Viêm da do côn trùng đốt

Côn trùng đốt tưởng chừng như là một vấn đề đơn giản nhưng có thể lại là một trong các nguyên nhân gây nên các căn bệnh dị ứng , ngoài da vô cùng nghiêm trọng. Và hầu hết mọi người đến khám đều là ở giai đoạn muộn, giai đoạn mãn tính chứ không đến ngay từ đầu dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng

Ngày hôm nay xin mời các bạn cùng  Phòng khám Đông y Tuệ Y Đường và Ths.Bs CKII.Trần Thị Thu Huyền đi tìm hiểu về tác hại vết cắn, đốt của côn trùng trên da và các xử trí như thế nào nhé

Câu 1: Chào cô, cô có thể nói qua về sự nghiêm trọng và mức độ nguy hiểm của việc chúng ta bị côn trùng đốt không ạ? 

Bác sĩ Huyền: 

Những phản ứng nghiêm trọng nhất với côn trùng cắn, đốt là do sự đáp ứng quá mẫn mắc phải. Hơn 80% từ vong từ vết cắn và vết đốt của côn trùng là hậu quả của các phản ứng tự vệ trong 1h sau khi bị cắn, đốt. sốc phản vệ xảy ra ở 3% người trưởng thành và 1% trẻ em sau khi bị cắn/đốt. Nhiều Bn có phản ứng toàn thân với vết cắn hay vết đốt, 5-10% bn có phản ứng tại chỗ lan rộng phát triển phản ứng hệ thống.

>>> Có thể xem thêm bài viết: ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH MẸ BẦU VIÊM GAN B NHƯ THẾ NÀO?

Câu 2: Thưa cô, vậy có những loại côn trùng nào có thể gây bệnh

Bác sĩ Huyền: 

Côn trùng đốt được chia thành 2 loại chính: nhóm có độc và nhóm không độc. Cụ thể:

Nhóm côn trùng có độc

Người bị côn trùng có độc đốt thường cảm thấy đau đớn, sưng tấy. Đặc biệt, những người có cơ địa mẫn cảm sẽ có thể xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng hơn như là bị phù nề, sốc phản vệ, khó thở, toàn thân bị phát ban,… Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng

Kiến ba khoang là côn trùng có độc cực cao, gây tổn thương nặng nề cho da
Kiến ba khoang là côn trùng có độc cực cao, gây tổn thương nặng nề cho da

Nhóm côn trùng không độc

Những người bị côn trùng không có độc đốt thường nhẹ hơn người bị côn trùng có độc đốt , biểu hiện là cảm giác ngứa, và ngứa (da có nốt sần, nổi mề đay). Những vết cắn từ côn trùng có thể là màu đỏ hoặc nốt bỏng rộp. 

Câu 3: Cô có thể nói qua về biểu hiện lâm sàng khi chúng ta bị côn trùng đốt/cắn được không ạ

Bác sĩ Huyền: 

Biểu hiện lâm sàng còn phụ thuộc vào côn trùng cắn chúng ta phụ thuộc vào bộ nào. Ví dụ như bộ cánh màng như ong mật, ong vò vẽ, ong vàng…. thường gây đau tức khắc, theo sau là phản ứng sưng tại chỗ kèm theo ngứa. Phù thay đổi. Nhiều vết đốt còn dẫn đến các phản ứng hệ thống như nôn, tiêu chảy, phù toàn thân, khó thở, hạ HA hay các phản ứng dị ứng đe doạ tính mạng… 

Còn như bộ 2 cánh như muỗi, ruồi thì lại lại xuất hiện phản ứng dị ứng tức thì do nước bọt của chúng tiê, vào, nhiều giờ sau thì hình thành sẩn ngứa, hoặc gây các quầng phù ngứa tức thì, theo sau là sẩn đỏ ngứa. 

Có bộ không cánh như bọ chét thì vết cắn lại xuất hiện dưới dạng đá, sẩn, mày đay, thường kèm theo lỗ chích ở trung tâm, thường ở xa các chi, còn bộ nửa cánh như rệp thì lại là dạng sẩn ngứa sắp xếp dạng đường theo từng nhóm 2-3 sẩn ở mặt và các chi. 

Ngoài ra còn có bộ cánh cứng thì vết cắn sẽ xuất hiện mụn nước và bóng nước đau khu trú xuất hiện ngay lập tức khi da tiếp xúc với peredin hay cantharidin từ bọ cánh cứng làm phồng rộp da.

Biểu hiện trên da khi bị côn trùng độc cắn
Biểu hiện trên da khi bị côn trùng độc cắn

Mọi thắc mắc về bệnh Da liễu- Phụ khoa- Cơ xương khớp xin vui lòng liên hệ số hotline 0789 502 555 để được tư vấn và hỗ trợ.

Câu 4: Cách chẩn đoán chúng ta bị côn trùng cắn là như thế nào?

Bác sĩ Huyền: 

 Thường sẽ dựa vào bệnh sử và lâm sàng. Chúng ta sẽ phải đặc biệt chú ý tới những nơi bn mới tới gần đây, có đi du lịch ở đâu không, hoặc không thì môi trường xung quanh sống hiện tại thế nào, điều kiện ra sao… vì một người sống ở thành phố sẽ khác với một người sống ở môi trường rừng núi. 

Ngoài ra có thể làm thêm các xét nghiệm tìm kháng thể IgE đặc hiệu với côn trùng đó.

Câu 5: Vậy khi bị côn trùng đốt thì chúng ta cần xử trí và điều trị thì thế nào thưa Bác sĩ? 

Bác sĩ Huyền: 

Khi côn trùng còn đang ở trên da chúng ta nên búng hoặc phủi chúng đi chứ k nên có động tác ép chúng ngay trên da mình vì như vậy vô tình sẽ khiến lọc độc của chúng phóng thích xa hơn, gây hại cho da chúng ta mạnh hơn. 

  • Hạn chế gãi vì khiến vết cắn của côn trùng dễ nhiễm khuẩn. Những triệu chứng nhẹ như bị ngứa sẽ hết sau vài phút. Nhưng nếu trường hợp nặng hơn như ngứa nhiều, ngứa lâu, sưng đỏ lan rộng thì bạn cần cơ sở Y tế để được thăm khám và điều trị.

  • Với trường hợp bị côn trùng có ngòi đốt (ong), bạn xử lý khi bị côn trùng đốt bằng cách lấy ngòi ra bằng kim hoặc nhíp. Sau đó, hãy sát khuẩn vết thương thật sạch với nước muối. Bạn có thể dùng thêm biện pháp chườm bằng đá lạnh để vết thương bớt đau và sưng tấy. Cuối cùng, bạn hãy sử dụng thêm thuốc bôi chuyên dụng được chỉ định từ bác sĩ.

  • Một số tình trạng khi bị côn trùng đốt dẫn đến toàn thân bị dị ứng, phế quản bị co thắt, sốc phản vệ, sốc. Lúc này, bạn nên đến bệnh viện để điều trị để đảm bảo không ảnh hưởng đến tính mạng. Đặc biệt, sau 6 tiếng đồng hồ, nhiễm khuẩn và biến chứng nguy hiểm là rất cao. Do đó, nếu có những biểu hiện trên thì cách xử lý khi bị côn trùng đốt tốt nhất đó là đi cấp cứu sớm nhất có thể.

Bs Trần Thị Thu Huyền thăm khám cho bệnh nhân tại Tuệ Y Đường
Bs Trần Thị Thu Huyền thăm khám cho bệnh nhân tại Tuệ Y Đường

Câu 6: Vậy ở nhà chúng ta có những phương pháp nào để phòng tránh việc bị côn trùng đốt không thưa Bác sĩ?

Bác sĩ Huyền: 

Một số biện pháp giúp ngăn ngừa tình trạng côn trùng đốt an toàn tại nhà bao gồm:

  • Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát để ngăn chặn côn trùng phát triển và trú ngụ;

  • Phun thuốc diệt côn trùng trong điều kiện gia đình không có ai ở nhà và cửa đã đóng kín để đạt hiệu quả cao;

  • Sử dụng biện pháp đề phòng côn trùng đốt bằng các dược liệu như húng quế, chanh, lá bạc hà, hương thảo,…

  • Dùng các loại thuốc bôi ngoài da chống côn trùng khi bạn đi ra ngoài đặc biệt là đến vườn cây hoặc đi dã ngoại;

  • Kiểm tra và tiêu diệt thường xuyên bọ chét ở chó, mèo và những vật nuôi khác trong gia đình

Và dưới đây là một số những biểu hiện đặc trưng của từng loai côn trùng đốt, các bạn có thể tham khảo để biết được mình hoặc những người thân trong gia đình mình đang bị làm sao và có cách xử trí đúng đắn 

Phun thuốc phòng côn trùng
Phun thuốc phòng côn trùng

Côn trùng cắn bị sưng, ngứa

Côn trùng để lại phản ứng trên da người bị đốt sau khi chích như là: kiến lửa, muỗi, ong vò vẽ,… Dấu hiệu chung của côn trùng không có độc đốt là ngứa, sưng. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan vì một số loại côn trùng đốt cũng là nguyên nhân gây bệnh sốt rét, sốt xuất huyết,… Thông thường, những biểu hiện sưng hay ngứa sẽ khỏi trong vài giờ. Nhưng bạn cần xử lý khi bị côn trùng cắn kịp thời nếu cơ thể có phản ứng bứt rứt hay đau nhức.

Côn trùng cắn bị sưng mủ

Côn trùng cắn làm cho da bị mưng mủ khiến cho bạn cảm thấy đau đớn và ngứa ngáy dữ dội tại vùng da tổn thương. Thường những côn trùng có độc sẽ gây ra vết cắn sưng mủ và đau nhức. Một số loại côn trùng có thể khiến vùng da bị đốt của bạn mưng mủ có thể kể tới muỗi, bọ chét, ong,… Biện pháp xử lý khi bị côn trùng đốt an toàn là hãy đến cơ sở y tế để có cách điều trị phù hợp

Côn trùng đốt bị sưng mắt

Côn trùng khi đốt gần mắt dễ làm cho mắt bị sưng và ngứa có thể kể tới kiến ba khoang, kiến lửa, ong, muỗi,… Mắt là giác quan nhạy cảm nên bạn cần cẩn thận xử lý khi bị côn trùng cắn. Đồng thời, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để có lời khuyên hữu ích. 

Côn trùng cắn bị nổi mụn nước

Ban đầu vết cắn của côn trùng khá nhỏ nhưng dần dần sưng to vì phản ứng nhạy cảm giữa cơ thể con người với ngòi, từ vết cắn của côn trùng. Ngay lập tức, bạn có cảm giác ngứa, đau và các nốt sưng phù, mẩn ngứa hình thành những nốt mụn nước trong vòng 48 giờ sau khi bị côn trùng đốt.

Côn trùng đốt dẫn tới sốt

Kiến ba khoang là côn trùng khi đã đốt sẽ khiến cho vùng da đó có cảm giác như bị bỏng rát. Sau khoảng thời gian từ 6 đến 8 tiếng, bạn sẽ xuất hiện những vết ban đỏ, ngứa lâu và lan rộng ra khiến bạn bị sốt nhẹ và nổi hạch.

Bên cạnh đó, ong vò vẽ cũng là côn trùng nguy hiểm vì nọc độc của chúng có thể dẫn đến xuất huyết trên da, sốc phản vệ, sốt. Do vậy, bạn không nên chủ quan khi thấy những dấu hiệu trên mà cần có những cách xử lý khi bị côn trùng đốt nhanh chóng và phù hợp.

Trên đây là một số thông tin về viêm da do côn trùng đốt. Bạn đọc nếu có vấn đề về da liễu hãy đến Phòng khám Đông y Tuệ Y Đường  để được Ths.Bs CKKII.Trần Thị Thu Huyền thăm khám và điều trị.

Hoặc có thể liên lạc qua:

📮 Facebook: Tuệ Y Đường

👩⚕️ Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền

👩⚕️  Bác sĩ Đoàn Dung

💒Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

📞Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *