TIỀN MÃN KINH VÀ NHỮNG DẤU HIỆU BẠN NÊN BIẾT

Tiền mãn kinh là giai đoạn thay đổi lớn trong quá trình chuyển đổi mãn kinh của phụ nữ, lúc mà nội tiết tố nữ estrogen bị suy giảm nhiều, gây ra những triệu chứng rối loạn về sức khỏe và tâm lý. Thông thường, thời gian bắt đầu giai đoạn tiền mãn kinh ở mỗi phụ nữ là khác nhau, tuy nhiên, theo thống kê, đa phần phụ nữ đối mặt với tuổi tiền mãn kinh khi ở độ tuổi 40 –  55.

Cùng BS.CKII Trần Thu HuyềnPhòng khám Tuệ Y Đường tìm hiểu những dấu hiệu ngầm chứng tỏ bạn đang bước vào thời kỳ tiền mãn kinh nhé!

 Tiền mãn kinh là gì?

Tiền mãn kinh, còn được gọi là quá trình chuyển đổi mãn kinh, là khoảng thời gian trong đó cơ thể người phụ nữ thay đổi chu kỳ tự nhiên từ nhiều hay ít thường xuyên rụng trứng và kinh nguyệt đến vô sinh vĩnh viễn, hoặc mãn kinh.

Phụ nữ tiền mãn kinh bắt đầu ở lứa tuổi khác nhau. Ở độ tuổi 40 – 55, có thể bắt đầu nhận thấy các dấu hiệu. Kỳ kinh có thể trở nên bất thường – dài hơn, ngắn hơn, kinh nhiều hơn hoặc ít hơn, đôi khi dài hơn và đôi khi ít hơn 28 ngày.

Khi đã trải qua 12 tháng liên tục mà không có một kỳ kinh nguyệt, đã chính thức đến tuổi mãn kinh, và thời kỳ tiền mãn kinh là kết thúc và chuyển sang giai đoạn mãn kinh.

Bạn đọc có vấn đề về phụ khoa có thể liên hệ trực tiếp qua hotline 0789503555 để được hỗ trợ nhé! 

Yếu tố nguy cơ gây tiền mãn kinh đến sớm hơn bình thường

Mãn kinh là một giai đoạn bình thường trong cuộc sống của người phụ nữ. Nhưng một số phụ nữ, có thể xảy ra sớm hơn ở những người khác. Mặc dù không phải luôn luôn, một số bằng chứng cho thấy một số yếu tố có thể tiền mãn kinh ở độ tuổi trước đó, bao gồm:

  • Hút thuốc lá: Sự bắt đầu của thời kỳ mãn kinh xảy ra 1 – 2 năm trước đó ở những phụ nữ hút thuốc lá, so với những phụ nữ không hút thuốc.
  • Di truyền trong gia đình: Phụ nữ có xu hướng trải nghiệm thời kỳ mãn kinh khoảng cùng tuổi với mẹ và chị em của họ, mặc dù mối liên hệ giữa lịch sử gia đình và tuổi mãn kinh vẫn không thuyết phục.
  • Không sinh con: Một số nghiên cứu cho thấy không sinh con có thể đóng góp vào nguyên nhân gây nên thời kỳ mãn kinh sớm.
  • Điều trị ung thư thời trẻ: Điều trị ung thư khi còn trẻ với bệnh vùng khung chậu hoặc hóa trị xạ trị có liên quan đến mãn kinh sớm.
  • Cắt bỏ tử cung: Cắt bỏ, loại bỏ tử cung, nhưng không bỏ buồng trứng, thường không gây mãn kinh. Mặc dù không còn kinh, buồng trứng vẫn còn sản xuất estrogen.

VÔ SINH Ở NỮ GIỚI

Dấu hiệu tiền mãn kinh

  • Thay đổi thời gian chu ky kinh nguyệt: Dấu hiệu chính của tiền mãn kinh sớm là các chu kỳ kinh nguyệt không đều, quá dài hoặc quá ngắn, lượng máu kinh nguyệt ra ít hoặc nhiều hơn và xuất hiện trước 40 tuổi. Cuối cùng, chu kỳ kinh nguyệt sẽ ngừng hoàn toàn và không xuất hiện nữa.
  • Khó ngủ: Phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh thường khó ngủ. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và cáu kỉnh hơn so với bình thường.
  • Bốc hỏa: Bạn có cảm giác nóng xuất hiện đột ngột, bốc hỏa trong thời gian ngắn, thường xảy ra ở mặt, cổ và ngực và có thể làm cho da bạn đỏ bừng và đổ mồ hôi.
  • Đổ mồ hôi đêm: Bốc hỏa thường xuyên xảy ra vào ban đêm khiến bạn bạn bị đổ mồ hôi khi ngủ.
  • Giảm ham muốn: Khi lượng hormone estrogen suy giảm, phụ nữ trong giai đoạn này thường giảm ham muốn tình dục. Thêm vào đó, hormon này suy giảm gây tình trạng khô âm đạo, đau và ngứa hoặc khó chịu khi quan hệ.
  • Đau xương khớp: Đau nhức khớp vai, cột sống và nhiều khớp khác trong khi trước đó hoàn toàn không mắc bệnh xương khớp. Mức độ đau có thể từ mức tê mỏi gây khó chịu cho đến đau nhức nhối dữ dội. Giai đoạn tiền mãn kinh cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương.
  • Tức giận, buồn chán: Phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh xuất hiện sự thay đổi cảm xúc khá đột ngột. Đa số cảm thấy buồn chán, dễ kích thích, cáu kỉnh một cách vô cớ.
  • Thay đổi ở làn da và mái tóc: Da khô hơn, giảm tính đàn hồi, dễ bị nhăn, đặc biệt là vùng quanh mắt. Xuất hiện những đốm đồi mồi, nám, tàn nhang, sạm màu. Tóc mất dần sắc tố và chuyển sang hoa râm.
  • Thay đổi vóc dáng: Tăng tích lũy mỡ dưới da, đặc biệt mỡ bụng. Ngực mất độ săn chắc.
  • Rối loạn tiểu tiện: Tiểu són, tiểu không tự chủ. Phụ nữ tiền mãn kinh dễ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
  • Nguy cơ mắc các bệnh tim mạch: Phụ nữ tiền mãn kinh đối mặt với nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch như vữa xơ động mạch, tăng huyết áp… 
Tình trạng cáu gắt, tinh thần uể oải diễn ra phổ biến ở phụ nữ tiền mãn kinh
Tình trạng cáu gắt, tinh thần uể oải diễn ra phổ biến ở phụ nữ tiền mãn kinh

Làm thế nào để biết tiền mãn kinh sớm?

Theo BS.CKII Trần Thu Huyền một số xét nghiệm, kiểm tra cho bạn để chẩn đoán tình trạng mãn kinh sớm:

  • Hormon estrogen: Dấu hiệu của tiền mãn kinh sớm thể hiện ở nồng độ estrogen suy giảm sớm.
  • Hormon kích thích nang trứng (FSH): Nếu nồng độ FSH của bạn luôn ở mức trên 30 mIU/ml và bạn không có kinh nguyệt trong một năm, thì có khả năng bạn đã đến tuổi mãn kinh. Tuy nhiên, xét nghiệm FSH tăng cao không có nghĩa là mãn kinh.
  • Hormon kích thích tuyến giáp (TSH): Bác sĩ có thể kiểm tra mức TSH của bạn để chẩn đoán. Nếu bạn có tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp), bạn sẽ có mức TSH cao. Các triệu chứng của tình trạng này tương tự như các triệu chứng tiền mãn kinh.
  • Siêu âm có hình ảnh tử cung teo nhỏ.
  • Sinh thiết cho thấy niêm mạc tử cung teo đét.

Bạn đọc có vấn đề về phụ khoa có thể liên hệ trực tiếp qua hotline 0789503555 để được hỗ trợ nhé! 

Phụ nữ tiền mãn kinh nên làm gì?

1. Tập thể dục thường xuyên

Nên tập luyện vận động hàng ngày để duy trì sự dẻo dai của hệ xương cơ, giúp tuần hoàn máu được đều khắp cơ thể. Đây cũng là bí quyết chăm sóc sức khỏe tuổi tiền mãn kinh tốt để giúp chị em có tinh thần lạc quan minh mẫn, duy trì vóc dáng thon thả, gọn gàng.

2. Giữ tâm lý ổn định

Thời kỳ này chị em thường nóng nảy, khó chịu. Hãy cố gắng tạo một cuộc sống vui tươi, thoải mái, tránh phiền muộn để bảo vệ sức khỏe. Gặp gỡ nói chuyện nhiều hơn với người thân, bè bạn, tìm nơi thư giãn đọc sách, và làm những điều mình thích sẽ giúp cho tâm trạng thoải mái hơn.

TIÊM VACXIN PHÒNG NGỪA VIRUS HPV – NÊN HAY KHÔNG

3. Bổ sung dinh dưỡng

  • Bổ sung sữa cải thiện mật độ xương: Ở thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh, nồng độ Estrogen suy giảm có thể làm tăng nguy cơ loãng xương. Vì vậy việc bổ sung các sản phẩm từ sữa như sữa, sữa chua, pho mát giàu canxi, phosphor, kali, magie, vitamin D và vitamin K rất cần thiết cho sức khỏe của xương.

Ngoài ra, sữa còn có thể cải thiện giấc ngủ. Trong sữa có chứa axit amin glycine có thể thúc đẩy giấc ngủ sâu hơn ở phụ nữ tiền mãn kinh. Hơn nữa một số bằng chứng chỉ ra, thường xuyên uống sữa có thể giảm nguy cơ mãn kinh sớm. Chị em có thể bổ sung nguồn sữa ít béo, sữa tách béo, sữa không đường để hạn chế lượng đường và chất béo nạp vào cơ thể.

  • Giảm bốc hỏa, đồ mồ hôi đêm nhờ cá béo: Các loại cá béo rất giàu omega – 3, tốt cho phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Omega – 3 đã được chứng minh có tác dụng trong việc cải thiện sức khỏe tim mạch.

Ngoài ra, omega-3 có thể giảm trầm cảm, lo âu, cải thiện sức khỏe làn da và xương khớp ở những đối tượng tiền mãn kinh, mãn kinh. Có thể bổ sung omega-3 từ các nguồn sau:Cá thu, cá hồi, cá cơm, cá trích, hạt lanh, hạt chia, hạt cây gai dầu…

Cá hồi là một thực phẩm tốt cho phụ nữ tiền mãn kinh
Cá hồi là một thực phẩm tốt cho phụ nữ tiền mãn kinh
  • Tăng cường các loại ngũ cốc: Ngũ cốc nguyên hạt giàu chất dinh dưỡng, bao gồm chất xơ, vitamin B như thiamine, niacin, riboflavin và axit pantothenic. Chế độ ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư và tử vong sớm.

Vì vậy, chị em phụ nữ nên đưa các loại ngũ cốc nguyên hạt vào khẩu phần của mình. Một số loại thực phẩm như: Gạo lứt, bánh mì nguyên cám, lúa mạch, hạt quinoa, lúa mì Khorasan (kamut), lúa mạch đen…

  • Bổ sung hoa quả và rau: Hoa quả nhiều màu sắc và rau xanh luôn là lựa chọn hàng đầu cho sức khỏe. Chúng không chỉ chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa cải thiện da, hệ tiêu hóa, tim mạch mà còn có thể giảm các cơn bốc hỏa, giảm nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ tiền mãn kinh – mãn kinh.

Ví dụ như:

–  Ăn bông cải xanh có thể hạn chế nguy cơ ung thư vú do tăng Estrogen.

–  Ăn quả mọng, sẫm màu như dâu tây có thể giảm huyết áp ở phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh.

–  Phụ nữ trung niên dùng 200mg chiết xuất hạt nho giảm các cơn bốc hỏa, ngủ ngon hơn và tỷ lệ trầm cảm thấp hơn nhóm đối chứng.

–  Người ăn nhiều rau, trái cây, chất xơ và đậu nành có thể giảm gần 20% các cơn bốc hỏa so với nhóm đối chứng.

–  Bơ kích thích sản sinh hormone nữ đặc biệt là Estrogen.

Ngoài chế độ ăn hợp lý thì uống gì để kéo dài tuổi kinh nguyệt, giảm các triệu chứng tiền mãn kinh cũng là vấn đề nhiều chị em quan tâm. Chị em có thể sử dụng một số loại nước uống dưới đây:

  • Nước ép cà chua: Kích thích sản sinh nội tiết tố nữ, đẹp da.
  • Nước ép cam: Đẹp da, chống lão hóa, kích thích sản sinh Estrogen.
  • Trà xạ đen: Giảm khô âm đạo, giảm bốc hỏa.
  • Trà nhân sâm, hồng sâm: Giảm bốc hỏa đổ mồ hôi đêm, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cải thiện đời sống tình dục.
  • Trà trinh nữ Chasterberry: Giảm triệu chứng tiền kinh nguyệt, bốc hỏa tiền mãn kinh, duy trì cân bằng Estrogen và progesterone.
  • Trà lá mâm xôi đỏ: Giảm tình trạng rối loạn kinh nguyệt giai đoạn tiền mãn kinh.
  • Trà cỏ ba lá đỏ: Cải thiện nội tiết tố tiền mãn kinh, đồng thời tăng cường miễn dịch, cải thiện sức khỏe xương.
  • Trà đương quy: Cân bằng và điều chỉnh estrogen tiền mãn kinh và mãn kinh, cải thiện cơn bốc hỏa hiệu quả nếu kết hợp thêm với hoa cúc.
  • Trà rễ cây nữ lang: Giảm bốc hỏa, mất ngủ, lo lắng, đau đầu và căng thẳng.
  • Trà cam thảo: Giảm bốc hỏa, giảm tần suất bốc hỏa.
  • Trà xanh: Giảm căng thẳng, tăng cường trao đổi chất ở xương, giảm nguy cơ gãy xương ở người trải qua thời kỳ mãn kinh.
  • Trà bạch quả chứa Phytoestrogen, cải thiện các triệu chứng tiền mãn kinh, mãn kinh.

Bạn đọc có vấn đề về phụ khoa có thể liên hệ trực tiếp qua hotline 0789503555 để được hỗ trợ nhé! 

TRẦU KHÔNG – THẦN DƯỢC CHỮA VIÊM NHIỄM PHỤ KHOA

4. Đời sống sinh hoạt vợ chồng

Có thể dùng chất bôi trơn để tăng cảm giác, tránh tổn thương niêm mạc gây đau, khô teo ở âm hộ – âm đạo. Nên trao đổi thẳng thắn với chồng về sức khỏe và tâm lý, sự thay đổi về trạng thái sinh lý…. để chồng cùng có trách nhiệm cảm thông và thấu hiểu.

Hình ảnh BS CK II Trần Thị Thu Huyền và BS Đoàn Dung đang thăm khám cho bệnh nhân tại phòng khám Tuệ Y Đường
Hình ảnh BS.CKII Trần Thị Thu HuyềnBS Đoàn Dung đang thăm khám cho bệnh nhân tại phòng khám Tuệ Y Đường

5. Khám phụ khoa định kỳ

Chị em nên đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng một lần để phát hiện và xử trí kịp thời khi có các bệnh phụ khoa.

 

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần hỗ trợ vấn đề, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất qua:

Facebook: Tuệ Y Đường

Ths.Bs CKII Trần Thu Huyền

Bác sĩ Đoàn Dung

Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

Hotline: 0789.503.555

 

 

 

 

Tin liên quan

2 thoughts on “TIỀN MÃN KINH VÀ NHỮNG DẤU HIỆU BẠN NÊN BIẾT

  1. Con Của Mẹ Vân says:

    Mẹ cháu năm nay 49 tuổi rồi, đang trong giai đoạn tiền mãn kinh, mẹ cháu bảo hay đau đầu khó chịu trong người, ăn uống kém hẳn hay mất ngủ nữa, cháu muốn mua ít thuốc đông y sắc cho mẹ để đỡ hơn, bác sĩ xem có cắt cho mẹ cháu được thuốc gì không?

  2. Kim Ngân says:

    Tôi năm nay 53 tuổi đã mãn kinh 6 tháng nay nhưng tuần trước tự nhiên thấy ra máu âm đạo, tôi không đau ngứa gì, tôi đang bị làm sao bác sĩ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *