Bệnh giời leo có thật sự đáng sợ

Bệnh giời leo là bị bỏng da do acid photpho hữu cơ từ côn trùng, Bọ giời là bị một loại côn trùng (ban đêm phát sáng màu xanh lục) bò lên da để lại chất nhầy chứa acid photpho hữu cơ gây bỏng da, nếu chúng bị đè nát thì mức độ tổn thương trên da nặng hơn, không còn là những đường vệt dài mà là một đám lớn.

Để làm rõ hơn về vấn đề này, ngày hôm nay xin mời quý độc giả cùng tìm hiểu qua sự hướng dẫn cụ thể của Bs CKII Trần Thị Thu Huyền– Chuyên khoa Da liễu phòng khám Tuệ Y Đường nhé.

1. Tìm hiểu về bệnh giời leo

Bệnh giời leo có thể hiểu là bệnh viêm da dị ứng bởi acid photpho hữu cơ. Khi tiếp xúc với con bọ giời sẽ bị độc tố của nó tiết ra và gây bệnh. Bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể người nhưng nhiều nhất là ở mặt trong đùi, gần tai và vùng liên sườn. Ngoài ra bệnh cũng xuất hiện ở các khu vực lưng, cổ, vai, mặt và nguy hiểm nhất là ở hốc mắt.

Biểu hiện dễ nhận biết nhất của bệnh đó là các vùng da có vết tổn thương ngoằn ngoèo. Không chỉ khiến vùng da bị bệnh xấu xí mà nó còn gây đau rát. Bệnh thường xuất hiện phổ biến nhất vào mùa mưa khi thời tiết giao mùa chuyển sang lạnh và độ ẩm trong không khí tăng cao. Ngoài ra những người có sức khỏe kém, đề kháng yếu, cơ thể thường xuyên mệt mỏi cũng rất dễ bị mắc bệnh này.

Người bị bệnh sẽ xuất hiện các nốt mụn nhỏ li ti trên da, trong mỗi mụn đều có nước và gây đau rát, rất khó chịu. Sự xuất hiện của mụn nhỏ khiến cho người bệnh khó chịu và có thể lây cho người khác qua những tiếp xúc thông thường. Nhưng nếu phát hiện sớm và được điều trị đúng cách bệnh sẽ mau khỏi, chỉ khoảng từ 5 đến 7 ngày.

Giời leo là bệnh gì? Nguyên nhân và triệu chứng khi bị bệnh
Giời leo là bệnh gì? Nguyên nhân và triệu chứng khi bị bệnh

2. Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh giời leo có biểu hiện bên ngoài tương đối giống với bệnh zona thần kinh, vì vậy có không ít người nhầm lẫn với bệnh này. Vì vậy để phân biệt bạn cần quan sát thật kỹ vùng da bị bệnh. Giời leo có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể còn zona lại có đặc điểm là chỉ lan theo đường đi của các dây thần kinh trong cùng một bó dây thần kinh. Nếu tinh ý quan sát bạn có thể dễ dàng phân biệt được hai bệnh lý có phần giống nhau này.

Tác nhân gây ra bệnh giời leo là cho một loại côn trùng có tên bọ giời. Đây là côn trùng có độc tố trong cơ thể. Khi con bọ giời bị đập chết, các độc tố bên trong cơ thể sẽ được giải phóng ra ngoài. Độc tố này sẽ khiến da bị kích ứng và tạo cảm giác bỏng rát khi tiếp xúc.

Vậy bọ giời là con gì? Đây là loài vật có hình dáng dài, rất nhiều chân như con rết nhưng nhỏ hơn. So với rết chân của bọ giời cao hơn nên có thể di chuyển khá nhanh. Bọ giời thường sống ở những nơi ẩm thấp như góc khuất hoặc gầm giường, bàn, tủ.

Chúng thường hoạt động chủ yếu vào ban đêm, và khi con người đi ngủ, nó sẽ bò lên người và tiết ra dịch độc acid photpho khiến da bỏng rát và gây ra các vết phỏng.

3. Triệu chứng khi bị giời leo

Khi bị bệnh bạn có thể dễ dàng nhận biết qua những triệu chứng sau đây:

  • Vùng da ửng đỏ và xuất hiện những vệt dài ngoằn ngoèo khoảng 5cm. Những vùng da này có cảm giác ngứa và đau rát rất khó chịu.
  • Cơ thể xuất hiện nhiều mụn nhỏ liti theo từng vùng. Đặc biệt xuất hiện nhiều ở các vùng tiết nhiều mồ hôi nhưng chân tay, lưng. Ngoài ra môi, trán, má, cằm cũng là những vị trí mụn li ti hay xuất hiện.
  • Các trường hợp bệnh nặng và nghiêm trọng hơn, mụn sẽ vỡ ra và sinh mủ. Vì vậy nếu bị nặng bạn nên đến các cơ sở y tế sớm để được bác sĩ điều trị.

Bệnh có những triệu chứng giống với zona thần kinh nên bạn cần cẩn thận tránh nhầm lẫn. Bởi nếu bị nhầm lẫn, chữa trị sai cách, không những tốn kém về thời gian, tiền bạc mà còn khiến tình trạng bệnh càng ngày càng nặng hơn. Điều này cực kỳ ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.

>> Có thể bạn quan tâm: ĐIỀU TRỊ XUẤT TINH SỚM BẰNG ĐÔNG Y

4. Điều trị bệnh giời leo

Bệnh giời leo không phải là bệnh lý nguy hiểm và tương đối dễ dàng khi điều trị nếu người bệnh phát hiện kịp thời. Thông thường để điều trị bệnh mọi người có thể sử dụng thuốc bôi ngoài da hoặc áp dụng một vài cách chữa trị của dân gian. Bình thường chỉ khoảng 1 tuần là khỏi hẳn.

Bệnh này là do độc tố acid photpho gây nên, trong nhiều trường hợp mọi người thường sử dụng các dung dịch kiềm mạnh để trung hòa chất độc. Nhưng trước khi sử dụng dung dịch bạn nên làm sạch vùng da bị bệnh bằng nước muối loãng. Sau đó xem xét tùy thuộc vào tình trạng nặng hay nhẹ của vùng da để đưa ra cách điều trị phù hợp. Dưới đây là một số cách điều trị bệnh bạn có thể lưu lại phòng trường hợp mắc bệnh:

4.1. Các thuốc trị giời leo nên dùng

Khi phát hiện sự xuất hiện của các nốt giời leo, người bệnh không nên gãi mạnh vào vết thương cũng như không tự ý bôi bất kỳ loại thuốc nào lên vùng da này. Thay vào đó, bạn hãy sử dụng nước muối sinh lý 0,9% để rửa vùng da bị tổn thương. Điều này sẽ giúp loại bỏ bớt độc tố của côn trùng và ngăn ngừa viêm nhiễm.

Trong trường hợp bạn không xác định được đó là tổn thương vì nguyên nhân gì, tốt nhất hãy đi khám để được chẩn đoán và tư vấn cách điều trị phù hợp. Tuy giời leo không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng nếu không biết cách chăm sóc có thể xảy ra tình trạng nhiễm trùng vết thương và để lại sẹo xấu trên da.

Phụ thuộc vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc giúp kiểm soát các triệu chứng khó chịu của bệnh như thuốc kháng viêm, giảm đau, sát khuẩn, thuốc kháng sinh,… 

Bạn đọc có vấn đề về da liễu có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé! 

4.2. Các thuốc không nên dùng khi mắc bệnh giời leo

Khi bị giời leo, bệnh nhân cũng cần lưu ý không nên tự ý sử dụng các loại thuốc dưới đây:

  • Thuốc chống dị ứng: biểu hiện của giời leo ban đầu có vẻ giống tình trạng dị ứng nào đó nhưng trước khi được chẩn đoán xác định bệnh, bệnh nhân không được dùng thuốc chống dị ứng như corticoid hay Chlopheniramin;
  • Thảo dược tự chế: có nhiều bài thuốc dân gian được cho là có thể xoa dịu được các vết thương trên da do giời leo. Tuy nhiên những bài thuốc này chưa được kiểm nghiệm về tính an toàn, ngược lại còn có thể khiến bệnh nhân bị bội nhiễm và gặp phải các biến chứng ngoài da khác. Vì vậy bạn không được đắp bất cứ thứ gì lên vùng da này mà hãy đi khám để được bác sĩ kiểm tra và hỗ trợ xử lý vết thương. 

4.3. Đối với trường hợp vùng da bị bệnh nhỏ, chưa lây lan nhiều

Bạn sẽ sử dụng đậu xanh và lá khổ qua để điều trị, đây đều là 2 loại có tính hàn, mát. Ban đầu lấy một nắm lá khổ qua hoặc đậu xanh đem giã nát cùng với gạo nếp rồi đắp lên vùng da bị bệnh. Làm liên tục khoảng từ 5 – 7 ngày là bệnh sẽ khỏi.

Bên cạnh đó, để đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương và phục hồi sức khỏe, người mắc bệnh giời leo cần lưu ý thêm một số vấn đề sau:

Tham khảo thêm:

RỐI LOẠN KINH NGUYỆT HẬU COVID – NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

  • Người bệnh cần hạn chế đụng, chạm, sờ, gãi vào vùng da đang tổn thương vì có thể khiến acid của giời leo lan từ vùng da này sang vùng da khác làm nhiễm trùng thứ phát và nguy cơ để lại sẹo xấu trên da. Nếu quá ngứa hoặc quá đau, người bệnh có thể dùng thêm thuốc theo chỉ định của bác sĩ để có cảm giác dễ chịu hơn.
  • Sử dụng băng hoặc gạc y tế tẩm ướt dung dịch sát khuẩn Jarish và đắp lên vùng da tổn thương có bọng nước đang rỉ dịch hoặc các vết trợt do bọng nước vỡ (trong giai đoạn bùng phát cấp tính). Cách này giúp người bệnh dịu đi các cơn đau và làm khô vùng sang thương hiệu quả, cho đến khi các bọng nước khô, kết vảy và bong mài thì ngưng sử dụng.
  • Thường xuyên vệ sinh tắm gội để giữ cơ thể luôn sạch sẽ, đặc biệt là những vùng da tổn thương trên cơ thể tránh khỏi nguy cơ nhiễm trùng.
  • Nên mặc quần áo rộng, thoải mái làm từ chất liệu mềm, nhẹ, thấm hút mồ hôi để vùng da có bọng nước không bị cọ hoặc ma sát quá nhiều, hạn chế tình trạng đau rát, khó chịu cho người bệnh.

5. Cách phân biệt bệnh zona thần kinh và giời leo

Zona thần kinh Giời leo
Nguyên nhân Do sự tái phát của virus gây bệnh thủy đậu (Virus Varicella). Zona chỉ xảy ra với người đã từng bị thủy đậu.

Nếu trẻ em được chủng ngừa thủy đậu từ nhỏ, chúng sẽ giảm nguy cơ mắc thuỷ đậu và giảm nguy cơ bị zona khi lớn lên

 

Do viêm da dị ứng với phấn của côn trùng hoặc là chân của con giời. Những con côn trùng này thích sống ở nơi ẩm thấp, góc khuất, ngõ ngách hay dưới gầm giường.

Côn trùng có thể bò qua khăn mặt, quần áo. Bệnh nhân sử dụng cũng có thể bị viêm da dị ứng.

 

Vùng da bị bệnh Thường chỉ ở một vùng cơ thể, thuộc vùng chi phối của một dây thần kinh cảm giác đơn độc. Có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể khi có tiếp xúc với phấn côn trùng hay chân con giời (chân, tay, mặt, cổ, bụng…)
Biểu hiện trên da Những mụn nước trên da có màu đỏ, chứa dịch viêm màu hồng. Các mụn có thể liền lại với nhau thành đám. Các mụn nước phát triển xung quanh, gần với các trục dây thần kinh.

Chỉ có tổn thương ở một bên cơ thể. Sau 7 – 10 ngày mụn nước chảy, khô, tạo thành vảy khô.

Một vùng da bị ngứa, rát đỏ, sau đó phù nề, xuất hiện mụn nước nhỏ.

Bề mặt da tổn thương có màu trắng xám, bên trong có chữa dịch màu trắng

Sau 5 – 7 ngày vùng da xạm có vảy da chết hoặc là các mụn phỏng trắng xám liên kết lại với nhau thành từng đám lớn vỡ ra chảy nhiều dịch. Sau vài ngày vết loét khô dần và để lại một vùng da thâm sạm.

Tiến triển Khoảng 2 tuần các vảy bong ra để lại sẹo mờ và hết dần sau vài tháng. Khoảng 7- 8 ngày các vết chợt khô có màu đen phủ lên vùng da bị thâm.

Sau 1 – 2 tháng da sẽ trở lại bình thường.

Biến chứng – Mắt: Gây kết mạc nhãn cầu, viêm giác mạc.

– Vùng da khác: nhiễm trùng, đau sau zona

Tổn thương của giời leo có thể làm lan sang các vùng da bên cạnh khi các mụn nước bị vỡ.
Điều trị Sử dụng thuốc kháng virus, thuốc bôi ngoài da, thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm. Sử dụng kiềm mạnh trung hòa acid để làm giảm bỏng rát da do acid của giời leo, 

 

Phân biệt zona thần kinh và giời leo
Phân biệt zona thần kinh và giời leo

Hy vọng những thông tin trên đã giải đáp cho bạn những thắc mắc xoay quanh vấn đề Giời leo. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ qua:

📮 Facebook: Tuệ Y Đường

👩⚕️ Bs CKII Trần Thị Thu Huyền

👩⚕️  Bác sĩ Đoàn Dung

💒Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

📞Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *