Viêm môi – Chàm môi – Nỗi ác mộng của chị em phụ nữ

Viêm môi cơ địa là hiện tượng da môi sưng đỏ, khô ráp, bong tróc và thậm chí vùng da xung quanh môi cũng rất khô và bong vảy. Nếu bệnh diễn tiến nặng có thể gây nứt nẻ, chảy máu làm ảnh hưởng đến ăn uống, nói chuyện và vệ sinh răng miệng của người bệnh. 

Ngày hôm nay xin mời quý độc giả cùng tìm hiểu căn bệnh này qua sự hướng dẫn cụ thể của Bác Sĩ Đoàn Dung – Chuyên khoa Da liễu phòng khám Tuệ Y Đường nhé.

1. Viêm môi cơ địa là gì? Cùng Bs điểm qua 1 số dấu hiệu nhận biết viêm môi 

  • Da môi khô ráp, căng cứng và đau nhức

Người bệnh luôn có cảm giác môi khô căng và đau rát, thậm chí khô đến mức da tự nứt nẻ ra, tạo thành các rãnh môi và chảy máu. Khi dùng tay sờ vào cảm nhận được sự khô cứng rõ rệt, da môi rất thô ráp và không mịn màng như làn da lúc khỏe mạnh bình thường. Dấu hiệu này rất đặc trưng nên thường dễ bị nhầm lẫn với tình trạng khô môi do thời tiết lạnh, hanh khô. 

  • Xuất hiện các đốm mụn nước li ti

Đây là một trong những dấu hiệu đặc trưng của hầu hết các bệnh lý viêm da cơ địa. Đối với người bị viêm môi cơ địa trên da môi sẽ xuất hiện những đốm mụn nước li ti, chứa dịch bên trong và dễ vỡ, thậm chí gây lở loét da môi gây đau nhức, khó chịu.

  •  Gây ngứa ngáy dữ dội

Người bệnh viêm môi cơ địa thường xuyên phải đối mặt với những cơn ngứa ngáy dữ dội. Đây là hậu quả của việc không chăm sóc kỹ lưỡng, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn tấn công, ngăn chặn sự phục hồi và gây ngứa. Cơn ngứa môi rất khó chịu và khiến người bệnh phải dùng tay để gãi, tuy nhiên gãi mạnh không những không giúp giảm ngứa mà còn khiến tình trạng bệnh diễn tiến nghiêm trọng hơn. 

Mời các bạn đón đọc: PHÒNG NGỪA BỆNH DA LIỄU MÙA HÈ

  • Vùng miệng căng cứng, khó cử động

Đến một thời điểm nhất định, các triệu chứng bùng phát dữ dội sẽ kéo theo tình trạng người bệnh khó có thể mở miệng rộng. Vì khi thực hiện hành động này bề mặt da môi sẽ rất đau, thậm chí nứt nẻ ra, bong tróc vảy và chảy máu. Điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến việc ăn uống, nhất là khi ăn đồ cay, nóng dễ gây rát buốt. 

Viêm môi gây căng cứng, khó cử động
Viêm môi gây căng cứng, khó cử động
  • Một số dấu hiệu khác

Một vài trường hợp viêm môi cơ địa còn khiến môi ửng đỏ, sưng tấy, có cảm giác căng tức giống như bị phù nề rất khó chịu. Nếu bệnh chuyển sang giai đoạn bội nhiễm còn khiến cho khu vực xung quanh môi mưng mủ, lở loét. 

Tình trạng này còn kéo theo bong tróc và viêm trợt loét da mỗi khi người bệnh ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng. Dịch viêm trong mụn trào ra khi bị vỡ gây ngứa và dễ dàng lây lan sang những vùng da khỏe mạnh khác và gây bệnh. 

  • Da môi đóng vảy, dễ bong tróc

Sau khi các đốm mụn vỡ ra, dịch giảm đi sẽ để lại một lớp vảy tiết cứng, khô ráp và hơi bong lên. Lúc này, nếu người bệnh dùng tay gỡ mảng da này ra sẽ dễ bị chảy máu, đau rát. Vì vậy, hãy để lớp vảy này bong ra một cách tự nhiên, kết hợp dùng kem dưỡng ẩm để làm mềm, giảm khô. 

????? Bạn đọc có bất kì thắc mắc về vấn đề da liễu cũng như các bệnh lý khác vui lòng liên hệ hotline: 0789502555 để được tư vấn trực tiếp

2. Các dạng viêm môi thường gặp

  • Viêm môi tiếp xúc: Triệu chứng hay gặp là ngứa ngáy, đỏ, sưng phù, khó chịu vùng môi, xuất hiện các nốt đỏ, có bọng nước nhỏ quanh mép môi, có thể gây viêm loét.
  • Viêm môi nhiễm trùng: Gây viêm môi chủ yếu ở vùng mép, có thể cấp tính hoặc mạn tính với triệu chứng phù nề, sưng đỏ, đau, vết nứt ở mép môi, bong vảy và ngứa.
  • Viêm môi u hạt: Biểu hiện giống với phản ứng quá mẫn chậm, thường gặp ở vùng miệng – mặt. Giai đoạn đầu, xuất hiện u hạt nhỏ ở môi (thường gặp ở môi dưới), u mềm, không đau; sau đó trở nên chắc, dày nhưng cũng không gây đau.
  • Viêm môi bong vảy: Môi khô, đóng vảy, bong tróc diễn ra nhanh, thường xuyên do thói quen liếm môi, cắn môi hoặc bệnh nhân có một số rối loạn tâm lý.
  • Viêm môi lành tính hay viêm môi xâm nhập tương bào: môi thường xuyên sưng đỏ, đau rát nhưng không có tổn thương loét, nhiễm trùng. Bệnh không xác định rõ nguyên nhân, chỉ âm thầm xuất hiện thành từng đợt.
  • Viêm môi mãn tính: Hiếm gặp hơn, hay gặp ở môi dưới kèm theo tình trạng viêm tuyến dầu hay tuyến nước bọt, gây đau, dính và rát môi.

3. Biện pháp điều trị viêm môi

Vậy khi bị viêm môi phải làm sao? Việc điều trị viêm môi bao gồm cả điều trị triệu chứng và điều trị nguyên nhân gây bệnh:

Không dùng thuốc

  • Loại bỏ các yếu tố nguyên nhân gây viêm, tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng, chất kích thích, các loại thực phẩm nhiều chất tạo màu tạo mùi,… Nếu làm việc thường xuyên dưới ánh sáng mặt trời nên sử dụng các loại kem dưỡng ẩm cho môi, kem chống nắng, đeo khẩu trang, đội nón rộng vành.
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt, không liếm môi, cắn môi hay rửa môi quá nhiều làm bong tróc lớp niêm mạc môi. Uống nước bằng ống hút để bảo vệ môi trước các loại thức uống làm bong lớp bảo vệ môi gây tổn thương môi.
  • Uống nước nhiều, tăng cường các loại thực phẩm giàu vitamin, rau xanh để có làn da môi khỏe đẹp, bảo vệ môi khỏi các kích thích xấu bên ngoài.
  • Bỏ hút thuốc lá, hạn chế uống nhiều rượu bia, tránh sử dụng các loại mỹ phẩm có thành phần làm mỏng da. Có biện pháp chống nắng cẩn thận khi dùng các loại thuốc ức chế miễn dịch và thuốc kháng viêm.
  • Khi tình trạng viêm môi xảy ra thường xuyên với các triệu chứng viêm loét kéo dài thì cần đưa người bệnh đến gặp bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và xử trí.
BS Dung thăm khám cho bệnh nhân viêm môi tại Tuệ Y Đường
BS Dung thăm khám cho bệnh nhân viêm môi tại Tuệ Y Đường

>>>>>Tìm hiểu thêm: Viêm da do côn trùng đốt

Dùng thuốc

  • Dùng các thuốc dưỡng ẩm mupirocin, tacrolimus trong các trường hợp khô môi, môi bong tróc. Các trường hợp viêm môi cấp tính có thể lành lại sau vài ngày nếu tuân thủ dưỡng ẩm và tránh tiếp xúc với tác nhân kích thích.
  • Điều trị corticoid tại chỗ, các thuốc kháng histamin để giải quyết triệu chứng ngứa rát, bong tróc môi.
  • Các trường hợp Viêm môi do nấm sử dụng kem bôi trị nấm Miconazole hoặc Clotrimazole 2 lần/ngày, dùng trong 1 – 3 tuần; có thể kéo dài hơn theo chỉ định của bác sĩ.
  • Viêm môi do nhiễm khuẩn có thể sử dụng các kháng sinh bôi Mupirocin, Fucidin.
  • Nếu tình trạng viêm môi nặng nề gây đau rát có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau đường uống như Diclofenac, Paracetamol,…
  • Ngoài ra, chiếu laser, sử dụng dòng điện để loại bỏ vảy da bất thường (electrocautery) hay dùng các thuốc ức chế calcineurin cũng là biện pháp điều trị ở những bệnh nhân viêm môi nặng, chưa xác định được nguyên nhân.
  • Điều trị nguyên nhân ở những bệnh nhân có các bệnh lý toàn thân (lupus ban đỏ, bệnh Crohn,…), điều trị các rối loạn tâm lý, các bệnh lý tuyến nước bọt.

Tại Phòng khám Tuệ Y Đường, các bác sĩ đã và đang điều trị căn bệnh Viêm môi này một các rất hiệu qủa và lành tính, có những bệnh nhân đã lấy được đôi môi mềm mịn của mình sau cả năm trời bong vảy, đau xót khi ăn đồ ăn, thức uống. Trong quá trình điều trị, các bác sĩ đã sử dụng các dược liệu hoàn toàn tự nhiên để phục hồi lại đôi môi tổn thương.

Thuốc thì sẽ kết hợp cả thuốc uống và thuốc bôi, trong quá trình điều trị các bạn chú ý không ăn đồ cay nóng, kem đánh răng nên dùng loại của trẻ con sẽ không làm tổn thương thêm đôi môi bị tổn thương.
Dưới đây là hình ảnh một số ca đã điều trị khỏi tại Tuệ Y Đường.

Các ca viêm môi điều trị tại Tuệ Y Đường mang lại phản hồi tích cực
Các ca viêm môi điều trị tại Tuệ Y Đường mang lại phản hồi tích cực

Hy vọng những thông tin trên đã giải đáp cho bạn những thắc mắc xoay quanh vấn đề Viêm nang tóc. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ qua:

📮 Facebook: Tuệ Y Đường

👩⚕️ Bs CKII Trần Thị Thu Huyền

👩⚕️  Bác sĩ Đoàn Dung

💒Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

📞Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555

Tin liên quan

14 thoughts on “Viêm môi – Chàm môi – Nỗi ác mộng của chị em phụ nữ

  1. Thu Hương says:

    Tôi đi phun môi được 1 tháng mà hiện tại tình trạng môi tôi bị trợt da, cảm giác khó chịu đã sử dụng qua nhiều loại thuốc tây y nhưng không đỡ. Bên đông y có cách nào để trình trạng môi của tôi cải thiện được không vậy ạ?

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      tình trạng hiện tại của bạn như thế nào? bị bao lâu rồi? Bạn gửi hình ảnh tổn thương qua zalo số điện thoại 0789.502.555 để được bác sĩ tư vấn thêm cho bạn nhé!

  2. Kim Anh says:

    Về mùa đông tình trạng môi của tôi bị khô nhiều, bị bong tróc thì bên Phòng khám có sản phẩm gì để dưỡng môi thuần về đông y không vậy ạ

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      tình trạng hiện tại của bạn như thế nào? bị bao lâu rồi? Bạn gửi hình ảnh tổn thương qua zalo số điện thoại 0789.502.555 để được bác sĩ tư vấn thêm cho bạn nhé!

  3. Phạm Bằng says:

    bác sĩ cho cháu hỏi, đợt nnayf màu đông da khô, môi nứt nẻ chảy máu mà cháu bôi dưỡng ẩm không đỡ thì có sản phẩm nào bên phòng khám có độ dưỡng cao không ạ

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      chào cháu, bên phòng khám có rất nhiều sản phẩm thiên về dưỡng ẩm đặc trị cho từng vị trí của từng vùng của cơ thể, cháu có thể liên hệ trực tiếp số điện thoại 0789.502.555 để được bác sĩ tư vấn thêm cho bạn nhé!

    • Kim Anh says:

      tôi đang sử dụng lọ Nhuận Hồng Bì bên phòng khám thấy hiệu quả khá ổn, dưỡng ẩm môi giúp đỡ nứt nẻ hẳn. Mà 1 lọ dùng được rất lấu

  4. Bách says:

    Viêm môi nguyên nhân chủ yếu do đâu vậy ạ, thời tiết khô tôi hay bị bong vảy môi , thỉnh thoảng có bj nứt chảy máu

  5. Thảo says:

    Môi của mình đang ở tình trạng bị bong vảy cứng, bôi dưỡng ẩm vào cũng không đỡ , đôi khi còn thấy xót hơn bác sĩ tư vấn cho mình với ạ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *