VIÊM MÔI: NHẬN BIẾT VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Viêm môi là tình trạng viêm của môi, giới hạn ở viền môi hoặc lan qua viền môi, diễn biến cấp tính hoặc mạn tính. Trong bài viết dưới đây Bác sĩ Đoàn Dung sẽ giúp bạn nhận biết và cách điều trị của từng loại viêm môi.

1. Viêm môi tiếp xúc

BS Đoàn Dung cho biết có nhiều nguyên nhân gây ra viêm môi tiếp xúc ở trẻ em và người lớn như:

  • Ở trẻ em: nguyên nhân thường do một số hóa chất tạo mùi tổng hợp trong một số sản phẩm: Bacitracin, Bronopol, Neomycin, Fomalndehyde, Propylene glycol,…
  • Ở người lớn: viêm môi tiếp xúc có thể do trong son môi, son dưỡng hay kem chống nắng có thành phần Benzophenol, do một số thành phần dễ gây kích ứng trong kem đánh răng, nước súc miệng hoặc dị ứng kim loại chỉnh hình nha khoa, dụng cụ âm nhạc, thức ăn như xoài, trái cây có mùi quế, sơn móng tay,..

Biểu hiện của viêm môi tiếp xúc có thể là trên môi xuất hiện dát đỏ, mụn nước, đóng vảy tiết, bong vảy, khô nứt. Để chẩn đoán bệnh cần khám tổng thể da và niêm mạc, khai thác tiền sử cá nhân, gia đình cơ địa atopy, tiền sử tiếp xúc các chất nghi ngờ dị ứng, làm patch test với dị nguyên nghi ngờ.

Điều trị viêm môi tiếp xúc:

  • Dưỡng ẩm
  • Tránh tiếp xúc với chất nghi ngờ là nguyên nhân dị ứng
  • Corticoid bôi tại chỗ nhằm ức chế calcineurin với liều thường dùng là 2 lần/ngày trong 1-2 tuần
Tổn thương viêm môi
Tổn thương viêm môi

Mọi thắc mắc xin liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

2. Viêm môi nhiễm trùng

Theo Bác sĩ Đoàn Dung, đây là tình trạng viêm môi do nguyên nhân vi khuẩn, virus hoặc kí sinh trùng gây ra. Tùy vào nguyên nhân mà có các biểu hiện khác nhau như Viêm môi do săng giang mai có đặc điểm tổn thương loét tròn hoặc oval, đáy cứng, viền đều rõ và không đau

Ngoài ra, có thể gặp viêm môi vùng mép là tình trạng viêm cấp tính hoặc mạn tính ở môi do nhiễm nấm candida, liên cầu hay tụ cầu vàng, hoặc do virus herpes simplex. Bệnh có các thương tổn đặc trưng như hai mép môi ngứa, đau, bong vảy, phù nề và nứt.

Điều trị theo nguyên nhân:

  • Viêm môi nhiễm trùng do nấm Candida: bôi các thuốc chống nấm như Miconazole, Clotrimazole 2 lần/ngày trong 1-3 tuần
  • Viêm môi do vi khuẩn: Bôi Fucifin hoặc Mupirocin

3. Viêm môi bong vảy

Viêm môi bong vảy liên quan nhiều đến sang chấn ở vùng môi, cắn môi, liếm môi hoặc một số rối loạn tâm lý cũng ảnh hưởng.

Biểu hiện tổn thương có thể là: môi khô, vảy dính, khi vảy bong tạo lớp dưới màu hồng, vài tiếng sau lại đóng vảy, bong vảy nhanh chóng.

Chẩn đoán phân biệt với viêm môi ánh sáng, viêm môi xâm nhập tương bào, viêm da quanh miệng.

Điều trị: 

  • Dưỡng ẩm đầy đủ
  • Bôi muripucin, tacrolimus, dưỡng ẩm đầy đủ
  • Điều chỉnh rối loạn tâm lý.

Tham khảo thêm:

Dậy thì sớm là gì? Nguyên nhân và các hệ luỵ với sức khoẻ

4. Viêm môi ánh sáng

Tình trạng này xảy ra khi môi tiếp xúc với ánh sáng trong thời gian dài và cường độ ánh sáng mạnh. Thường hay tổn thương gặp môi dưới nhiều hơn môi trên. Biểu hiện bệnh là môi khô, nứt nẻ, dày sưng, bong vảy liên tục, cảm giác sờ “giấy nhám”. Để chẩn đoán xác định bệnh cần loại trừ ung thư biểu mô tế bào vảy trong trường hợp môi có loét, trợt, sùi.

Một số yếu tố nguy cơ gây ra bệnh:

  • Vùng khí hậu nóng, khô, những người làm việc ngoài trời, người có type da I,II.
  • Tuổi cao, giới nam, hút thuốc lá, bệnh lý nhạy cảm ánh sáng như khô da sắc tố, porphyrias, bạch tạng.

Điều trị bệnh chủ yếu thực hiện các biện pháp tránh nắng, thuốc bôi ngoài imiquimod, 5FU, diclofenac,..hoặc sử dụng liệu pháp lạnh bằng ni tơ lỏng.

Mọi thắc mắc xin liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

5. Viêm môi dạng u hạt 

Đây là một bệnh lý phản ứng u hạt không nhiễm trùng, biểu hiện ở vùng miệng, mặt, giống với phản ứng quá mẫn chậm, bệnh hay gặp ở một bên môi dưới. Trong giai đoạn đầu của bệnh, môi sưng mềm, sau đó trở nên chắc, không đau. Bệnh không liên quan đến ăn uống.

Một Hội chứng bệnh cũng có biểu hiện viêm môi dạng u hạt, gọi là Hội chứng Melkersson-Rocenthal bao gồm các triệu chứng: nứt lưỡi, liệt mặt và viêm môi dạng u hạt.

Chẩn đoán phân biệt với các bệnh Crohn, phù mạch, phù mạch, sang chấn ở mô do cắn môi.

Xét nghiệm Mô bệnh học cho thấy tổn thương u hạt không hoại tử, không tì thấy vật chất ngoại lai hoặc nhiễm trùng.

Điều trị: dùng corticoid tại chỗ hoặc tiêm nội tổn thương, trường hợp nặng dùng corticoid toàn thân: prednisolone 1mg/kg/ngày, kháng TNF alpha.

Viêm môi dạng u hạt
Viêm môi dạng u hạt

6. Viêm môi xâm nhập tương bào 

Bệnh hiện nay vẫn chưa tìm được nguyên nhân, được mô tả lần đầu tiên bởi Zoon năm 1952, là một bệnh hiếm gặp, lành tính, tự phát, đặc trưng bởi sự xâm nhập dày đặc tương bào ở trung bì nông trên mô bệnh học. 

Điều trị bệnh hiện còn nhiều khó khăn,có thể bôi corticoid tại chỗ, tiêm corticoid nội tổn thương, ức chế calcineurin, laser excimer.

7. Cheilitis glandularis: 

Bác sĩ Đoàn Dung cho biết đây là một dạng viêm môi mạn tính hiếm gặp liên quan đến viêm tuyến nước bọt nhỏ của môi dưới, bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, người trẻ tuổi và phụ nữ.

Biểu hiện lâm sàng: môi dưới sưng phồng, niêm mạc bên trong xuất hiện các lỗ tiết nước bọt như đầu đinh ghim, tăng cảm giác đau, dính. Nhiễm khuẩn thứ phát, hoặc một vài trường hợp ung thư biểu mô tế bào vảy có thể gặp.

Mô bệnh học cho thấy sự tăng sinh tuyến nước bọt và xâm nhập nhiều bạch cầu lympho.

Điều trị: dùng corticoid bôi tại chỗ, tiêm corticoid nội tổn thương, trong trường hợp nhiễm trùng sử dụng, phẫu thuật trong những trường hợp tổn thương lan rộng.

Mọi thắc mắc xin liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

8. Viêm môi do thuốc

 Gặp trong các trường hợp hồng ban đa dạng, hội chứng Stevens Johnson, hội chứng Lyell, uống vitamin A acid.

 

Bệnh nhi bị viêm môi do Viêm da cơ địa trước và sau khi điều trị tại Tuệ Y Đường
Bệnh nhi bị viêm môi do Viêm da cơ địa trước và sau khi điều trị tại Tuệ Y Đường

Tóm lại, có nhiều bệnh viêm môi với nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Phương pháp điều trị viêm môi phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường trên môi, bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám để được chẩn đoán và điều trị.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất qua:

? Facebook: Tuệ Y Đường

?⚕️ Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền

?⚕️  Bác sĩ Đoàn Dung

?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển- Hạ Đình- Thanh Xuân- Hà Nội

?Hotline: 0789.502.555– 0789.503.555

Tin liên quan

23 thoughts on “VIÊM MÔI: NHẬN BIẾT VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

      • Thành says:

        Điều trị ở đây bằng thuốc đông y nên rất an toàn bạn ạ, nhưng hơi chậm, hiệu quả thì ổn , bác sĩ họ nhiệt tình quan tâm lắm, sát sao hỏi bệnh qua từng tuần

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Bác sĩ không thể nói là bao lâu thì khỏi bệnh vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa, độ đáp ứng vs yếu tố môi trường . Tuy nhiên trung bình khoảng 2-3 tháng bạn nhé!

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Yếu tố môi trường tác động vào bệnh này khá nhiều, bạn nên đeo khẩu trang , tránh tiếp xúc với bụi bẩn, khói, hóa chất bạn nhé!

  1. Tuệ Trí says:

    Tôi bị quanh môi, dỏ và ngứa rát rất nhiều, có các mụn nước nhỏ liti rất khó chịu. Vậy tôi phải kiêng gì bs?

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Bạn nên tránh ăn các đồ ăn cay nóng, đổi các loại kem đánh răng thảo dược, ăn nhiều hoa quả, tăng cường uống nước đầy đủ, chăm sóc da mặt , tránh sử dụng các loại tẩy tế bào chết vật lý, sữa rửa mặt gây kích ứng bạn nhé!

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Bạn sẽ được các bác sĩ thăm khám và điều trị bằng thuốc đông y, kết hợp thuốc lau bôi và thuốc uống để hiệu quả được tốt nhất nhé bạn!

        • Đông y Tuệ Y Đường says:

          Nếu như bạn đến được phòng khám thăm khám đươc là tốt nhất, tuy nhiên nếu không có thời gian thì bạn gửi tổn thương qua số zalo 0789.502.555 để được các bs tư vấn thêm và gửi thuốc về cho bạn nhé!

          • Đông y Tuệ Y Đường says:

            Phòng khám mở cửa lúc 8h- 21h hằng ngày, địa chỉ 166 Nguyễn Xiển- Thanh Xuân- Hà Nội bạn nhé!

  2. Thu says:

    Trước giờ cứ nghĩ viêm môi chủ yếu do phun xăm, đọc bài viết này xong mới thấy nhiều nguyên nhân quá chừng , nguy hiểm quá ạ

  3. Ngọc ánh says:

    Làm sao để phòng tránh được tình trạng viêm môi sau khi phun xăm vậy ạ, tháng trước mình định đi làm mà nghe nhiều người bảo bị mụn nước mà không dám làm nữa

  4. Kim Anh says:

    Môi tôi đang bị bông vảy, mụn nước mọc ở viền môi, có cách nào để điều trị dứt điểm không vậy bác sĩ?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *