TANG BẠCH BÌ – VỊ THUỐC CHỮA CÁC BỆNH HÔ HẤP

Tang bạch bì là vỏ rễ của cây dâu tằm, được thu hái cạo vỏ bỏ lõi, thái dùng để điều trị các bệnh như phế nhiệt gây ho suyễn, phù thũng, tràn dịch màng phổi. Là vị thuốc hàng đầu để chữa các bệnh về hô hấp, đặc biệt là  những trường hợp Phế thực. Dưới đây là những ghi chép cổ về vị thuốc trên. Kính mời bạn đọc cùng Phòng khám Tuệ Y Đường tìm hiểu về vị thuốc này nhé! 

1.Tính vị – Quy kinh

  • Vị ngọt, cay tính hàn.
  • Quy kinh: Phế, tỳ.
Vị thuốc tang bạch bì
Vị thuốc tang bạch bì

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

2.Công năng – Chủ trị

  • Tả phế hoả
  • La Khiêm Phủ nói: là thuốc tả hoả tà trong phế, không phải tả phế khí vậy. 
  • Hoả và nguyên khí không phải là 2 thứ riêng rẽ, hoả khứ thì khí được yên vậy, do đó “Bản Kinh” lại nói ích khí. 
  • Lý Đông Viên nói: vị ngọt, cố nguyên khí bất túc và bổ hư. 
  • Vị cay, tả phế khí hữu dư mà chỉ khái. 
  • Nhưng mà tính không thuần lương, không nên dùng nhiều. 
  • Tiền Ất dùng Tả bạch tán, Tang bì, Địa cốt bì mỗi thứ 1 lượng
  • Cam thảo 5 tiền, mỗi lần uống 2 tiền, cho thêm gạo tẻ trăm hạt vào sắc cùng.
  • Lý Thời Trân nói: Tang bì, Địa cốt bì, đều có thể tả hoả theo tiểu tiện mà ra. 
  • Cam thảo tả hoả hoãn trung, gạo tẻ thanh phế dưỡng huyết, là khuôn mẫu cho các phương thuốc tả phế. 
  • Có một người phụ nữ, mũi từ rất lâu không ngửi được mùi thơm thối, sau đó bởi vì bệnh ấy, Mậu Trọng Thuần làm xử phương, mỗi lần uống Tang bạch bì tới 7-8 tiền, uống lâu mà mũi tắc được thông)
  • lợi tiểu tiện, tán ứ huyết, hạ khí hành thuỷ, chỉ khái thanh đàm
  • Phát Minh nói: trong phế có thuỷ, thì sinh đàm mà thành ho, trừ thuỷ khí chính là vì để tả hoả tà, “thực tắc tả kỳ tử” vậy. 
  • Hoả thoái thì khí được yên, từ đó mà được bổ ích vậy. 
  • Thập Tễ nói: táo có thể khứ thấp, Tang bạch bì, cũng cùng loại với Xích tiểu đậu vậy
  • Trị phế nhiệt suyễn mãn, nhổ ra máu mà nóng khát, thuỷ thũng sưng trướng. 
  • Phế khí hư và ho do phong hàn thì cẩn thận khi dùng.
  • Làm thành sợi chỉ có thể khâu vết thương do kim khí {dịch giả: gọi là Tang bì tuyến – 1 loại chỉ ngoại khoa cổ xưa).

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

Vị thuốc tang bạch bì
Vị thuốc tang bạch bì

3. Bào chế

3.1. Bào chế chung

  • Cạo bỏ vỏ ngoài, lấy phần trắng dùng (nếu sợ tác dụng tả khí của nó thì dùng mật chích dùng).

3.2. Bào chế theo Lôi Công

  • Phàm làm thuốc sử dụng, chọn cây loại 10 năm trở lên, lấy rễ non mọc  về phía đông.
  • Khi bào chế, sau khi thu hái được, dùng dao đồng cạo một lớp vỏ mỏng màu xanh vàng ở trên, chỉ lấy lớp thứ hai loại nhớt xanh non trắng, đặt vào thớt gỗ cây hoè rồi dùng dao đồng xắt ra xong sấy cho khô.
  • Chớ cho loại nước nhớt trên vỏ rơi rớt, nước nhớt là dược lực của thuốc.
  • Thứ thuốc này ghét sắt và chì vậy.

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

3.3. Bào chế hiện nay

  • Tang bì chải sạch bụi, rửa sạch, dấp nước ử mềm xắt thành sợi phơi khô là được.
  • Mật tang bì: lấy sợi đã xắt, cho mật ong đã pha thêm nước sôi vào trộn đều, ủ cho ngấm thuốc, rồi cho vào nồi sao nhỏ lửa cho vàng, sờ không dính tay thì thôi, lấy ra, để nguội là được. 
  • Cứ 50kg Tang bạch bì dùng 15kg mật ong.

4. Chú ý khi dùng Tang bạch bì

  • Tang bạch bi kỵ sắt
  • Cây dâu là tinh hoa của sao Ki {một chòm sao trong nhị thập bát tú}
  • Cây đó làm lợi các khớp xương, dưỡng tân dịch, hành thuỷ (trong phương thuốc sách “Lục Nghiệm”: vỏ cành nhỏ, cất cùng rượu uống thì lành)
  • Khư phong (Tang chi 1 thăng, nghiền nhỏ, sao thơm, nước 3 thăng, đun còn 2 thăng, uống hết trong ngày, gọi là Tang chi tiên, trị phong khí, cước khí, miệng khát)
  • Hoả của nó dẫn rút độc khí, khư phong hàn thấp tý (phàm ung nhọt không mọc, ứ nghẽn trong thịt không hoá mủ, tràng nhạc loa lịch, lưu trú, ngoan, ác sang không khỏi, dùng mảnh gỗ dâu tết thành nắm nhỏ, châm lửa, thổi hơi, cứu vào chỗ đau
  • Uống trong là bổ thác dược {thuốc bổ và thác lý bài độc} tốt
  • Sắc thuốc bổ, nấu thành cao, nên dùng củi dâu, trong nồi cũng nên đảo bằng cành dâu.

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

5. Phối ngũ

5.1. Đôi dược Tang bạch bì & Trần bì

  • Trần bì vị cay tính ôn, trên có thể tả phế khí, giáng nghịch khí, giữa có thể táo tỳ thấp, hoà trung khí, dưới có thể thư can mộc, nhuận thận mệnh môn. Chức trách thuận khí, tiêu đàm, khứ uất.
  • Tang bạch bì vị cay tán vị đắng giáng, tả phế bình suyễn, lợi thuỷ tiêu thũng. Tang bạch bì đi vào kinh thủ thái âm phế, tác dụng tại phế
  • Quất bì nhập kinh tỳ, phế, nhưng tác dụng quan trọng là ở tỳ vị trung tiêu. 
  • Hai thứ thuốc phối ngũ với nhau, tỳ phế cùng trọng dùng, có quyền sinh hoá thì tỳ khí kiện vận, đàm không thể sinh, phế khí thông sướng, tà không thể càn bậy
  • Do đó 2 thứ thuốc hợp lực thì sức thanh nhiệt hoá đàm, chỉ khái bình suyễn được tăng cường.
  • Chủ trị cặp Tang bạch bì & Trần bì
  1. Ho do phế nhiệt, đàm nhiều suyễn nghịch lên hoặc mặt phù thũng, tiểu tiện bất lợi.
  2. Viêm khí phế quản mãn tính, viêm phổi.           

>>>>> Cùng tìm hiểu vị thuốc Hạnh nhân

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé! 

Hình ảnh bốc thuốc thang tại Phòng khám Tuệ Y Đường
Hình ảnh bốc thuốc thang tại Phòng khám Tuệ Y Đường

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

5.2. Đôi dược Tang bạch bì & Tang diệp

  • Tang bạch bì vị cay thì tán, vị đắng thì giáng, công dụng tả phế bình suyễn, lợi thuỷ tiêu thũng
  • Tang diệp đắng ngọt hàn, khinh thanh sơ tán, thanh nhiệt khứ phong, thanh phế chỉ khái. 
  • Tang bạch bì để giáng khí bình suyễn làm chủ
  • Tang diệp để tuyên phế bình suyễn làm trọng yếu
  • Hai vị thuốc phối ngũ, một tuyên một giáng, tuyên giáng hợp pháp, thanh nhiệt bình suyễn chỉ khái rất tốt.
  • Chủ trị cặp Tang bạch bì & Tang diệp:
  1. Phế nhiệt thụ phong, phế khí thất tuyên, ho nghịch lên, ho nhổ ra đờm vàng, đầu váng..vv
  2. Mồ hôi ở đầu, chứng thuộc thể phế nhiệt.

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

5.3. Đôi dược Tang bạch bì & Đại cốt bì

  • Xuất xứ từ Tả bạch tán (Tiểu nhi dược chứng trực quyết – cụ Tiền Ất) 
  • Tang bạch bì ngọt hàn, nhập khí phận trong phế, không cương không táo, tả tà nhiệt ở trong phế, để tả phế bình suyễn, lợi thuỷ tiêu thũng
  • Địa cốt bì ngọt nhạt mà hàn, đi vào huyết phận, thanh phục hoả ở trong phế, thanh nhiệt lương huyết, bổ âm thoái trưng. Tang bạch bì chủ về thanh tà ở khí phận
  • Địa cốt bì trọng yếu là thanh tà ở huyết phận. Hai thứ thuốc cùng dùng, một khí một huyết, khí huyết song thanh, thanh phế nhiệt, tả phế hoả, tán ứ huyết, tả phế khí, khư đàm khái, bình suyễn nghịch rất mạnh.
  • Chủ trị cặp Tang bạch bì & Đại cốt bì:
  1. Ho do phế nhiệt, khí nghịch thành suyễn, đàm nhổ dính nhớt, người nóng miệng khát (viêm khí phế quản cấp tính, viêm phổi đều dùng);
  2. Ho dp phong ôn, sốt sau buổi chiều, hoặc thấp nhiệt không lui;
  3. Phù thũng, mặt mắt sưng nặng, tiểu tiện bất lợi;
  4. Phế lao (u phổi) ho khan
  5. Chảy máu mũi.      

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

Hình ảnh BS CK II Trần Thị Thu Huyền và BS Đoàn Dung đang thăm khám bệnh nhân tại phòng khám Tuệ Y Đường
Hình ảnh BS CK II Trần Thị Thu Huyền và BS Đoàn Dung đang thăm khám bệnh nhân tại phòng khám Tuệ Y Đường

    Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!         

6. Liều lượng

  • Tang bạch bì 6~12g
  • Trần bì 6~10g
  • Tang diệp 6~10g
  • Địa cốt bì 10~15g.                     

*Dịch và tổng hợp từ:

  1. Bản thảo bị yếu
  2. Lôi Công bào chích luận
  3. Lữ Cảnh Sơn đôi dược     

    Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

? Facebook: Tuệ Y Đường

?‍Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền

?‍⚕️  Bác sĩ Đoàn Dung

?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

?Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555 – 0789501555

                                                                                                                                                                                                                                                     

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *