Xuất huyết tiêu hóa trên hay còn gọi là tình trạng chảy máu đường tiêu hóa trên. Đây là một trong những cấp cứu y khoa cần được điều trị kịp thời, nếu không rất dễ xảy ra nguy hiểm đến tính mạng người bệnh
Vậy những triệu chứng hay nguyên nhân nào gây nên xuất huyết tiêu hóa, mời quý bạn đọc cùng Phòng Khám Tuệ Y Đường tìm hiểu kĩ hơn thông qua bài viết dưới đây
Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI. Nguyễn Nhật Minh
1. Tổng quan về hệ tiêu hóa
– Hệ tiêu hóa con người gồm rất nhiều cơ quan, bắt đầu từ miệng là nơi nhận thức ăn đến hậu môn thải chất không tiêu hóa được ra ngoài
– Hệ tiêu hóa gồm có 2 phần chính là các tuyến tiêu hóa, ống tiêu hóa. Trong đó:
+ Ống tiêu hóa là những cơ quan rỗng có khả năng kết nối với nhau theo một thứ tự nhất định từ trên xuống dưới gồm có: Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, cuối cùng là hậu môn
+ Các tuyến tiêu hóa là tuyến có khả năng tiết ra dịch gồm: Tuyến nước bọt, gan, tuyến
– Chức năng chính của hệ tiêu hóa: Hệ tiêu hóa có chức năng chính là biến thức ăn thành những chất dinh dưỡng, năng lượng cần thiết bổ sung cho cơ thể, còn các chất thải không cần thiết sẽ vận chuyển ra ngoài bằng hậu môn
????? Bạn đọc có bất kỳ thắc mắc về vấn đề bệnh lý cơ xương khớp cũng như các bệnh lý khác vui lòng liên hệ hotline: 0789.501.555 để được tư vấn trực tiếp!
2. Xuất huyết tiêu hóa là gì? Phân loại
– Xuất huyết tiêu hóa là một trong những tình trạng cấp cứu y khoa nghiêm trọng nếu không can thiệp kịp thời sẽ có thể đe dọa đến tính mạng
– Xuất huyết tiêu hóa hay còn được gọi là chảy máu tiêu hóa xảy ra khi máu thoát ra khỏi lòng mạch và chảy vào trong ống tiêu hóa
– Tình trạng này có thể gặp ở bất cứ phân đoạn nào của đường tiêu hóa như thực quản, dạ dày, ruột hay hậu môn
– Chảy máu tiêu hóa thường là hệ quả của các bệnh có liên quan đến hệ thống tiêu hóa không được kiểm soát
– Tùy thuộc vào mức độ tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa mà tình trạng xuất huyết xảy ra ở mức độ từ nhẹ đến nặng hay cũng có thể gây sốc
– Căn cứ vào vị trí xuất huyết ở trong ống tiêu hóa mà tình trạng này được chia thành 2 dạng:
+ Xuất huyết tiêu hóa trên: Xảy ra từ thực quản kéo dài cho tới vị trí D4 ở trên dây chằng Triez. Đây chính là ranh giới để phân chia tá tràng với hỗng tràng
+ Xuất huyết tiêu hóa dưới: Tình trạng xuất huyết kích hoạt từ dây chằng Triez kéo dài cho tới hậu môn
3. Nguyên nhân của xuất huyết tiêu hóa trên
3.1 Viêm loét dạ dày, tá tràng
– Đây là nguyên nhân chủ yếu gây xuất huyết tiêu hóa trên khi lớp viêm và loét ở niêm mạc dạ dày – tá tràng sâu gây vỡ mạch máu dưới
– Đa số trường hợp chỉ ảnh hưởng đến các mao mạch nhỏ gây chảy máu ở mức độ nhẹ và tự ngừng
– Tuy nhiên nếu không điều trị bệnh tốt, vết loét sâu có thể gây chảy máu ồ ạt nguy hiểm cần can thiệp cấp cứu ngay lập tức để cầm máu.
– Biến chứng xuất huyết do viêm loét dạ dày, tá tràng thường gặp nhất ở người cao tuổi, đặc biệt các trường hợp chảy máu nặng thường liên quan đến việc dùng thuốc aspirin, clopidogrel hay thuốc kháng viêm không steroid dài ngày
– Xuất huyết tiêu hóa do viêm loét dạ dày, tá tràng thường được chẩn đoán bằng nội soi, cho phép quan sát chi tiết tình trạng chảy máu như: Máu chảy thành tia, máu chảy âm ỉ, máu cục hay có vệt máu đen do máu ở ổ loét
– Ngoài nội soi kiểm soát chảy máu, bệnh nhân cần điều trị tích cực với thuốc ức chế bơm proton hoặc kháng sinh diệt trừ khuẩn HP
>>>>> Có thể bạn quan tâm: Các vị thuốc được ví như kháng sinh trong đông y
3.2 Tăng áp lực tĩnh mạch cửa
– Tăng áp lực tĩnh mạch cửa chủ yếu xuất phát từ bệnh xơ gan cũng là nguyên nhân có thể gặp ở người bị xuất huyết tiêu hóa trên
– Xơ gan có thể do những nguyên nhân như rượu, xơ gan tự miễn, viêm gan siêu vi tiến triển hoặc xơ gan mật nguyên phát
– Tăng áp lực tĩnh mạch cửa làm giãn tĩnh mạch thực quản, có thể kèm theo giãn tĩnh mạch phình vị
– Xuất huyết xảy ra khi các tĩnh mạch này phình lớn dẫn đến vỡ¸ thường gây chảy máu nghiêm trọng và ồ ạt
– Kết hợp với bệnh lý ở gan và rối loạn động máu, xuất huyết do tăng áp lực tĩnh mạch cửa nguy hiểm hơn và khó cầm máu
3.3 Nguyên nhân khác
– Một số nguyên nhân ít gặp khác gây xuất huyết tiêu hóa trên bao gồm:
+ Viêm loét trợt dạ dày, thực quả
+ Hội chứng Mallory-Weiss
+ Di sản mạch máu của dạ dày
+ Tổn thương Dieulafoy
+ Viêm dạ dày cấp do stress, trầm cảm
4. Triệu chứng của xuất huyết tiêu hóa trên
4.1 Nôn ra máu
– Bệnh nhân có thể nôn ra máu đỏ tươi hoặc máu đen, máu cục lẫn với thức ăn và dịch dạ dày
– Tùy vào nguyên nhân mà lượng máu nôn ra có thể nhiều hay ít
– Nôn ra máu nhiều và liên tục là dấu hiệu nguy hiểm cho thấy xuất huyết ồ ạt, không tự ngừng và cần can thiệp để cầm máu
– Cần phân biệt nôn ra máu do xuất huyết tiêu hóa trên với nôn do chảy máu cam, ho ra máu hay ăn tiết canh có dấu hiệu tương tự
4.2 Đi ngoài phân đen
– Xuất huyết tiêu hóa trên có thể không gây nôn ra máu mà máu theo thức ăn ra ngoài cùng phân, khiến phân có màu đen như bã cà phê, mùi khắm
– Nếu chảy máu nhiều, phân thường loãng và có màu đỏ do máu tươi xen lẫn
– Nếu máu chảy ít, phân thường vẫn thành khuôn nhưng có màu đen do máu như nhựa đường, dính và mùi khắm
– Triệu chứng này có thể nhầm lẫn với đi ngoài phân đen do dùng thuốc Bismuth hay sắt
4.3 Mất máu
– Nếu xuất huyết tiêu hóa trên nhẹ, bệnh nhân có thể không bị mất nhiều máu và triệu chứng này cũng không rõ ràng
– Chỉ khi mất nhiều máu hoặc xuất huyết âm ỉ trong thời gian dài sẽ dẫn đến sốc mất máu với các triệu chứng như: chóng mặt, hoa mắt, niêm mạc nhợt, mạch nhanh khó bắt, tụt huyết áp, da xanh tái,…
– Cần cẩn thận nếu có triệu chứng li bì, mất ý thức, vật vã, hôn mê cho thấy mất máu nghiêm trọng
4.4 Triệu chứng khác
– Tùy theo nguyên nhân cụ thể mà xuất huyết tiêu hóa trên có thể gây triệu chứng khác như:
– Xuất huyết tiêu hóa trên do tăng áp lực tĩnh mạch cửa: Cơ thể mệt mỏi, vàng da, tuần hoàn bàng hệ,…
– Xuất huyết tiêu hóa trên do loét dạ dày tá tràng: Đau vùng thượng vị, ợ hơi, buồn nôn, nôn mửa, ợ chua, ợ hơi
– Xuất huyết tiêu hóa trên do khối u ác tính: Sụt cân không rõ nguyên do, suy nhược cơ thể, người mệt mỏi, ăn nhanh no
– Ngoài ra, có khoảng 80% trường hợp xuất huyết tiêu hóa trên có sốt, nhất là khi mất máu nhiều
>>>>> Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết: Cứng khớp buổi sáng có nguy hiểm không?
5. Điều trị xuất huyết tiêu hóa trên như thế nào
Trong điều trị xuất huyết tiêu hóa chủ yếu tuân theo nguyên tắc bảo vệ đường hô hấp, bù dịch, truyền máu (trong trường hợp mất máu nhiều); kết hợp dùng thuốc. Một số trường hợp cần nội soi hoặc nút mạch
5.1 Bảo vệ đường hô hấp
– Xuất huyết tiêu hóa trên có thể gây nguy cơ tàn phế hoặc tử vong nếu hít phải máu
– Để tránh rủi ro này, những bệnh nhân có phản xạ nôn kém, bị hôn mê hoặc mất ý thức hoặc nội soi dạ dày cần được xem xét áp dụng phương pháp đặt nội khí quản giúp thở
5.2 Bù dịch và truyền máu
– Người bệnh bị hạ huyết áp hoặc xuất huyết tiêu hóa nhiều cần được bù dịch thông qua đường tĩnh mạch càng sớm càng tốt
– Một kim lớn sẽ được cắm vào mạch máu nơi khuỷu tay để truyền dịch với dung lượng trung bình từ 500-1000ml nước muối sinh lý và ở trẻ em tối đa là 2 lít (20 ml / kg).
– Ngoài ra, đối với các trường hợp thiếu máu nghiêm trọng, người bệnh cần được truyền máu
– Tuy nhiên, đối với các trường hợp mắc bệnh mạch vành, suy tim mãn, người cao tuổi, trẻ em, việc truyền máu nên được xem xét cẩn trọng để tránh các biến chứng
5.3 Thuốc
– Đối với xuất huyết tiêu hóa trên, người bệnh được dùng thuốc ức chế bơm proton đường tĩnh mạch (PPI) để điều trị
– Đối với các trường hợp xuất huyết tiêu hóa do giãn tĩnh mạch trong bệnh lý xơ gan, người bệnh nên được dùng thuốc co mạch tạng
5.4 Cầm máu
– Khoảng 80% bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa có thể tự cầm máu, song 20% trường hợp còn lại cần có biện pháp điều trị đặc hiệu
– Việc điều trị phụ thuộc vào vị trí bị chảy máu và cần được tiến hành từ sớm để giảm thiểu nguy cơ tử vong, đặc biệt ở người cao tuổi
– Các phương pháp cầm máu thường bao gồm:
+ Loét dạ dày, đang chảy máu hoặc chảy máu tái phát: Điều trị bằng nội soi cầm máu tại chỗ bằng nhiều phương tiện khác nhau như dùng nhiệt điện, hoá chất gây tắc mạch, co mạch, kẹp clip
+ Trường hợp khó khăn hơn cần cầm máu bằng phương pháp nút mạch hoặc phẫu thuật
+ Xuất huyết tiêu hóa do giãn vỡ tĩnh mạch: Điều trị bằng thắt vòng, tiêm xơ hoặc phẫu thuật nối thông 2 hệ tĩnh mạch cửa chủ
+ Xuất huyết do trĩ nội cấp hoặc mạn tính: Có thể áp dụng phương pháp soi hậu môn để phẫu thuật hoặc thắt dây cao su, tiêm xơ cầm máu
6. Các biện pháp phòng ngừa
– Tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa sẽ có những hướng dẫn về việc phòng ngừa bệnh cụ thể khác nhau. Tuy nhiên, khuyến nghị chung là người dân nên:
+ Ăn uống khoa học, trong đó ưu tiên chế độ ăn nhiều rau xanh, chất xơ (tan và không tan)
+ Hạn chế uống rượu bia, đồ ăn nhanh (gà rán, thịt đông lạnh…); hạn chế ăn cay, nóng, chua, mặn gây hại cho dạ dày, ruột hoặc các thực phẩm gây kích thích dạ dày khác
+ Duy trì chế độ vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày giúp nhu động ruột hoạt động thuận lợi
+ Thực hiện ăn chín, uống sôi để tránh bị ngộ độc và nhiễm ký sinh trùng dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa có thể gây xuất huyết
+ Không ăn quá no hoặc để bụng quá đói, không vận động mạnh hoặc nằm ngay sau khi ăn để tránh nguy cơ đau dạ dày, trào ngược dạ dày- thực quản
+ Giữ thói quen chăm sóc hệ tiêu hóa để nâng cao miễn dịch bằng cách tẩy giun theo định kỳ, bổ sung men tiêu hóa, collagen và các loại vitamin…
Xin cảm ơn các bạn đã theo dõi Tuệ Y Đường