VỊ THỐNG – NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Vị thống theo y học hiện đại là nhóm bệnh lý liên quan đến viêm dạ dày, đau dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản,… Đây là bệnh lý phổ biến, điều trị lâu dài với các triệu chứng đặc trưng như đau âm ỉ hoặc dữ dội vùng thượng vị, đau nóng rát kèm ợ hơi ợ chua,.. Tuy nhiên ngoài các phương pháp Tây Y thì các bài thuốc hay của Y học cổ truyền cũng là một gợi ý đáng để người bệnh quan tâm

Vậy hãy cùng Đông y Tuệ Y Đường tìm hiểu về bệnh lý này cũng như một số bài thuốc hay để điều trị Vị Thống nhé!

Vị thống là chứng bệnh với biểu hiện đau vùng vị quản
Vị thống là chứng bệnh với biểu hiện đau vùng vị quản

I. Đại cương

1. Khái niệm

Vị thống là chứng bệnh với biểu hiện đau vùng vị quản, nguyên nhân do tỳ vị bị tổn thương, khí huyết thất điều gây nên, còn gọi là vị quản thống. Vùng vị quản giới hạn bởi đường nối điểm dưới 2 bên mạng sườn lên đến mũi ức

>>>>> Bạn có bất kỳ vấn đề thắc mắc về bệnh lý cơ xương khớp vui lòng liên hệ hotline: 0789.501.555 để được tư vấn trực tiếp!

2. Đôi nét lịch sử về vị thống

  • Trong “Nội kinh” có nêu nội dung về quyết tâm thống có liên quan mật thiết đến chứng vị thống
  • Trong “Linh khu – Quyết bệnh” có nêu: Chứng quyết tâm thống nếu thấy đau như châm chích là bệnh của tâm, nếu đau vùng tâm nặng là bệnh của tỳ. Ngoài ra, các chứng can tâm thống, thận tâm thống… đều có thể thấy chứng vị thống
  •  Trong “Nội kinh” còn nêu lên nguyên nhân gây vị thống là do hàn tà xâm nhập, can khí không thư thái, nội nhiệt… gây nên
  • Trong “Tố vấn – Cử thông luận” có nêu: Hàn khí trú ở giữa trường vị, dưới mạc nguyên làm huyết không tán được gây nên đau
  •  Trong “Kim quỹ yếu lược” xếp vùng vị quản là ở ngay trước dưới tâm, phân chứng bệnh vị thành bĩ chứng, trướng chứng, mãn chứng và thống chứng nên có ảnh hưởng rất lớn đến tận sau này, đồng thời nêu lên các bài thuốc nổi tiếng điều trị vị thống như Đại kiến trung thang, Đại sài hồ thang… 
  • Trong “Nhân trai trực chỉ phương” có nêu lên các nguyên nhân gây vị thống do hàn, nhiệt, tử huyết, tích tụ, đàm ẩm, trùng
  •  Trong “Đan Khê tâm pháp – Tâm tỳ thống” khi bàn về pháp điều trị vị thống đã nêu: Người bị đau không nên dùng bổ khí, cách nhìn nhận này đã ảnh hưởng nhiều đến các y gia đời sau
  • Trong “Cảnh Nhạc toàn thư – Tâm phúc thống” đã phân tích rất toàn diện về biện chứng luận trị của vị quản thống, có ý nghĩa chỉ đạo rất lớn trên lâm sàng: 

+ Đau phân ra hư và thực, có thể ấn được thuộc hư, không thích ấn là thuộc thực

+ Bệnh lâu ngày thường thuộc hư, bệnh đột ngột thường thuộc thực

+ Ăn uống tiêu được thường thuộc hư, bụng đầy trướng và sợ ăn thường thuộc thực

+ Đau từ từ mà mềm, sờ không thấy gì thuộc hư, đau dữ dội, cố định thuộc thực

+ Đau ở trường vị, có vật ứ trệ thuộc thực, đau ở khoang ngực kinh lạc, không liên quan đến tạng mà lan ra sau lưng, không trướng không đầy thuộc hư

+ Ngoài ra còn bàn về hàn nhiệt, hữu hình, vô hình

  • Các triệu chứng mô tả trong vị thống đối chiếu với y học hiện đại thuộc viêm dạ dày cấp hoặc mạn tính, loét dạ dày – tá tràng, hội chứng ruột kích thích, ung thư dạ dày, một số bệnh lý của gan – tụy – đởm gây đau vùng bụng,…

II. Nguyên nhân bệnh sinh

  • Chứng vị thống ở giai đoạn đầu thường thuộc thực chứng, vị trí bệnh ở vị và sau đó ảnh hưởng đến can. Bệnh lâu ngày thường thuộc hư chứng, vị trí bệnh ở tỳ. Diễn biến bệnh có thể gặp hư thực thác tạp, tỳ vị đồng bệnh, can tỳ đồng bệnh
  • Ngoại tà phạm vị:

+ Trong các nguyên nhân xâm nhập từ bên ngoài vào cơ thể thì hàn tà dễ phạm vị , mùa nắng nóng thì các yếu tố thử nhiệt và thấp trọc cũng thường xen kẽ gây bệnh

+ Tà khí xâm nhập vào vị làm tổn thương vị khí, nếu nhẹ làm trở trệ vận hành của khí, nếu nặng làm mất khả năng hòa giáng gây cơn đau

+ Hàn tính ngưng trệ nên thường thấy đau chói, thử nhiệt thấp tính cấp bức nên thường gây đau rát, thấp trọc tính dính trệ nên thường gây đau và tức

  •  Ẩm thực bất tiết:

+ Vị chủ thu nạp, khai khiếu ra miệng

+ Sống buông thả, ăn uống không điều độ, thức ăn nóng lạnh không phù hợp, nghiện thuốc, nghiện rượu hoặc dùng thuốc làm tổn thương vị đều làm cho vị khí bị tổn thương, rối loạn chức năng thăng giáng khí nên gây đau

  • Tình chí không thoải mái: Tình chí tổn thương làm ảnh hưởng đến chức năng can tỳ thì cũng có thể gây nên vị thống 
  • Tỳ vị hư nhược

+ Mệt mỏi quá sức, mất huyết nhiều hoặc bệnh lâu ngày không khỏi làm tổn thương tỳ vị

+ Cơ thể bẩm sinh hư nhược, tỳ vị không kiện vận, rối loạn vận hóa, rối loạn thăng giáng, khí cơ trở trệ gây bệnh ở vị

+ Nếu tỳ vị dương hư, âm hàn nội sinh làm cho vị lạc không được ôn dưỡng, vận hành khí bị rối loạn cũng có thể gây bệnh nên đau

  • Vị thống có ảnh hưởng chặt chẽ đến vị, can, tỳ:

+ Giai đoạn đầu vị thống chủ yếu ở vị, sau đó ảnh hưởng đến can

+ Vị thống lâu ngày chủ yếu ở tỳ hoặc tỳ vị đồng bệnh

+Vị thuộc dương thổ, thích nhuận và sợ táo, chủ thu nạp làm nhừ thủy cốc, lấy hòa giáng làm thuận

+ Khi vị bị tổn thương, lúc đầu gây ứ trệ, sau đó sẽ thượng nghịch làm khí trệ sẽ gây nên bệnh

  • Ngoài ra, vận hành khí không thông thoát và trở trệ lâu ngày sẽ hóa nhiệt, hỏa có thể khu trú ở vị hoặc can vị

+ Hỏa hun đốt làm tổn thương âm dịch hoặc sau khi bị xuất huyết, huyết mạch ứ trệ mới không được sinh nên âm dịch ngày càng hao hư

+ Âm huyết hư thiếu làm thận âm bất túc hoặc tỳ vị âm hư hoặc gây can vị hay can tỳ âm hư. Bệnh vị lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến tỳ

+ Tỳ thuộc âm thổ, thích táo sợ thấp, chủ vận hóa, phân tán chất tinh vi, lấy thăng làm chủ

+ Nếu tỳ khí tổn thương, tùy theo mức độ mà gây nên chứng trung khí bất túc gây rối loạn vận hóa, hoặc trung khí hạ hãm làm rối loạn chức năng thăng giáng hoặc tỳ vị dương hư, âm hàn nội sinh làm vị lạc mất đi sự ôn dưỡng

Vị thống có nhiều nguyên nhân khác nhau
Vị thống có nhiều nguyên nhân khác nhau

III. Điều trị

1. Căn cứ biện chứng

  • Bàn luận về hàn và nhiệt:

+ Chứng vị thống thuộc hàn chứng: Cảm thụ phải các yếu tố hàn thương, ăn uống đồ lạnh gây nên bệnh và làm bệnh nặng hơn, tính chất đau âm ỉ, chườm nóng hoặc uống thuốc ấm nóng dễ chịu hơn, khát hoặc không khát nhưng không thích uống

+ Chứng vị thống thuộc nhiệt chứng: Đau cấp, cảm giác nóng rát, chườm lạnh hoặc uống thuốc có tính mát lạnh thì đỡ đau, miệng khô khát hoặc miệng đắng 

  • Biện luận về hư và thực:

+Chứng vị thống thuộc thực: Đau dữ dội, đau cự án, đau liên tục, bệnh mới mắc, người trẻ

+ Chứng vị thống thuộc hư: Đau thường liên quan đến yếu tố lạnh, đau âm ỉ, đau thiện án, ăn vào dễ chịu, nghỉ ngơi đau giảm, tuổi già, bệnh lâu ngày thì thường thuộc hư

  • Biện luận về khí huyết: 

+ Dựa vào tính chất của đau: Nếu đau căng tức là chính kèm theo ợ hơi là thuộc khí trệ, đau như châm kim hoặc như dao đâm kèm theo nôn ra máu hoặc đại tiện phân đen là thuộc huyết ứ

+ Dựa vào vị trí đau: Nếu đau không cố định, thỉnh thoảng lại đau dội lên là do khí trệ; Đau cố định, sờ thấy khối tích tụ trong ổ bụng là do huyết ứ

+ Dựa vào thời gian: Ở giai đoạn đầu thương là do khí, giai đoạn sau thường là do huyết

  • Biện chứng về vị thống ở vị, can, tỳ:

+ Vị thống ở vị: Thường giai đoạn đầu, nguyên nhân do ngoại cảm, ăn uống không điều độ, biểu hiện: Bụng đầy chướng và đau, tức bụng, ợ hơi, đau không ngừng, đại tiện xong vẫn không thoải mái, mạch hoạt

+ Vị thống tại can: Thường hay tái phát từng đợt, biểu hiện: Bụng đau chướng lan ra 2 bên mạng sườn, đau không cố định, thích thở dài, mạch huyền

+ Vị thống tại Tỳ: Thường do bệnh lâu ngày, biểu hiện: Bụng đau âm ỉ, đau tăng khi đói, ăn vào đỡ đau, nghỉ ngơi giảm, sắc mặt ám vàng, mệt mỏi, đại tiện lỏng nát, mạch hoãn

>>>>> Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết: Đau vai gáy lâu ngày – phải làm sao?

2. Nguyên tắc điều trị

  • Nguyên tắc điều trị cơ bản là lý khí hòa vị chỉ thống

+ Nếu bệnh thuộc chính hư thì phải phù chính

+ Nếu bệnh thuộc hư thực thác tạp thì phải dùng pháp phù tà chính kiêm thi

  • Nguyên tắc lớn nhất để điều trị đau là thông tắc bất thống
  • Phải luôn lưu ý phối hợp các vị thuốc có vị cay thơm, có tác dụng hành khí để tăng cường công hiệu giảm đau

IV. Các thể bệnh của vị thống theo y học cổ truyền

1. Vị khí ứ trệ

  • Lâm sàng: Bụng đầy chướng và đau, ăn xong đau tăng, ợ hơi kèm theo ăn kém, ợ mùi nồng, có bệnh sử liên quan đến thương thực, chất lưỡi nhợt, rêu trắng dầy nhớt hoặc trắng mỏng, hoặc vàng mỏng, mạch hoạt kiêm phù hoặc phù sác hoặc nhu
  • Pháp điều trị: Lý khí hòa vị chỉ thống
  • Bài thuốc: Hương tô tán

        Hương phụ 12g

        Chích cam thảo 10g

        Tô diệp 12g

        Trần bì 12g

        Sắc uống ngày 01 thang

Minh hoạ bài thuốc chữa Vị Quản Thống
Minh hoạ bài thuốc chữa Vị Quản Thống

 

  • Nếu không có biểu hiện của ngoại cảm thì nên dùng tô ngạnh thay cho tô diệp để tăng cường tác dụng sinh lý giáng nghịch
  •  Nếu do thương thực gây nên thì gia binh lang để tăng cường tiêu thực đạo trệ; hậu phác, bán hạ để hòa vị tiêu trướng
  • Nếu do phong hàn trực trúng gây đau như châm chích thì gia cao lương khương, sinh khương để tán hàn giảm đau
  • Nếu do phong nhiệt thì gia bạc hà, kinh giới để tân lương giải biểu
  • Nếu do trừ thấp thì gia hoắc hương để phương hương hóa chọc hòa trung

2. Can vị khí trệ

  • Lâm sàng: Bụng đầy trướng, đau lan ra hai mạng sườn, đau từng cơn, cáu giận bệnh tăng thêm kèm theo thích thở dài, không muốn ăn, tinh thần uất ức, ngủ không yên giấc, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch huyền hoạt
  • Pháp điều trị: Sơ can hòa vị, lý khí chỉ thống
  • Bài thuốc: Sài hồ sơ can tán

        Sài hồ 12g                 Xuyên khung 12g

        Hương phụ 12g         Bạch thược 15g

        Cam thảo 10g            Uất kim 10g

        Trần bì 10g                Thanh bì 10g

        Chỉ xác 08g

        Sắc uống ngày 1 thang trước khi ăn

  • Nếu đau bụng nhiều thì gia huyền hồ sách, xuyên luyện tử để lý khí hòa huyết giảm đau
  • Nếu khí uất hóa nhiệt thì gia chi tử, đan bì, bồ công anh để sơ khí tiết nhiệt

3. Vị trung uẩn nhiệt

  • Lâm sàng: Đau rát bụng, mùa lạnh hoặc ăn thức ăn mát lạnh thì đau giảm, mùa nóng hoặc ăn thức ăn nóng thì đau tăng, miệng khô, thích uống nước mát, hôi miệng, loét miệng và lưỡi, đại tiện táo bón, chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng ít tân, mạch hoạt sác
  • Pháp điều trị: Thanh vị tả nhiệt, hòa trung chỉ thống
  • Bài thuốc: Tả tâm thang kết hợp với Kim linh tử tán

        Đại hoàng 06g

        Diên hồ sách 10g

        Hoàng cầm 12g

        Kim linh tử 10g

        Hoàng liên 12g

        Sắc uống ngày 01 thang

4. Can vị uất nhiệt

  • Lâm sàng: Đau rát bụng, đau dữ dội, kèm theo ợ chua,khô miệng, đắng miệng, thích uống nước mát, dễ cáu giận, chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng, mạch huyền hoạt sác
  • Pháp điều trị: Thanh can tả nhiệt, hòa vị chỉ thống
  • Bài thuốc:

       + Nếu can nhiệt phạm vị dùng bài Hóa can tiễn

          Thanh bì 08g

          Trạch tả 12g

          Bối mẫu 06g

          Trần bì 10g

          Đan bì 12g

          Bạch thược 12g

          Chi tử 12g

          Sắc uống ngày 1 thang

      + Nếu đau rát bụng, đắng miệng, họng khô, buồn nôn thì chuyển bài Tiểu sài hồ thang

          Sài hồ 15g                Hoàng cầm 10g

          Cam thảo 10g           Bán hạ 10g

          Đại táo 12g               Nhân sâm 06g

          Sinh khương 10g 

          Sắc uống ngày 01 thang

>>>>> Có thể bạn quan tâm: Bệnh gout là gì? Nguyên nhân, triệu chứng?

5. Huyết ứ trở trệ

  • Lâm sàng: Bụng đau, đau như kim châm, đau cố định, không thích xoa nắn kèm theo bệnh đã lâu ngày, đau bụng tái phát nhiều lần, sắc mặt ấm tối mà không nhuận, chất lưỡi ám tím, có điểm ứ huyết, mạch sáp
  • Pháp điều trị: Lý khí hoạt huyết, hóa ứ chỉ thống
  • Bài thuốc: Thất tiếu tán hợp Đan sâm ẩm

        Ngũ linh chi 06g

        Đan sâm 20g

        Bồ hoàng 06g

        Sa nhân 10g

        Đàn hương 10g

        Sắc uống ngày 01 thang

6. Vị âm bất túc

  • Lâm sàng: Bụng đau âm ỉ, thỉnh thoảng nhói đau kèm theo thấy đói không muốn ăn, miệng khô nhưng không thích uống, môi khô, họng khô, đại tiện táo bón, chất lưỡi thon hồng, ít rêu lưỡi hoặc không có rêu lưỡi, mạch tế sác
  • Pháp điều trị: Tư âm ích vị
  • Bài thuốc: Ích vị thang phối với Thược dược cam thảo thang

        Sa sâm 12g

        Bạch thược 12g

        Cam thảo 10g

        Mạch môn 12g

        Ngọc trúc 12g

        Sinh địa 12g

        Đường phèn 05g

        Các vị thuốc sắc ngày 01 thang

Hình ảnh bốc thuốc thang tại Tuệ Y Đường
Hình ảnh bốc thuốc thang tại Tuệ Y Đường

7. Tỳ vị hư hàn

  • Lâm sàng: Đau bụng âm ỉ, gặp lạnh đau tăng, sắc mặt không tươi nhuận, mệt mỏi, uể oải, chân tay không ấm, ăn ít, đại tiện phân lỏng, nôn ra dịch trong, chất lưỡi nhợt bệu, rìa lưỡi có hằn răng, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch trầm tế vô lực
  • Pháp điều trị: Ôn trung kiện tỳ
  • Bài thuốc: Hoàng kỳ kiến trung thang

        Bạch thược 15g

        Chích cam thảo 10g

        Di đường 20g

        Sinh khương 10g

        Quế chi 10g

        Hoàng kỳ 15g 

        Đại táo 12g

        Sắc uống ngày 01 thang

V. Kết luận

  • Vị thống trong giai đoạn đầu là bệnh thuộc vị, lâu ngày làm tổn thương tỳ, có quan hệ mật thiết đến can
  • Pháp điều trị chủ yếu bệnh ở vị là hành khí hòa vị thông giáng, căn cứ vào nguyên nhân bệnh khác nhau để kết hợp pháp tán hàn, trừ thử, tiêu thực, thanh nhiệt hoặc tiêu ứ. Nếu vị âm bị tổn thương thì dùng pháp sinh tân dưỡng âm để ích vị
  • Pháp điều trị bệnh chủ yếu khi ảnh hưởng bệnh đến can là sơ can lý khí, hóa nhiệt sẽ thanh được can, nhập lạc thì sẽ hành huyết
  • Pháp điều trị chủ yếu khi bệnh ảnh hưởng đến tỳ là kiện tỳ ích khí, trung khí hạ hãm thì gia thêm thuốc thăng đề, hư hàn thì gia các vị thuốc ôn trung, hư thực thác tạp, hàn và nhiệt đều xuất hiện thì cùng nguyên tắc tiêu bản kiêm thi

Bài viết trên đây giới thiệu về bệnh lý Vị thống và cách điều trị, được tham khảo cuốn Bệnh học nội khoa y học cổ truyền và ứng dụng lâm sàng và được tham vấn chuyên môn bởi BS CKI. Nguyễn Nhật Minh. Nếu có câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến Vị thống nói riêng, các bệnh lý khác nói chung hãy liên hệ tới các trang thông tin chính thống sau đây để được hỗ trợ nhanh và chính xác nhất:

Facebook: Tuệ Y Đường

⚕️ Ths.BSCKII Trần Thị Thu Huyền

⚕️ Bác sĩ Đoàn Dung

 Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555 – 0789.501.555

Bài viết được tham vấn bởi Ths.BSCKII Trần Thị Thu Huyền

Tin liên quan

11 thoughts on “VỊ THỐNG – NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Chào bạn, tùy thuộc vào vị trí nóng rát bụng mà có nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu bạn bị nóng rát thượng vị nhiều kèm buồn nôn, ợ hơi, ợ chua có thể bạn đang bị trào ngược dạ dày. Bạn vui lòng liên hệ hotline 0789501555 để được bác sĩ tư vấn kĩ hơn nhé!

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Nhịn đói buổi sáng là một yếu tố nguy cơ dẫn đến viêm loét dạ dày gây đau dạ dày bạn nhé. Do khi không ăn bữa sáng thì dạ dày luôn co bóp không, dịch vị tiết ra nhưng không có gì để tiêu hóa, dần dần sẽ dẫn đến viêm loét dạ dày. Ngoài ra, việc nhịn bữa sáng lâu dài sẽ ảnh hưởng đến công việc, suy giảm khả năng miễn dịch, tăng nguy cơ béo phì, đẩy nhanh tốc độ lão hóa,… Do vậy, bữa sáng là bữa chính quan trọng nhất trong ngày. Bạn nên bổ năng lượng đầy đủ vào buổi sáng để có một ngày làm việc hiệu quả và đảm bảo sức khỏe của mình nhé!

  1. Khôi Phạm says:

    Bác sĩ cho e hỏi năm nay e 34 tuổi e bị đau bụng phía trên thượng vị một chút và đau bên phải đêm nằm nóng rat chướng bụng khó tieu đi ngoai khó có phải bị đau da dày ko a?

  2. Bình Vương says:

    Em bị đau dạ dày bs , cảm giác chán ăn, mỗi lần ăn là cứ cảm giác ớn ớn buồn nôn á bs, mỗi lần nằm xuống là bụng cảm giác như bị phồng lên, đau mất ngủ luôn bs:((

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Bạn nên tránh thực phẩm chua, cay, nóng, giàu chất béo, thực phẩm khó tiêu hóa, các loại đậu,… Bên cạnh đó, không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia, cà phê,… Chế độ ăn hợp lý kết hợp dùng thuốc và chế độ nghỉ ngơi sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị

  3. Hiếu Trần says:

    Bác sỹ cho em hỏi ạ em đi nội sôi rồi ạ bị trào ngược dạ dày viên loét hiên em đã điều trị thuốc mà không khỏi bây giờ vùng thương vị nó hay tức tức cảm tưởng đôi khi cuộn cuôn bác sỹ cho em xin bài thuốc với ạ em cảm ơn bác sỹ nhiều ạ

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Bạn có thể đặt lịch qua Phòng khám Tuệ Y Đường để được các bác sĩ thăm khám và kê đơn nhé
      Bạn vui lòng liên hệ đặt lịch qua hotline 0789501555

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *