7 LOẠI LÁ CHỮA VIÊM DA CƠ ĐỊA DỄ LÀM TẠI NHÀ

Viêm da cơ địa có thể điều trị bằng các loại lá tắm phổ biến như lá khế, cây sài đất, lá đơn đỏ, lá trà xanh,… do có khả năng kháng viêm và kháng khuẩn khá tốt. 

Hôm nay, Bác sĩ Đoàn Dungphòng khám Tuệ Y Đường xin giới thiệu 7 loại lá chữa viêm da cơ địa dễ tìm ngay trong chính khu vườn nhà bạn nhé!

VIÊM DA CƠ ĐỊA LÀ GÌ?

Bác sĩ Đoàn Dung cho biết viêm da cơ địa là bệnh da liễu mạn tính ngoài da có liên quan đến yếu tố cơ địa. Bệnh gây ngứa ngáy, da bong tróc, nổi mụn nước,…khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu, ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và sinh hoạt hàng ngày. Nếu không tiến hành xử lý đúng cách ngay từ giai đoạn sớm, tình trạng viêm sẽ phát triển lan rộng, làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng và bội nhiễm.

Sử dụng các loại lá để chữa bệnh viêm da cơ địa là phương pháp được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Các loại lá này thực chất là những vị thuốc nam có tính chất kháng viêm, kháng khuẩn tốt nên được sử dụng để giảm triệu chứng của bệnh. Với cách thực hiện đơn giản, nguồn nguyên liệu dễ tìm và lành tính nên được nhiều người áp dụng tại nhà.

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể dùng loại lá để trị bệnh tại nhà, trước khi sử dụng cần có ý kiến của chuyên gia để tránh những tác dụng không mong muốn, đạt hiệu quả cao khi điều trị. Dưới đây là 7 loại lá dùng để chữa viêm da cơ địa tại nhà

1. Lá khế 

Lá khế có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm
Lá khế có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm

Theo BS Dung, Lá khế là một vị thuốc có công dụng chính là thanh nhiệt, giải độc, chống viêm và kháng khuẩn. Dùng lá khế chữa viêm da cơ địa là phương pháp được áp dụng phổ biến trong dân gian từ xưa nay và có những kết quả tích cực.

Thành phần trong lá khế cũng đã được nghiên cứu một số thành phần hoạt chất trong lá khế khi tiếp xúc với vùng da bị tổn thương sẽ mang lại hiệu quả kháng viêm và giúp giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa.

+ Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị lá khế tươi khoảng 1 – 2 nắm đem rửa sạch, vớt ra để ráo
  • Đun sôi nước rồi vò nát lá khế cho vào. Vặn nhỏ lửa. đun tiếp trong 15 phút nữa rồi tắt bếp 
  • Đổ nồi nước lá khế đã đun ra chậu, đợi nguội bớt rồi dùng vệ sinh vùng da bệnh. Nước dùng để lau và tắm, lấy bã lá khế để chà xát lên da
  •  Sau khoảng 15 phút thì dùng khăn lau khô người và làm sạch bã khế
  • Thực hiện từ 3 – 4 lần/tuần 

Mọi thắc mắc xin liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ kịp thời!

2. Lá bàng non

Lá bàng non cũng là một trong những vị thuốc nam có khả năng hỗ trợ trong điều trị bệnh viêm da cơ địa rất tốt. Bác sĩ Dung cho biết trong lá bàng non chứa rất nhiều hoạt chất có khả năng làm giảm nhẹ triệu chứng của bệnh như tanin, phytosterol, flavonoid,… Dùng lá bàng non có tác dụng se tổn thương, ngừa nhiễm trùng

+ Cách thực hiện:

  • Cần chuẩn bị từ 5 – 7 búp bàng non, rửa sạch để ráo rồi đem đun sôi cùng 2 lít nước
  • Khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa lại, tiếp tục đun khoảng 10 phút nữa thì tắt bếp.
  • Đổ nước ra chậu, đợi nguội bớt rồi dùng để tắm toàn thân hoặc vệ sinh vùng da bị bệnh.
Trong lá bàng non chứa rất nhiều hoạt chất có khả năng làm giảm nhẹ triệu chứng của bệnh
Trong lá bàng non chứa rất nhiều chất giảm nhẹ triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa

Đọc thêm:  ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ SÙI MÀO GÀ

3. Lá đơn đỏ

Trong các tài liệu y học cổ truyền, lá đơn đỏ có công dụng thanh nhiệt giải độc và chống viêm nhiễm. Để quá trình điều trị mang lại hiệu quả cao, người bị viêm da cơ địa nên sử dụng kết hợp uống trong và dùng ngoài 

+ Cách thực hiện:

Bài thuốc uống trong

  • Chuẩn bị 1 nắm lá đơn đỏ tươi đem đi rửa sạch rồi đun cùng với 300ml nước.
  • Khi sôi để lửa nhỏ, đun cho đến khi cạn còn 1 chén là được. Uống khi thuốc vẫn còn ấm.
  • Sử dụng 3 lần/ngày bạn sẽ thấy triệu chứng của bệnh thuyên giảm đáng kể.

Bài thuốc tắm ngoài

  • Chuẩn bị khoảng 1 -2 nắm lá và thân đơn đỏ, rửa sạch rồi vớt để ráo 
  • Sau đó cho vào nồi đun sôi cùng với lượng nước vừa đủ, khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa lại đun thêm 10 phút nữa rồi tắt bếp.
  • Đổ nước ra chậu pha cùng với ít nước lạnh cho nguội bớt rồi dùng để ngâm rửa vùng da bị bệnh.

4. Lá trà xanh

Trà xanh là thức uống đã quá quen thuộc và có nhiều tác dụng. Trong trà xanh có thành phần chống oxy hóa nên có thể giảm viêm, kháng khuẩn vùng da tổn thương. Do đó tình trạng ngứa ngáy và bong tróc da do viêm da cơ địa sẽ giảm đáng kể.

+ Cách thực hiện:

  • Rửa sạch 1 nắm lá trà xanh tươi rồi cho vào nồi đun sôi cùng với 2 lít nước trong vòng 15 phút.
  • Sau đó cho ít muối vào khuấy tan rồi đổ ra chậu để cho nguội bớt. Lấy nước này để tắm và vệ sinh vùng da bị bệnh.
  • Thực hiện cách này 2 lần mỗi ngày 
Trà xanh là thức uống đã quá quen thuộc và có nhiều tác dụng
Trà xanh là thức uống đã quá quen thuộc và có nhiều tác dụng

5. Cây ngải dại

Cây ngải dại có thể đun lấy nước tắm hoặc đắp ngoài để cải thiện triệu chứng bệnh. Thành phần dược tính trong cây ngải dại cũng gần giống với ngải cứu, thích hợp cải thiện các vấn đề da liễu thường gặp như viêm da cơ địa, viêm da dị ứng,…

Tinh dầu ngải dại còn có thể dùng để dưỡng ẩm, giúp giảm triệu chứng da khô ráp và tróc vảy của người bệnh bị viêm da cơ địa.

+ Cách thực hiện:

Bài thuốc tắm 

  • Chuẩn bị 100 gram lá ngải dại tươi, đem đi rửa sạch và ngâm nước muối trong 20 phút.
  • Vớt ra, cho vào nồi đun sôi cùng với 2 lít nước và 2 thìa muối hạt.
  • Đun sôi kỹ trong vòng 10 phút rồi tắt bếp, để nguội bớt sau đó dùng để ngâm rửa vùng da bị bệnh.
  • Phần bã chà xát nhẹ nhàng lên da giúp nâng cao hiệu quả mang lại.
  • Thực hiện cách trị bệnh này mỗi ngày một lần, sau vài tháng thực hiện bệnh sẽ thuyển giảm đáng kể.

Dùng cây ngải dại chữa bệnh cũng là phương pháp được nhiều người tin dùng

Cách 2: Bài thuốc đắp

  • Ngải dại sau khi thu hái về đem rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng 
  • Vớt ra rửa lại với nước một lần nữa rồi để ráo. Sau đó đem lá ngải dại giã nát đến khi ra nước.
  • Vệ sinh vùng da bị bệnh rồi dùng khăn lau khô. Đắp trực tiếp dược liệu đã giã nát lên rồi dùng gạc y tế băng cố định lại.
  • Đắp ngoài trong khoảng 20 phút rồi tháo ra rửa lại với nước ấm. Thực hiện mỗi ngày một lần.

6. Uống nước sắc lá đinh lăng chữa bệnh

Đinh lăng là vị thuốc có tính mát với công dụng chính là thanh nhiệt giải độc, giảm viêm sưng, chống dị ứng,… Trong lá đinh lăng có chứa một số chất có khả năng kháng viêm và làm lành vết thương rất tốt, phù hợp cho người bị viêm da cơ địa.

+ Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị lá đinh lăng và lá huyết dụ theo tỉ lệ 2:1
  • Đem đi rửa sạch rồi cho vào ấm sắc cùng với lượng nước vừa đủ. Khi nước sôi cho nhỏ lửa, tiếp tục sắc cho đến khi nước cạn còn ½ thì tắt bếp.
  • Chắt lấy lượng nước sắc thu được, để cho nguội bớt rồi sử dụng để uống ngay khi còn ấm.

7. Sài đất

Sài đất cũng là một trong những cây thuốc nam được sử dụng phổ biến để điều trị các bệnh da liễu. Đây là loại thuốc có tính mát và chứa rất nhiều khoáng chất cần thiết đối với làn da. Dùng sài đất cho người bị viêm da cơ địa mang lại hiệu quả tốt trong việc giảm các triệu chứng mà bệnh gây ra.

+ Cách thực hiện:

  • Rửa sạch và ngâm nước muối 20 gram lá sài đất tươi. Sau 20 phút vớt dược liệu ra để cho ráo nước rồi đem đi giã nát cùng với ít muối hạt.
  • Sử dụng hỗn hợp trên đắp trực tiếp lên vùng da bị tổn thương, chú ý vệ sinh da sạch sẽ trước đó để tránh bị nhiễm trùng.
  • Để yên như vậy khoảng 30 phút rồi tháo dược liệu ra, rửa sạch lại với nước mát.
  • Ngoài bài thuốc đắp, người bạn cũng có thể sử dụng sài đất đun nước tắm hỗ trợ điều trị bệnh viêm da cơ địa tương tự như các dược liệu trên.
Sài đất có tính mát và chứa rất nhiều khoáng chất cần thiết đối với làn da
Sài đất có tính mát và chứa rất nhiều khoáng chất cần thiết đối với làn da

Một số lưu ý khi sử dụng các loại lá cây trên điều trị viêm da cơ địa

  • Dựa vào yếu tố cơ địa của mỗi người để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Nên thử với liều lượng nhỏ để kiểm tra độ kích ứng của cơ thể trước khi dùng lượng lớn hơn để trị bệnh.
  • Ưu tiên sử dụng dược liệu có sẵn trong vườn nhà để trị bệnh hoặc tìm mua dược liệu đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. 
  • Vệ sinh vùng da bị bệnh trước khi sử dụng các bài thuốc trị bệnh ở trên. Điều này giúp ngăn ngừa viêm nhiễm lan rộng và giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng.
  • Dưỡng ẩm đầy đủ và đúng cách cho cơ thể giúp cải thiện hàng rào bảo vệ da và hỗ trợ làm lành tổn thương ở người bị viêm da cơ địa.
  • Tránh để làn da tiếp xúc với các tác nhân gây hại như ánh nắng mặt trời, bụi bẩn, phấn hoa…. Khi đi ra ngoài hoặc tham gia hoạt động ngoài trời cần có các biện pháp bảo vệ da

Hy vọng những thông tin trên đã giải đáp cho bạn những thắc mắc xoay quanh vấn đề về 7 loại lá điều trị viêm da cơ địa. Bạn có thể gặp các triệu chứng ngoài da khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ qua:

 Facebook: Tuệ Y Đường

⚕️ BS CKII Trần Thị Thu Huyền

⚕️  Bác sĩ Đoàn Dung

Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555

 

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *