VỌNG CHẨN – NHÌN ĐỂ CHẨN ĐOÁN BỆNH

Vọng chẩn là nhìn chẩn đoán bệnh. Đây là bước đầu tiên trong tứ chẩn. Là phương pháp nhìn khí sắc, thần thái của bệnh nhân để đánh giá trạng thái bệnh lí. Sự rối loạn chức năng tạng phủ, khí huyết trong cơ thể sẽ phản ánh qua hình thể, khuôn mặt, bì mao…

Vì thể đây là phương pháp nhận diện trực tiếp tình trạng bệnh tật. Vọng chẩn cùng Văn chẩn, Vấn chẩn, Thiết chẩn để tổng kết được bệnh lí của bệnh nhân. Kính mời quý bạn đọc cùng Phòng khám Tuệ Y Đường cùng tìm hiểu về phương pháp chẩn đoán bệnh này nhé!

I. TỔNG QUAN

  • Vọng chẩn là một phương pháp chẩn đoán mà thầy thuốc dùng mắt quan sát có mục đích các tình trạng ở toàn thân, tại chỗ hoặc các chất bài tiết của bệnh nhân để hiểu rõ được tình trạng bình thường hay bệnh lý của cơ thể người.
  • Thầy thuốc cần chú ý khi thăm khám bệnh nhân: 
  • Vọng chẩn cần ánh sáng đầy đủ, tốt nhất là ánh sáng ban ngày.
  • Vọng chẩn cần nhiệt độ phòng phải thích hợp, khi đó da và cơ thể của bệnh nhân mới được thả lỏng, vận hành khí huyết bình thường, các biểu hiện bệnh lý mới chân thực.
  • Vọng chẩn cần bộc lộ rõ vùng cần quan sát để đánh giá một cách cẩn thận.

II. VỌNG CHẨN TOÀN THÂN

a. Nhìn Thần (Vọng chẩn Thần)

Thần là chỉ các hoạt động sống của cơ thể.

Thần trong nhìn thần là đánh giá theo nghĩa rộng của thần, thầy thuốc thông qua quan sát tổng hợp các biểu hiện bên ngoài về hoạt động sống của cơ thể để phán đoán toàn diện của bệnh tật.

Nhìn thần trong phán đoán bệnh tật có ý nghĩa rất quan trọng.

Vì thần lấy vật chất làm cơ sở, sản sinh từ tinh tiên thiên, dựa vào tinh hậu thiên nuôi dưỡng.

Vì thế thầy thuốc thông qua quan sát, biểu hiện của tình chí, ngôn ngữ, biểu lộ tình cảm… của bệnh nhân để đánh giá sự thịnh suy của tinh khí ngũ tạng, hình thể mạnh hay yếu để đánh giá mức độ nặng hay nhẹ và tiên lượng bệnh.

  • Biểu hiện và ý nghĩa của thần:

Có thần (còn gọi là hữu thần, đắc thần)

  • Biểu hiện: Tinh thần phấn khởi, tình chí trong sáng, phản ứng linh hoạt, ngôn ngữ linh hoạt, ngôn ngữ rõ ràng, ánh mắt sáng, sắc mặt hồng tươi và nhuận, nhịp đều, cử động linh hoạt.
  • Ý nghĩa: Phản ánh tinh khí tạng phủ sung túc, chính khí cường thịnh, hoạt động sống bình thường.

Mất thần (còn gọi là thất thần, vô thần)

  • Biểu hiện của thần khí suy bại nghiêm trọng.
  • Chính hư thất thần: Biểu hiện của tinh hao thần suy.
  • Biểu hiện: Tinh thần uể oải, phản ứng chậm, sắc mặt tối, nhịp thở yếu, cử động khó khăn.
  • Ý nghĩa: Biểu thị tinh khí tạng phủ hư hao cực độ, chính khí tổn thương nhiều, hoạt động chức năng suy kiệt

Tà thịnh thất thần

  • biểu hiện của tinh hao, thần suy
  • Biểu hiện: Hôn mê, rối loạn ngôn ngữ, vật vã, cử động vô ý thức.
  • Ý nghĩa: Biểu thị tà khí cang thịnh, nội thương tâm thần. Hoặc can phong hiệp đàm làm thượng nghịch thanh khiếu.

Thiếu thần

  • Biểu thị tinh khí bất túc, thần khí không vượng, ở giữa khoảng có thần và mất thần.
  • Biểu hiện: Tinh thần không phấn chấn, ánh mắt thiếu thần,sắc mặt không tươi, cơ nhục mềm, thở yếu, ngại nói, động tác chậm.
  • Ý nghĩa: Biểu thị chính khí bất túc, tổn thương tinh khí mức độ nhẹ, chức năng tạng phủ giảm, thường gặp ở người bẩm tố hư nhược hoặc bệnh tình nhẹ.

Loạn thần

  • Biểu hiện bất thường theo nghĩa hẹp của thần.
  • Thần chí không yên: Tinh thần dễ kích động và hưng phấn. Biểu hiện lâm sàng là bứt rứt, dễ cáu giận, nằm ngồi không yên, mất ngủ, hồi hộp, nói nhiều.
  • Tinh thần uất ức: Biểu hiện lâm sàng là thờ ơ, yên lặng, phản ứng chậm khóc cười vô cớ không dám ở một mình.
  • Tinh thần cuồng táo: Biểu hiện lâm sàng là nói nhiều, cử động lung tung, đánh người xung quanh, leo trèo ca hát
  • Ý thức trở ngại: Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là ý thức trở ngại hoặc đột nhiên ngã bất tỉnh, chân tay co quắp, mắt nhìn lên trời, sùi bọt mép, tỉnh lại như thường.

b. Nhìn Sắc (vọng chẩn sắc)

  • Là phương pháp mà thầy thuốc thông qua quan sát sự thay đổi màu sắc, sự nhuận nhàng của da và niêm mạc toàn thân để phán đoán bệnh tình.
  • Ý nghĩa vọng sắc mặt
  • Phán đoán sự thịnh suy của khí huyết: Thầy thuốc quan sát sắc mặt của bệnh nhân để đánh giá những thay đổi khí huyết cơ thể, sự thịnh suy của khí huyết phản ánh trên mặt vì rõ ràng.
  • Phân biệt tính chất của bệnh tà: Cơ thể cảm thụ bệnh tà gây nên các diễn biến bệnh lý không giống nhau, phản ánh trên sắc mặt cũng sẽ có những thay đổi không giống nhau.
  • Xác định vị trí bị bệnh: Khuôn mặt biểu hiện các dấu hiệu sinh lý và bệnh lý của tạng phủ, quan sát sự thay đổi trạch ở mặt có thể phán đoán được bệnh lý ở tạng phủ
  • Tiên lượng mức độ nặng nhẹ của bệnh và chuyền quy của bệnh tật: Ngũ sắc sáng tươi nhưng không lộ là khí huyết tạng phủ sung thịnh, tinh thần phấn chấn nên vinh nhuận ra mặt thì nếu có bệnh cũng nhẹ.
  • Ngũ sắc ám tối, sắc thể hiện rõ khí huyết hao tổn tinh thần tạng phủ suy yếu không vinh nhuận được ra mặt thì bệnh tương đối nặng.

Sắc bình thường

  • Là ẩn màu hồng vàng, sáng tươi.

Sắc chủ bệnh

  • Sắc xanh: Chủ hàn chứng, chứng đau, ứ huyết, kinh phong.
Sắc mặt xanh
Sắc mặt xanh
  • Sắc đỏ: Chủ nhiệt chứng là cho huyết vận chuyển quá nhanh gây nên da có sắc hồng. Sắc đỏ là hỏa nhiệt thuộc tâm.
  • Sắc vàng: Chủ hư chứng, thấp chứng  do tỳ hư vận hóa bất úc, thủy thấp nội uẩn.
  • Sắc trắng: Chủ hư chứng, hàn chứng, thất huyết chứng do khí huyết bất túc gây nên.
  • Sắc đen: Chủ thận hư chứng, hàn chứng, thủy ẩm chứng, ứ huyết chứng do âm hàn thủy thịnh hoặc khí huyết ứ trệ gây nên.

c. Vọng chẩn hình thể,tư thế và động thái.

  • Hình thể
  • Hình thể cường tráng
  • Hình thể hư nhược 
  • Hình thể béo
  • Hình thể gầy
  • Tư thế, động thái: Người bình thường thì tư thế động thái tự nhiên phối hợp nhịp nhàng.
  • Tư thế ngồi
  • Tư thế nằm

III. VỌNG CHẨN TẠI CHỖ

1. Vọng chẩn đầu mặt.

  • Chủ yếu là xem hình thể đầu, mặt và sự nhuận nhàng tươi tốt của tóc.

2. Vọng chẩn ngũ quan, yết hầu.

  • Mắt
  • Tai
  • Mũi 
  • Môi miệng
  • Răng lợi

3. Vọng chẩn thân thể

  • Nhìn cổ gáy: Bướu cổ, cứng cổ, mạch cảnh,..
  • Nhìn lồng ngực: Ngực lép, lồng ngực hình thùng, nhịp thở
  • Nhìn bụng

4. Vọng chẩn tứ chi

  • Tứ chi phù thũng, chi dưới cong vẹo, đầu gối sưng nề, hệ thống tĩnh mạch chi dưới, các khớp nhỏ,..

5. Vọng chẩn da lông.

  • Da có đám nề, màu đỏ gọi là “đan độc” nguyên nhân do phong nhiệt, can hỏa, thấp nhiệt hóa hỏa,..
  • Da và mặt vàng gọi là hoàng đản
Da và mặt vàng
Da và mặt vàng
  • Da màu ám đen do thận dương hư suy.
  • Da có ban trắng, ranh giới rõ, to nhỏ không đều do phong thấp xâm nhập.
  • Da khô sáp, không tươi nhuận do tân dịch hư tổn hoặc huyết hư

6. Vọng chẩn chất thải

a. Vọng chẩn đờm dãi

  • Đờm: Là sản phẩm bệnh lý do trao đổi trong cơ thể bị rối loạn gây nên. Ba tạng phế tỳ và thận có mối quan hệ mật thiết đến trao đổi thủy dịch.
  • Dãi: Là chất dịch của tỳ, do khoang miệng tiết ra

b. Vọng chẩn chất nôn

  • Nôn là do khí thượng nghịch hoặc do ngoại cảm, nội thương gây nên.
  • Nôn ra dịch trong, kèm theo bụng lạnh và đau thì gọi là hàn ẩu.
  • Nôn ra máu tươi hoặc máu cục, lẫn thức ăn là thuộc vị tích nhiệt hoặc can phạm vị, vị phủ huyết ứ gây nên

c. Vọng chẩn phân

  • Phân được hình thành có quan hệ mật thiết với tỳ, vị và trường vị; đồng thời còn liên quan đến chức năng sơ tiết của can, ôn vận của thận dương, tuyên giáng của khí

d. Vọng chẩn nước tiểu

  • Nước tiểu có quan hệ đến trao đổi tân dịch bên trong cơ thể, liên quan đến âm dương thịnh suy, chức năng khí hóa của bàng quang, thông điều thủy đạo của phế, vận hóa của tỳ, sơ thông thủy đạo của tam tiêu.

IV. VỌNG CHẨN NHÌN LƯỠI

  • Theo y học cổ truyền, lưỡi do cơ nhục và kinh lạc tạo nên, có quan hệ mật thiết với tạng phủ. Về chức năng, cơ nhục của lưỡi liên quan đến tỳ, huyết mạch của lưỡi liên quan đến tâm. Lưỡi liên lạc với tạng phủ, ngũ tạng thông qua kinh lạc, kinh cân.
  • Vì vậy bệnh lý của tạng phủ sẽ được đánh giá qua biểu hiện lưỡi.

a. Vọng chẩn chất lưỡi

  • Quan sát thần khí của lưỡi: Là một phần trong quan sát thần, gồm đánh giá sắc trạch, động thái của lưỡi
  • Màu sắc lưỡi : Người bình thường chất lưỡi hồng nhuận không đậm cũng không nhạt, phản ánh tâm khí vượng thịnh, vị khí sung túc, khí huyết hành bình thường.
  • Lưỡi trắng nhạt: Lưỡi nhạt, sắc hồng ít hơn sắc trắng, chủ hàn chứng và hư chứng.
  • Lưỡi hồng: So với lưỡi hồng thì màu đậm hơn, sắc hồng tươi chủ nhiệt chứng.
  • Lưỡi hồng bóng: So với lưỡi hồng thẫm thì đậm hơn rất nhiều, chủ nhiệt nhập doanh huyết, âm hư hỏa vượng, ứ huyết. Sắc lưỡi hồng là biểu thị nhiệt tà xâm nhập sâu.
  • Lưỡi hồng bóng mà ít rêu hoặc không có rêu là do âm hư hỏa vượng; nếu lưỡi hồng bóng mà ám tính hoặc kèm ban điểm là do huyết ứ kết hợp với nhiệt chứng mà nên
Chất lưỡi hồng bóng
Chất lưỡi hồng bóng
  • Lưỡi tím: Sắc lưỡi tím hoặc pha lẫn hồng bóng nhưng không tươi chủ ứ chứng, hư chứng, nhiệt chứng
  • Lưỡi xanh: Sắc lưỡi xanh biểu hiện của khí huyết ứ trệ, chủ âm hàn chứng, huyết ứ chứng.
  • Vọng chẩn hình thể lưỡi
  • Chất lưỡi bệu, thè lưỡi ra thấy đầy miệng, chất lưỡi nhợt, hai bên có nếp hằn răng là thuộc chứng thủy thấp đàm ẩm, thường do dương hư, khí hư, tân dịch nội đình gây nên.
Chất lưỡi bệu
Chất lưỡi bệu
  • Lưỡi thon gọn mà mỏng là thuộc chứng khí huyết lưỡng hư, âm hư hỏa vượng
  • Lưỡi sưng nề, có khi thè ra ngoài mà không co lại được vào miệng, ảnh hưởng đến ăn uống, phát âm, hô hấp thường do nhiệt uất, trúng độc.
  • Vết nứt lưỡi, sâu nông không đồng đều nhau là chủ nhiệt chứng do âm hư dịch khô hoặc dương minh thực nhiệt hun đốt tân dịch gây nên.
  • Vọng chẩn, nhìn trạng thái
  • Lưỡi cứng không linh hoạt, chất lưỡi hồng bóng là do tà nhiệt tích thịnh, nhiệt thịnh thương tân.
  • Lưỡi run, chất lưỡi trắng nhạt là do tâm tỳ lưỡng hư, khí huyết bất túc gây nên.
  • Lưỡi thè ra bị lệch thường gặp ở chứng trúng phong.
  • Lưỡi co lại, thè ra khó là chứng nguy hiểm, do hàn ngưng cân mạch hoặc khí huyết hư suy hoặc nhiệt cực sinh phong.
  • Nhìn tĩnh mạch dưới lưỡi: bình thường dưới lưỡi có màu hồng nhạt, nhuận tràng, tĩnh mạch dưới lưỡi nổi màu tím nhạt, hơi ngoằn ngoèo.

b. Vọng chẩn rêu lưỡi

  • Thông thường rêu lưỡi mỏng là thuộc bệnh mới mắc, bệnh còn ở biểu, bệnh nhẹ; Rêu lưỡi dày là bệnh thuộc lý, bệnh nặng hoặc bên trong có thực tích đàm thấp
  • Rêu lưỡi nhuận táo: bề mặt lưỡi có quá nhiều mọng nước gọi là lưỡi trơn liên quan đến chứng thủy thấp nội đình . Bề mặt lưỡi khô ráo, không có tân dịch gọi là rêu lưỡi táo thường gặp chứng nhiệt thịnh sinh tân hoặc âm dịch hao thoát.
  • Rêu lưỡi bẩn, nhớp, bự: bề mặt lưỡi có dính dịch trơn nhớp, cạo đi cũng khó hết gọi là rêu lưỡi bẩn nhớp thường gặp trong đàm thấp nội đình, thấp trọc thượng thăng.
  • Rêu lưỡi trắng: chủ biểu chứng hàn chứng. Rêu lưỡi trong chứng biểu hàn thường trắng và mỏng, trong chứng lý hàn thường trắng và dày.
  • Rêu lưỡi vàng: chủ lý chứng, nhiệt chứng.
  • Rêu lưỡi xám tro: chủ lý chứng thường do hàn thấp nội đình hoặc thấp nhiệt uất tích hoặc do táo nhiệt thương tân.
  • Rêu lưỡi đen: do rêu lưỡi vàng và rêu lưỡi xám tro chuyển thành, biểu hiện bệnh thường rất nặng.
Bác sĩ Thu Huyền khám bệnh tại Phòng khám Tuệ Y Đường
Bác sĩ CK II Trần Thị Thu Huyền và BS Đoàn Dung đang thăm khám cho bệnh nhân tại Phòng khám Tuệ Y Đường

>>>>> Cùng tìm hiểu thêm về phương pháp Thiết chẩn

V. VĂN CHẨN

Cùng với Vọng chẩn là Văn chẩn. Đây là phương pháp nghe ngửi âm thanh để chẩn đoán bệnh. Vọng chẩn là bước đầu tiên, văn chẩn là bước tiếp theo sau đó. 

1. Nghe âm thanh

  • Âm thanh bé thuộc về hư chứng, hàn chứng; âm thanh to rõ thuộc thực chứng, nhiệt chứng
  • Hô hấp có lực, thanh cao, khí thô thuộc thực, thuộc nhiệt; hô hấp vô lực, thanh thấp, khí nhược thuộc nội thương, khí hư.
  • Tiếng ho: tiếng ho nặng đục, đờm trắng loãng, mũi tắc do ngoại cảm phong hàn gây nên. Tiếng ho không vang, khạc đờm dính, màu vàng, khó khạc thường do phế nhiệt. Tiếng ho trầm đục, đờm nhiều, dễ khạc thường do hàn đàm thấp trọc gây nên. Ho khan ho không đờm hoặc đờm ít và khó khạc thường do táo tà phạm phế, phế âm hư hao.
  • Tiếng nấc, ợ hơi là do vị khí thượng nghịch gây nên

2 Ngửi khí vị

  • Hơi thở hôi thuộc vị nhiệt, mùi chua nồng là vị có thực tích.
  • Các chất bài tiết mà đặc, màu vàng, mùi hôi là thuộc thực nhiệt hoặc thấp nhiệt. Nếu chất loãng, màu nhạt, ít mùi là thuộc hư chứng, hàn chứng.

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

? Facebook: Tuệ Y Đường

?‍Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền

?‍⚕️  Bác sĩ Đoàn Dung

?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

?Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555 –  0789501555

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *