Viêm loét dạ dày là bệnh lý đường tiêu hóa xuất hiện khi dạ dày bị loét, viêm. Viêm loét dạ dày có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, tránh được những biến chứng khôn lường làm ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như sinh hoạt của người bệnh
Vậy triệu chứng điển hình, nguyên nhân gây ra và cách điều trị viêm loét dạ dày như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất. Hãy cùng Phòng khám Tuệ Y Đường tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác Sĩ CKI. Nguyễn Nhật Minh
1. Tổng quan về dạ dày
1.1 Vị trí dạ dày
– Dạ dày là một cơ quan của hệ tiêu hóa hóa, là đoạn phình to nhất của ống tiêu hóa, nằm bên trong ổ bụng, bên trên nối với thực quản bởi lỗ tâm vị còn phần phía dưới nối với tá tràng bởi lỗ môn vị
– Đối chiếu lên thành bụng thì dạ dày thuộc các vùng: Hạ sườn trái, thượng vị và rốn. Hình dạng ban đầu của dạ dày giống chữ J nhưng do khả năng co giãn tốt nên hình dạng này không cố định mà thay đổi theo lượng thức ăn, tuổi tác, tư thế, giới tính,…
– Bao phủ lớp niêm mạc dạ dày là biểu mô trụ đơn tiết nhầy, bên trong của mô đệm chứa các tuyến dạ dày khác nhau
????? Bạn đọc có bất kỳ thắc mắc về vấn đề bệnh lý cơ xương khớp vui lòng liên hệ hotline: 0789.501.555 để được tư vấn trực tiếp!
1.2 Giải phẫu dạ dày
1.2.1 Hình thể ngoài
– Hình thể ngoài của dạ dày bao gồm mặt trước và mặt sau với 2 bờ:
+ Bờ cong vị lớn ở bên trái: Có khuyết vị để ngăn cách đáy vị và thực quản
+ Bờ cong vị bé bên phải: Có khuyết góc tạo thành ranh giới giữa môn vị với thân vị
– Cấu tạo hình thể bên ngoài của dạ dày gồm các phần:
+ Tâm vị: Diện tích của phần này rơi vào khoảng 5 – 6 cm2. Lỗ của tâm vị thông với thực quản, không có van hay cơ thắt, chỉ có một nếp gấp niêm mạc để ngăn cách dạ dày với thực quản
+ Đáy vị: Nằm trên mặt phẳng xuyên qua lỗ tâm vị.
+ Thân vị: Là phần dạ dày dưới của đáy vị, chứa các tuyến có khả năng tiết ra axit clohydric và enzyme Pepsinogen
+ Môn vị: Nằm phía bên phải cột sống thắt lưng, gồm hang môn vị có hình phễu tiết ra được Gastrin và ống môn vị là nơi chứa các cơ. Lỗ của môn vị có 1 cơ thắt và thông với tá tràng
1.2.2 Hình thể trong
Giải phẫu dạ dày hình thể bên trong bao gồm 5 lớp với các đặc điểm khác nhau:
– Thanh mạc: Nằm ở phía ngoài cùng và thuộc lá tạng phúc mạc
– Tấm bên dưới thanh mạc: Liên kết tương đối mỏng và dính gần chặt vào cơ (trừ phần ở phía gần với hai bờ cong vị)
– Hạ niêm mạc: Chứa các tổ chức có liên kết lỏng lẻo nên dễ bị xô đẩy
– Niêm mạc: Là lớp lót bên trong dạ dày
– Lớp cơ: Gồm có các cơ: dọc, vòng và chéo có nhiệm vụ thích ứng với việc nhào trộn thức ăn ở bên trong dạ dày
1.3 Chức năng của dạ dày
Dạ dày đảm nhận các chức năng chính sau:
– Tiêu hóa: Trong dạ dày có axit HCl hoạt hóa dược men tiêu hóa, kích thích tụy bài tiết ra dịch và điều chỉnh môn vị đóng/mở. Toàn bộ chất nhầy do dạ dày tiết ra tạo thành lớp hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày trước sự tác động tiêu hoá của dịch vị
– Vận động
+ Áp lực trong lòng dạ dày và trương lực dạ dày vào khoảng 8 – 10 cm H2O. Nhờ vào sự co bóp thường xuyên của lớp cơ bên trong dạ dày mà áp lực này được sinh ra
– Bài tiết
Mỗi ngày dạ dày bài tiết khoảng 1 – 1.5 lít dịch vị, enzyme pepsinogen, protein của huyết tương, glycoprotein, pepsin cùng với axit và một số yếu tố nội sinh
– Nhu động
Sau khi thức ăn đi vào dạ dày sẽ cần khoảng 5 – 10 phút mới xuất hiện nhu động. Nhu động được bắt đầu ở phần giữa của thân dạ dày và càng đến gần với tâm vị thì nó càng trở nên sâu và mạnh hơn
Trung bình, khoảng 10 -15 giây sẽ lặp lại một nhu động và xảy ra quá trình nhào trộn, nghiền nhỏ thức ăn cùng dịch vị rồi mới xảy ra việc thức ăn được tống xuống dưới ruột
2. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây viêm loét dạ dày
2.1 Yếu tố nguy cơ
– Thường xuyên hút thuốc lá và uống bia rượu (hoặc các loại nước uống có cồn khác). Căng thẳng thần kinh (stress). Thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ
2.2 Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày
– Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (Vi khuẩn HP). Thường xuyên sử dụng thuốc các loại thuốc có tác dụng giảm đau, kháng viêm
>>>>> Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết: 3 bài thuốc chữ đau dạ dày
3. Triệu chứng của viêm loét dạ dày
– Thường xuyên bị đầy hơi, khó tiêu
– Buồn nôn và nôn
– Nhanh no và thường có cảm giác chán ăn vì những cơn đau hay sự khó chịu bên trong dạ dày
– Đau vùng thượng vị
– Ợ nóng, ợ chua
– Rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón. Một số trường hợp còn gặp phải tình trạng phân đen, đi ngoài ra máu
– Sụt cân không rõ nguyên nhân cũng là một trong những triệu chứng viêm loét dạ dày
Nếu cơ thể xuất hiện bất cứ triệu chứng nào kể trên, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tránh để bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe và gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống hàng ngày
4. Chẩn đoán và điều trị
4.1 Chẩn đoán
– Thăm khám lâm sàng
– Nội soi dạ dày để có thể nhận biết được những tổn thương bên trong dạ dày và lên kế hoạch điều trị phù hợp. Trong quá trình nội soi, có thể kết hợp sinh thiết hoặc điều trị cầm máu các ổ loét dạ dày
– Test HP trong khi nội soi hoặc test hơi thở hoặc xét nghiệm máu
4.2 Điều trị
– Điều trị nội khoa:
+ Các loại thuốc bác sĩ kê sẽ giúp triệu chứng viêm loét dạ dày được cải thiện hiệu quả
+ Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý, dù triệu chứng bệnh đã giảm cũng không được tự ý ngừng thuốc hay giảm liều thuốc
+ Phải uống thuốc đủ liều để tránh tình trạng kháng thuốc(nếu đang điều trị theo phác đồ điều trị diệt HP)
– Điều trị phẫu thuật: Chỉ áp dụng khi phương pháp nội khoa không mang lại hiệu quả hoặc những vết loét hay tái phát và gây ra những biến chứng nguy hiểm
5. Biến chứng của viêm loét dạ dày
– Bệnh viêm loét dạ dày có thể chia làm 2 giai đoạn cấp và mạn tính. Trong đó:
+ Ở giai đoạn cấp tính: Triệu chứng bệnh thường đột ngột nhưng chỉ xảy ra trong thời gian ngắn. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời, có thể điều trị khỏi bệnh triệt để
+ Loét dạ dày mạn tính: Bước sang giai đoạn này, những tổn thương bên trong dạ dày có xu hướng lan rộng. Lúc này, việc điều trị cũng rất khó khăn. Bệnh nhân có nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm
– Một số biến chứng của viêm loét dạ dày:
+ Xuất huyết tiêu hóa với một số biểu hiện như phân có màu đen, nôn ra máu, da người bệnh nhợt nhạt và thường xuyên bị chóng mặt do mất máu
+ Thủng dạ dày: Những vết loét diễn tiến trong thời gian dài có thể dẫn đến thủng dạ dày. Biểu hiện xảy ra khi dạ dày bị thủng là những cơn đau bụng rất dữ dội và đột ngột
+ Hẹp môn vị: Viêm loét dạ dày gây ra những mô viêm xơ ở môn vị (phần cuối của dạ dày). Những mô viêm xơ này có thể ngăn cản quá trình vận chuyển thức ăn và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Biểu hiện của hẹp môn vị là thường xuyên nôn và sụt cân
+ Ung thư dạ dày: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh. Nếu không xử trí kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng
>>>>> Có thể bạn quan tâm: Giãn dây chằng vùng lưng điều trị như thế nào?
6. Phòng ngừa viêm loét dạ dày bằng cách nào?
Để phòng ngừa viêm loét dạ dày hiệu quả, bạn nên áp dụng những phương pháp sau:
– Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh:
+ Kiêng rượu bia, thuốc lá, các đồ ăn chua cay nóng, tránh ăn quá no hoặc quá đói
+ Nên ăn đúng giờ giấc, tránh bỏ bữa, tránh ăn đêm,…
+ Nên ưu tiên một số thực phẩm như trái cây và rau củ, Probiotics, thực phẩm có chứa nhiều vitamin C, kẽm, Selen,…
+ Bên cạnh đó, cần thực hiện ăn chín, uống sôi và rửa tay trước khi nấu ăn và trước khi ăn
– Điều chỉnh thói quen sinh hoạt khoa học:
+ Không hút thuốc lá, không uống rượu bia và các loại đồ uống có chứa caffein
+ Tham khảo ý kiến của bác sĩ để thay thế Ibuprofen, aspirin và naproxen bằng những loại thuốc có tác dụng tương tự
+ Luôn lạc quan, vui vẻ, kiểm soát căng thẳng từ cuộc sống và công việc bằng nhiều cách như tập yoga, thiền, nghe nhạc, đọc sách
Bạn đọc tham khảo bài viết nếu có bất kỳ câu hỏi thắc mắc nào vui lòng liên hệ các trang thông tin chính thống sau để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất
Facebook: Tuệ Y Đường
⚕️ Bác sĩ CKI: Nguyễn Nhật Minh
⚕️ Bác sĩ: Đoàn Dung
Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555 – 0789501555