VIÊM DA CƠ ĐỊA VÀ NHỮNG SAI LẦM TRONG ĐIỀU TRỊ

Viêm da cơ địa với đặc thù là căn bệnh dai dẳng, khó chữa, dễ tái phát và chuyển sang dạng mạn tính, bệnh viêm da cơ địa được đánh giá là một trong những căn bệnh khó điều trị. Trong quá trình điều trị, nếu áp dụng không đúng cách, mắc phải một số sai lầm còn có thể khiến cho bệnh tiến triển xấu, vô tình tạo nhiều khó khăn và làm cho công tác điều trị kéo dài. 

Ngày hôm nay xin mời quý độc giả cùng điểm qua những sai lầm trong quá trình điều trị căn bệnh này qua sự hướng dẫn cụ thể của Bác Sĩ Đoàn Dung – Chuyên khoa Da liễu phòng khám Tuệ Y Đường nhé.

1. Không xác định đúng nguyên nhân

Viêm da cơ địa là một thể viêm da mãn tính rất khó điều trị. Việc xác định không đúng nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa ảnh hưởng rất lớn đến việc điều trị. Khi không xác định được cụ thể nguyên nhân, bệnh nhân có thể vô tình tiếp xúc với các yếu tố gây viêm da cơ địa mà không có biện pháp phòng tránh nào. Đây là một trong những yếu tố góp phần khiến cho tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn.

Rất nhiều các bạn bị nổi mụn nước, ngứa không chẩn đoán là viêm da cơ địa mà chẩn đoán thành dị ứng, hay ngứa không rõ nguyên nhân rồi dùng thuốc không đúng, làm lặn đi tổn thương và tiến chuyển bệnh nặng lên.

2. Dùng corticoid kéo dài

Các thuốc corticoid được sử dụng hiệu quả và nhiều nhất trong điều trị viêm da cơ địa. Do đó nhiều người đã dùng thuốc này thường xuyên, kéo dài mỗi khi các triệu chứng bệnh bùng phát.

Tuy nhiên, các thuốc corticoid bôi tại chỗ chỉ nên bôi trong vòng 1 tuần và giảm liều một cách từ từ. Tuyệt đối không sử dụng thường xuyên và kéo dài vì có rất nhiều tác dụng phụ: Gây phù, tăng huyết áp, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, loãng xương, teo cơ…

Tuyệt đối không sử dụng thường xuyên và kéo dài vì có rất nhiều tác dụng phụ: Gây phù, tăng huyết áp, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, loãng xương, teo cơ...
Tuyệt đối không sử dụng thường xuyên và kéo dài vì có rất nhiều tác dụng phụ: Gây phù, tăng huyết áp, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, loãng xương, teo cơ…

Chàm môi – Nên và kiêng ăn gì?

Ngoài ra, nên sử dụng kèm theo thuốc dưỡng ẩm (trước hay sau bôi thuốc chứa corticoid đều được), nhiều lần trong ngày. Dưỡng ẩm sẽ giúp người bệnh làm mềm da, cắt được cơn ngứa, giảm các

Nhóm thuốc chứa corticoid là thuốc có chứa các thành phần sau đây: hydrocortisone, prednisolone, methylprednisolone, prednisone, fluocinolone, triamcinolone, fluticasone; beclomethasone, betamethasone, dexamethasone…

Để dễ dàng nhận biết hơn bạn có thể dựa vào kí hiệu để biết nhóm thuốc có chứa corticoid: Thông thường các nhóm thuốc corticoid thường có đuôi “sone” (“son”) hoặc “olone” (“olon”). 

Tuy nhiên cũng có những trường hợp ngoại lệ, ví dụ: Budesonide, do đó để chắc chắn việc bạn sử dụng thuốc thì trước khi sử dụng cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng cả về thành phần, công dụng, cách sử dụng, thời hạn sử dụng và chỉ sử dụng nhóm thuốc corticoid khi có sự chỉ định từ bác sĩ hoặc dược sĩ tư vấn.

3. Đổi thuốc liên tục

Nhiều bệnh nhân sau khi dùng thuốc không thấy các triệu chứng bệnh thuyên giảm ngay, đã nôn nóng chuyển sang một loại thuốc khác. Điều này khiến cho bệnh không khỏi, kéo dài và làm tăng nguy cơ tương tác thuốc nguy hiểm. 

Đặc biệt là đối với những trường hợp các bạn dùng thuốc đông y để điều trị, tác dụng của thuốc đông y thường chậm, nhưng thuốc đông y tác động vào tận gốc, không ẩn tổn thương đi mà đẩy hết các tổn thương ra ngoài. Chính vì vậy nếu như các bạn xác định điều trị theo đông y, các bạn phải xác định tâm lý điều trị lâu dài.

Khắc phục: Người bệnh cần sự kiên trì dùng thuốc chỉ định của bác sĩ. Không tự ý đổi thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ. Có bất kì chuyển biến gì cần phải nhắn cho Bác sĩ ngay.

4. Ngừng dùng thuốc khi triệu chứng giảm

Thói quen sai lầm này đã khiến cho viêm da cơ địa không được điều trị triệt để và là cơ hội để bệnh trở thành dạng mạn tính. Tỷ lệ bệnh tái phát thường xuyên và việc điều trị trở nên khó khăn, phức tạp hơn và làm gia tăng tình trạng kháng thuốc.

Đối với các trường hợp bệnh mạn tính, đặc biệt là viêm da cơ địa, tổn thương sẽ lên theo đợt, không phải da lành tức là bệnh đã khỏi. Khi bệnh ổn định, các bạn vẫn phải dùng thuốc duy trì hoặc dưỡng ẩm thường xuyên để tránh khô da.

Bạn đọc có vấn đề về da liễu có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!  

Có thể khắc phục bằng cách dùng thuốc đúng, đủ liều theo đơn bác sĩ đã kê. Tuyệt đối không ngừng dùng thuốc khi triệu chứng vừa thuyên giảm. Liên hệ với Bác sĩ điều trị để điều chỉnh đơn thuốc trong đợt thuyên giảm

5. Không có chế độ kiêng khem trong quá trình điều trị bệnh

Trong quá trình điều trị viêm da cơ địa thì chế độ ăn uống là vấn đề khá quan trọng vì nó có thể giúp hạn chế bệnh nhanh hơn hoặc cũng có thể nó giúp bệnh phát triển đột biến. Chính vì thế người bệnh viêm da cơ địa cần có chế độ ăn uống phù hợp để cho bệnh viêm da được đẩy lùi nhanh chóng.

Các chuyên gia khuyên rằng người bệnh viêm da cơ địa nên kiêng những loại thực phẩm dễ gây kích ứng da như: cà phê, đồ ăn ngọt, thức ăn chế biến sẵn, thức ăn nhiều dầu mỡ, bia, rượu,… Thay vào đó nên bổ sung lượng lớn rau xanh, trái cây giàu vitamin C, B5, E để tăng cường hệ miễn dịch và tái tạo làn da bị tổn thương.

Đối với Đông y, các bệnh về da đa phần do phong ngứa, do vậy những thức ăn động phong chúng ta cần kiêng như: Tôm, cua, hải sản nói chung, thịt gà.., và các đồ gây dị ứng các bạn có thể làm test dị nguyên ở bệnh viện da liễu.

Cần kiêng những thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, cua, hải sản
Cần kiêng những thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, cua, hải sản

6. Gãi lên vùng da bị tổn thương

Ngứa ngoài da là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh viêm da cơ địa. Đây là một trong những triệu chứng khó chịu nhất của bệnh, khiến cho bệnh nhân thường có thói quen gãi lên da mỗi khi bị ngứa.

Thói quen này rất có hại cho làn da của bạn vì dễ khiến cho vùng da bị tổn thương trở nên dai dẳng hơn. Đồng thời, gãi quá nhiều cũng có thể khiến cho da của bạn dễ nhiễm khuẩn hơn. Nếu gặp phải vết thương hở trên da sẽ dễ khiến cho da của bạn bị nhiễm trùng.

Trong vòng xoắn bệnh lý, các bạn cần phải cắt được các mắt xích thì bệnh sẽ không bị đi bị lại, ngứa thì dùng thuốc giảm ngứa, khô da sẽ dưỡng ẩm, lên mụn viêm sẽ chống viêm. Như vậy bệnh sẽ không bị tái đi tái lại.

Thói quen này rất có hại cho làn da của bạn vì dễ khiến cho vùng da bị tổn thương trở nên dai dẳng hơn
Thói quen này rất có hại cho làn da của bạn vì dễ khiến cho vùng da bị tổn thương trở nên dai dẳng hơn

 CÚC HOA- Từ loài hoa thanh cao đến vị thuốc tuyệt vời

7. Không làm sạch vết thương trước khi bôi thuốc

Nhiều bệnh nhân thường có thói quen bôi thuốc lên da ngay mà không qua làm sạch, sát trùng trước đó. Đây là thói quen rất có hại cho làn da của bạn. Các loại vi khuẩn còn sót lại trên da có thể gây ảnh hưởng đến vết thương. Do đó trước khi bôi các loại thuốc lên da, bạn cần sát trùng vết thương bằng nước muối sinh lý hoặc các loại dung dịch được bác sĩ chỉ định

Chính vì vậy các bạn cần:

  • Đừng quên dưỡng ẩm cho làn da, nhất là đối với những vùng da bị tổn thương do viêm da cơ địa. Dưỡng ẩm cũng  là giải pháp giúp giảm ngứa ngáy ngoài da cho bệnh nhân.
  • Cân bằng chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và luyện tập phù hợp để tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe cho làn da.
  • Áp dụng các biện pháp chăm sóc da theo hướng dẫn của bác sĩ để cải thiện các vấn đề ngoài da.

Trên đây bs đã chia sẻ một số sai lầm phổ biến trong điều trị viêm da cơ địa ở bệnh nhân. Hiểu và điều chỉnh một số thói quen gây ảnh hưởng đến tình trạng viêm da cơ địa là giải pháp để giúp cho tình trạng da sớm được cải thiện một cách hiệu quả hơn. 

BS Đoàn Dung thăm khám cho BN tại phòng khám Tuệ Y Đường
BS Đoàn Dung thăm khám cho BN tại phòng khám Tuệ Y Đường

Hy vọng những thông tin trên đã giải đáp cho bạn những thắc mắc xoay quanh vấn đề Viêm da cơ địa. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ qua:

📮 Facebook: Tuệ Y Đường

👩⚕️ Bs CKII Trần Thị Thu Huyền

👩⚕️  Bác sĩ Đoàn Dung

💒Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

📞Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *