Mạt nhà – Nguyên nhân gây ngứa dai dẳng

Ngứa dai dẳng: Mạt nhà – “thủ phạm tí hon” 

Các tác nhân gây dị ứng phổ biến bao gồm: Các chất gây dị ứng trong không khí, như phấn hoa, vẩy da động vật, mạt bụi và nấm mốc. Một số thực phẩm, đặc biệt là đậu phộng, hạt cây, dị ứng lúa mì, đậu nành, cá, động vật có vỏ, trứng và sữa. Côn trùng đốt, chẳng hạn như con ong hoặc ong bắp cày.

Trong số đó, mạt nhà là một thủ phạm rất thường gặp, gần như nhà nào cũng có mà chúng ta không thể nhìn được bằng mắt thường. Vậy mạt nhà là con gì và tại sao mạt nhà gây ngứa, chúng ta cùng tìm hiểu qua sự hướng dẫn cụ thể của Bác Sĩ Đoàn Dung – Chuyên khoa Da liễu phòng khám Tuệ Y Đường nhé.

Khi có biểu hiện dị ứng da, dị ứng đường hô hấp… nhiều người hay nghĩ ngay tới các nguyên nhân như thực phẩm, hóa chất mỹ phẩm, thời tiết. Nhưng thực tế, khi làm xét nghiệm tìm nguyên nhân dị ứng thì thủ phạm lại là con mạt nhà.

Mạt nhà là con gì? 

Mạt nhà hay Bụi mạt nhà là một loại mạt thuộc họ nhện, có kích thước khoảng 1/4mm nên người không thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Chúng thường sống trong bụi nhà, giường chiếu, chăn nệm,… đặc biệt là những nơi vệ sinh kém hoặc ở những nơi sống tập thể.

Không giống các ký sinh như ghẻ hay ve đào hang dưới da và gây ngứa ngáy, viêm da. Mạt thường gây nên phản ứng dị ứng thông qua sản phẩm mà nó thải vào không khí. Nếu tiếp xúc thường xuyên hoặc kéo dài với bụi mạt nhà sẽ khiến các triệu chứng dị ứng tiến triển thành mãn tính.

Mạt nhà sinh sống bằng lớp da bong của vảy người và thực phẩm mốc meo, ở nhiệt độ 25-30 độ C và độ ẩm khoảng 75%-85% rất thuận lợi cho mạt nhà sinh sản. Một con mạt nhà có thể cho ra 20 hạt phân mỗi ngày và đây mới chính là nguyên nhân gây ra phản ứng dị ứng. Phân của mạt nhà rất nhỏ và nhẹ hơn bụi nhà, bay lơ lửng trong không khí, nên mọi người dễ dàng hít vào trong phổi gây cơn hen suyễn cho người khi hít phải, nhất là ở trẻ em.

Con mạt nhà
Con mạt nhà

Tìm đọc: Viêm da dị ứng ở bà bầu – Nhận biết và giải pháp?

Triệu chứng dị ứng bụi mạt nhà:

Dị ứng mạt bụi hoặc dị ứng mạt nhà sẽ gây ra một loạt các triệu chứng, có mức độ từ nhẹ đến nặng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bị bệnh. Dưới đây là một vài các triệu chứng thường gặp:

  • Chảy nước mũi hoặc ngứa mũi: Đây là một trong những triệu chứng phổ biến nhất. Bạn có thể bị kích thích trong mũi, dẫn đến chảy nước mũi hoặc ngứa mũi.
  • Chảy dịch mũi sau: Một phần của dịch mũi có thể chảy xuống họng, gây ra cảm giác khó chịu hoặc đau họng.
  • Ngứa da: Da sẽ bị ngứa hoặc nổi mẩn đỏ do tiếp xúc với mạt bụi.
  • Nghẹt mũi: Sự sưng tắc trong xoang mũi sẽ dẫn đến nghẹt mũi, gây khó khăn trong việc thở qua mũi.
  • Áp lực lên xoang mũi: Sưng tắc trong xoang mũi cũng gây áp lực và đau nhức vùng mặt.
  • Ngứa, chảy nước mắt hoặc đỏ mắt: Mắt có thể bị ngứa, chảy nước hoặc đỏ do dị ứng mạt bụi.
  • Đau họng: Sự kích thích từ mạt bụi cũng gia tăng khả năng gây ra đau họng.
  • Ho: Ho cũng là một triệu chứng thường xuất hiện khi dị ứng mạt bụi, đặc biệt là khi mạt bụi kích thích đường hô hấp.
  • Sưng và có quầng thâm ở mắt: Đôi mắt người bị dị ứng có thể sưng và xuất hiện quầng thâm, đặc biệt sau khi tiếp xúc với mạt bụi.
  • Khó ngủ: Tình trạng chảy nước mũi và nghẹt mũi kéo dài sẽ gây ra khó khăn trong việc ngủ đêm.
  • Cơn hen nặng: Cần phải cấp cứu kịp thời không ảnh hưởng đến tính mạng của bạn
Mạt nhà gây ngứa, mẩn ngứa trên da
Mạt nhà gây ngứa, mẩn ngứa trên da

Mọi thắc mắc về các bệnh Da liễu – Phụ khoa – Cơ Xương khớp vui lòng  liên hệ số 

hotline 0789.502.555 để được hỗ trợ giải đáp.

3 vị trí trong nhà là ổ chứa của mạt nhà

Khu vực có độ ẩm cao

“Mạt bụi cần độ ẩm để tồn tại. Chúng không uống nước mà  hấp thụ độ ẩm từ không khí”, Chúng không thể sống khi độ ẩm trong nhà luôn đạt mức dưới 50%. Ngược lại, đối với vùng có khí hậu ẩm ướt, độ ẩn trên 50% là điều kiện thuận lợi để mạt sinh sôi phát triển. 

Giường ngủ

Giường ngủ là nơi trú ngụ ưa thích của mạt bụi. Vị trí này có nhiều vải mềm để ẩn náu và dễ dàng tiếp cận nguồn thức ăn chính của mạt bụi – tế bào da chết.

Thảm, nội thất bằng vải. 

Với nhiều sợi mềm và các kẽ hở, thảm là một môi trường sống phổ biến khác của mạt bụi. Đặc biệt những nơi ít được vệ sinh như sopha, ghế đệm nơi công cộng..

Với nhiều sợi mềm và các kẽ hở, thảm là một môi trường sống phổ biến khác của mạt bụi. Đặc biệt những nơi ít được vệ sinh như sopha, ghế đệm nơi công cộng..
Với nhiều sợi mềm và các kẽ hở, thảm là một môi trường sống phổ biến khác của mạt bụi. Đặc biệt những nơi ít được vệ sinh như sopha, ghế đệm nơi công cộng..

Các hốc tự nhiên trong nhà ít được làm sạch

Như gầm giường, hộc tủ, ngăn bàn vừa có độ ẩm, vừa ít khi được làm sạch. Hoặc làm sạch không kĩ.  

>>> Có thể xem thêm bài viết “Kết quả điều trị bệnh Vảy nến”

Cần làm gì để phòng tránh và giảm thiểu viêm da do mạt gây ra

Sử dụng thuốc TÂY Y kê đơn

Nếu việc hạn chế tiếp xúc không đủ hoặc không khả thi, thì bạn có thể cân nhắc sử dụng một số loại thuốc kê đơn, hoặc không kê đơn để giảm các triệu chứng dị ứng mạt bụi. Các loại thuốc bao gồm:

  • Thuốc kháng histamine: Allegra hoặc Claritin, giúp giảm hắt hơi, sổ mũi, và ngứa mũi.
  • Corticosteroid dạng xịt mũi: Flonase hoặc Nasonex, giúp làm giảm viêm mũi. Dạng xịt mũi thường ít tác dụng phụ hơn so với Corticosteroid đường uống.
  • Thuốc chống nghẹt mũi: Sudafed hoặc Afrin, có tác dụng thu nhỏ các mô trong đường mũi, giúp quá trình hô hấp trở nên dễ dàng hơn.
  • Thuốc kết hợp kháng histamine và chống nghẹt mũi: Actifed hoặc Claritin-D, giúp giảm nhiều triệu chứng dị ứng mạt bụi.
  • Điều trị bằng Đông y:

Tại Phòng khám Tuệ Y Đường thì bác sĩ điều trị tình trạng dị ứng này bằng thuốc uống trong để thay đổi cơ địa dị ứng, kết hợp với thuốc đắp bên ngoài để giảm triệu chứng nhanh chóng, Bệnh nhân sẽ cải thiện được cơ địa của mình dần dần

Thăm khám tại Tuệ Y Đường
Thăm khám tại Tuệ Y Đường

Giảm nơi cư ngụ của chúng bằng cách

  • Kiểm soát độ ẩm không khí trong nhà, bằng máy hút ẩm, sao cho độ ẩm <50%, mạt không sống được trong kh độ ẩm thấp. Có thể mua kèm thêm dụng cụ đo độ ẩm để đo chính xác độ ẩm. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trong những trường hợp da khô quá mức trong viêm da cơ địa.
  • Làm sạch giường ngủ, ga gối, thường xuyên hàng ngày. Nên giặt với  nước ấm 55-60 độ. Hoặc giặt trong nước có pha tinh đầu khuynh diệp 
  • Nếu vật dụng không thể giặt nước nóng thì hãy bỏ vào máy sấy khoảng 15 phút với nhiệt độ trên 54.4 độ để tiêu diệt mạt và sau đó giặt sạch để loại bỏ chất tiết, chất phân của chúng.
  • Ngoài ra, nếu có điều kiện, bạn có thể sử dụng máy lọc không khí dạng hạt để giảm thiểu các yếu tố gây dị ứng do mạt bụi trong phòng ngủ.
  • Hạn chế sử dụng thảm, đặc biệt trong phòng ngủ, và hạn chế các nội thất bằng vải, thay vào đó là đồ gỗ, bề mặt đá lát nền, giúp giảm thiểu nơi trú ẩn của mạt. 
  • Nếu thực sự k cần thiết thì nên tối giản không gian sống, loại bỏ gấy bông, gối ôm, đồ trang trí lặt vắt khác sẽ giảm được mật độ lưu trú của mạt nhà. 
  • Sử dụng máy hút bụi nên thực hiện một cách thường xuyên, đặc biệt là những vật dụng trong buồng ngủ. Với bề mặt nệm chiếu nên sử dụng với áp lực hút mạnh hơn thông thường. Các nghiên cứu chứng minh rằng sau khi nệm được hút sạch thì số lượng mạt bụi phát tán ra không khí khi vệ sinh sẽ giảm xuống khoảng 8 lần.
  • Lưu ý là khi vệ sinh phòng thì tránh cho trẻ hoặc người bệnh chơi, hoạt động trong phòng. Và tốt nhất là đợi khoảng 2 tiếng sau mới vào hoạt động sinh hoạt bình thường lại.
  • Vệ sinh màng lọc các thiết bị máy lọc, điều hòa, máy quạt thường xuyên. Ít nhất là mỗi 3 tháng một lần.
  • Khi lau sàn nhà thì tốt nhất nên dùng khăn hoặc cây lau sàn ẩm (không nên để khô) để loại bỏ bụi và các chất được phát tán bề mặt. Sau đó hong khô rồi mới sử dụng. 

Quan trọng phải chú ý một điều rằng việc làm giảm số lượng mạt nhà không phải khi nào cũng làm giảm nồng độ dị nguyên tương ứng. Cho nên, khi đã làm tốt điều này mà vẫn còn các triệu chứng dị ứng thì hãy đến bác sĩ chuyên khoa để được khám, đánh giá và tư vấn thêm các phương án kết hợp khác.

Hy vọng những thông tin trên đã giải đáp cho bạn cụ thể về tình trạng ngứa do mạt nhà. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về Da liễu, Phụ khoa, Da liễu hay Cơ xương khớp, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ qua:

📮 Facebook: Tuệ Y Đường

👩⚕️ Bs CKII Trần Thị Thu Huyền

👩⚕️  Bác sĩ Đoàn Dung

💒Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

📞Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *