đổi thủy dịch cân bằng. Ngoài ra, sự cân bằng của thận âm và thận dương trong tình huống sinh lý bình thường sẽ duy trì nhịp nhàng việc đóng mở của thận với thủy dịch. Mở tức là bài tiết thủy dịch, đóng tức là không bài tiết, từ đó mới duy trì lượng tồn trữ thủy dịch tương đối hằng định trong cơ thể và điều tiết trao đổi thủy dịch cân bằng.

Tóm lại, trao đổi thủy dịch trong cơ thể có mối quan hệ mật thiết đến các tạng phủ như phế, tỳ, vị, can, tiểu trường, đại trường, tam tiêu. Vai trò trung tâm để giúp điều tiết trao đổi thủy dịch cân bằng là do phế chủ tuyên phát và túc giáng, tỳ chủ vận hóa và vận chuyển, thận chưng đẳng và khí hóa; trong đó, vai trò trọng yếu là tác dụng của thận. Rối loạn khí hóa, đóng nhiều hơn mở làm rối loạn việc hình thành và bài xuất nước tiểu gây đi tiểu ít, phù…nếu mở nhiều hơn đóng cũng làm rối loạn việc hình thành và bài xuất nước tiểu gây đi tiểu trong, số lượng và số lần sẽ nhiều…

3. THẬN CHỦ NẠP KHÍ

  • Nạp tức là thu nạp, cố nhiếp. Tạng thận chủ nạp khí tức là thận có tác dụng nhiếp nạp thanh khí do phế hô hấp để điều tiết hô hấp.
  • Vận động hít thở do phế là chủ; nhưng khi phế hít thanh khí, tất yếu phải quy về thận, do thận tăng cường nhiếp nạp mới duy trì được hô hấp thông thoát, đồng thời ngăn ngừa hô hấp nhanh nông. Tác dụng nạp khí của thận được thể hiện ở tác dụng tàng trữ của thận khí trong vận động hô hấp.
  • Khi thận khí sung túc, chức năng nhiếp nạp bình thường mới làm cho phế hô hấp đều đặn, khí đạo thông thoát, hít thở đạt được độ sâu nhất định; từ đó mà duy trì được sự thay cũ đổi mới của khí trong cơ thể.
  • Nếu thận khí hao hư sẽ làm rối loạn chức năng nhiếp nạp, làm cho thanh khí khi hít vào không được quy về thận để thận nhiếp nạp thì sẽ xuất hiện một loạt các chứng bệnh do thận không nạp khí (như nhịp thở không đều, hít vào nhiều mà thở ra ít, thở nhanh nông, vận động lập tức khó thở).
  • Vì thế hô hấp bình thường là kết quả của sự phối hợp giữa thận và phế. Cho nên nói phế là chủ của khí còn thận là gốc của khí; phế chủ xuất khí, còn thận chủ nạp khí.

II. ĐẶC TÍNH SINH LÝ

1. TẠNG THẬN CHỦ BẾ TÀNG

+ Bế tàng có nghĩa là tàng trữ. Tạng thận là tiên thiên chi bản, là cội nguồn của sự sống, tàng chân âm mà ngụ ở chân dương, là tạng thủy – hỏa. Con người được sinh ra có nguồn gốc từ thận, sinh trưởng phát dục cũng có gốc rễ tại thận và hoạt động sống cũng dựa vào thận. Tạng thận là nơi tụ âm tinh của cơ thể, thận tinh sung túc thì nguồn gốc hóa sinh đầy đủ. Tạng thận còn là nguồn dương khí của cơ thể và khi thận khí vượng thì kéo dài tuổi thọ. Tinh sung, khí vượng, âm dương tương tế thì sinh hóa không ngừng và làm cho cơ thể khỏe mạnh. Tạng thận chủ trữ tàng tức là khái quát cao độ chức năng sinh lý của thận; thể hiện tác dụng của tạng thận ở rất nhiều phương diện như tàng tinh, chủ thủy, nạp khí, thụ thai.

+ Thận tàng tinh: Thận tinh nên tàng không nên tiết; thận chủ mệnh môn hỏa; chân hỏa nên tiềm mà không nên phát tán. Thận tinh không thể tả và thận hỏa không thể phạt, cũng như cây không mất gốc thì lá tươi tốt, nước không thiếu nguồn thì không cạn kiệt; cho nên, điều trị thận thường dùng pháp bổ hoặc lấy bổ làm tả. Nhưng đó cũng không phải là tuyệt đối, nếu thấy bệnh thực ở thận thì vẫn tả. Thận chủ bế tàng nên bệnh về thận thường gặp chứng hư nhiều mà chứng thực ít; cho nên, khi có thực tà tồn tại thì là bệnh thuộc bản hư tiêu thực. Vì thế, khi điều trị bệnh về thận thường dùng pháp bổ mà ít khi dùng pháp tả. Lý luận thận chủ bế tàng có ý nghĩa chỉ đạo rất quan trọng trong dưỡng sinh, nhấn mạnh việc bảo dưỡng âm tinh để thận tinh sung túc, kéo dài tuổi thọ.

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

 

2. THẬN CHỦ ÂM DƯƠNG CỦA CƠ THỂ

– Thận là gốc của lục phủ ngũ tạng. Thận ngụ chân âm (thận thủy) mà hàm chân dương (thận hỏa). Thận âm tư dưỡng phần âm của lục phủ ngũ tạng; thận dương ôn chiếu phần dương của lục phủ, ngũ tạng. Thận âm còn gọi là nguyên âm, chân âm, chân thủy, mệnh môn thủy và là gốc rễ âm dịch của cơ thể; thận dương còn gọi là nguyên dương, chân dương, chân hỏa, mệnh môn hỏa và là gốc rễ dương khí của cơ thể.

– Thận âm và thận dương tương hỗ chế ước, tương hỗ tồn tại và duy trì động thái cân bằng sinh lý của cơ thể. Thận âm và thận dương là gốc âm dương của tạng phủ. Thận âm sung túc thì phần âm các tạng phủ sung túc; thận dương vượng thì phần dương của tạng phủ vượng. Vì thế nói thận chủ âm dương của cơ thể.

– Khi bệnh lý, do một nguyên nhân nào đó làm động thái cân bằng thận âm thập dương bị phá vỡ mà cơ thể không thể tự khôi phục được thì sẽ xuất hiện chứng thận âm hư hoặc thận dương hư. Do thận âm và thận dương có quan hệ mật thiết nên trong bệnh lý cũng thường ảnh hưởng lẫn nhau mà phát triển thành âm dương lưỡng hư và gọi là âm dương cùng tổn thương.

>>>> Cùng tìm hiểu thêm về bài thuốc bổ thận âm tại Phòng khám Tuệ Y Đường

Bài thuốc Lục vị địa hoàng hoàn
Bài thuốc Lục vị địa hoàng hoàn

3. THẬN KHÍ LIÊN QUAN ĐẾN KHÍ MÙA ĐÔNG

  • Tạng thận chủ trữ tàng, bên trong có chân âm và chân dương. 
  • Trong tự nhiên, tiết mùa Đông có khí hậu lạnh, vạn vật trong trạng thái thu tàng. Thận khí và khí mùa Đông tương thông, nghĩa là thận khí trong tiết mùa Đông là vượng thịnh nhất và chức năng trữ tàng cũng mạnh nhất. Bệnh về thận hoặc đau nhức xương khớp thường gặp về mùa Đông. Ngoài ra, thận có quan hệ với phương Bắc, hàn, sắc đen và vị mặn. Các vị thuốc có tính lạnh, vị mặn thì phần lớn có tác dụng tư thận.
Thận khí liên quan đến mùa Đông
Thận khí liên quan đến mùa Đông

III. TẠNG THẬN QUAN HỆ VỚI HÌNH, KHIẾU, CHÍ, DỊCH

– Thận biểu hiện ra tóc (kỳ hoa tại phát): tóc ở trên đầu, còn gọi là huyết dư. Nuôi dưỡng tóc là nguồn gốc ở huyết nên còn gọi tóc là phần dư của huyết. Nhưng nguồn gốc sinh trưởng của tóc là từ thận tinh. Thận tàng tinh, tinh hóa huyết; tinh huyết vượng thịnh thì lỗng tóc khỏe, tươi bóng. Thông qua đánh giá tóc sinh trưởng, rụng, tươi bóng, khô cứng để suy đoán thận tinh thịnh hay suy.

– Thận khai khiếu ra tai, chủ nhị âm. 

– Thận với tình chí là sợ hãi (khủng): thận tàng tinh, vị trí ở hạ tiêu. Khủng làm tinh khí mất mà không đưa được lên trên, lại theo khí đi xuống làm cho thận khí phân bố không bình thường, cho nên nói “khủng tắc khí hạ”.

– Thận liên quan với dịch là nước bọt. Nước bọt do hai huyệt kim tân, ngọc dịch tiết ra. Nước bọt có độ dính thấp, ở dạng bọt, tồn tại trong khoang miệng sau khi ăn và có tác dụng tư nhuận lưỡi.

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

IV. MỆNH MÔN

– Có rất nhiều quan điểm về mệnh môn, đa số cho rằng trong mệnh môn vừa có quan chân thủy và vừa có chân hỏa. Đến nay ý kiến vẫn còn chưa thống nhất; nhưng có hai điểm thống nhất là: Mệnh môn là nơi ẩn tàng khí tiên thiên của cơ thể, nguồn gốc hóa sinh và cội nguồn của sự sống; mệnh môn và thận liên hệ mật thiết và không thể phân biệt được. Quan điểm lý luận của y học cổ truyền hiện đại cho rằng: Mệnh môn hỏa tương đương với thận dương; mệnh môn thủy tương đương với thận âm (thận âm và thận dương tức là chân âm và chân dương, nguyên âm và nguyên dương).

Chức năng của mệnh môn:

+ Mệnh môn là nguồn động lực của hoạt động sống trong cơ thể

+ Mệnh môn có quan hệ mật thiết với chức năng sinh dục và là một bộ phận của thận chủ về chức năng sinh dục.

+ Mệnh môn bao gồm chức năng của thận âm và thận dương. Mệnh môn là gốc của nguyên khí và là nơi trú ngụ của thủy hỏa. Âm khí của ngũ tạng nhờ mệnh môn mới được tư dưỡng; dương khí của ngũ tạng nhờ mệnh môn mới được phát đạt. Mệnh môn hỏa tức là nguyên khí, mệnh môn thủy tức là nguyên tinh, vì thế, mệnh môn là nơi trú ngụ của thủy hỏa, chức năng của nó bao gồm tác dụng của thận âm và thận dương.

+ Mệnh môn là gốc của dương khí toàn thân: quan điểm này cho rằng mệnh môn chứa đựng chân hỏa, gọi là mệnh môn chân hỏa hoặc mệnh hỏa và là gốc của dương khí trong cơ thể, có tác dụng thúc đẩy và ôn chiếu đối với toàn bộ chức năng hoạt động của cơ thể.

Âm dương là nguồn gốc của sự sống
Mệnh môn là gốc của nguyên khí

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

? Facebook: Tuệ Y Đường

?‍Ths.Bs: Trần Thị Thu Huyền

?‍⚕️  Bác sĩ: Đoàn Dung

?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

?Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555 –  0789501555

Tin liên quan

2 thoughts on “CHỨC NĂNG TẠNG THẬN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *