HẠNH NHÂN – VỊ THUỐC CHỮA HO KHÔNG THỂ BỎ QUA

Hạnh nhân là nhân hạt của quả Mơ chua, có tác dụng tả phế, giải cơ, nhuận táo, hạ khí và được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa ho và bí đại tiện. Hạnh nhân được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc cổ phương, vị thuốc này có rất nhiều tác dụng, đặc biệt các bệnh để chữa ho. Dưới đây là những ghi chép cổ về vị thuốc trên. Bạn đọc hãy cùng phòng khám Tuệ Y Đường tìm hiểu về vị thuốc này nhé!

1. Tính vị – Quy kinh

  • Vị cay đắng ngọt ôn mà lợi.
  • Quy kinh Phế, Đại tràng
Hình ảnh vị thuốc hạnh nhân
Hình ảnh vị thuốc hạnh nhân

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

>>> Cùng xem thêm vị thuốc Trần Bì

2. Công năng – Chủ trị

  • Tả phế giải cơ (có thể phát hãn)
  • Trừ phong tán hàn, giáng khí hành đàm
  • Nhuận táo tiêu tích (lấy bột mì, bột đậu cùng làm cho nát?)
  • Thông đại trường khí bí
  • Trị đau đầu do thời tiết, thượng tiêu phong táo, ho khí nghịch lên (Hạnh nhân sao nghiền, hoà với mật làm hoàn, ngậm trong họng)
  • Trị ho suyễn phiền nhiệt
  • Đây là vị thuốc có ít độc, có thể sát trùng trị vết thương, hạn chế độc chó cắn (có thể chữa độc chó cắn, tiêu tích thịt chó), độc tích.
  • Phế hư mà ho cấm dùng (Đông Viên nói: Hạnh nhân hạ suyễn trị khí, Đào nhân chữa cuồng trị huyết, có tác dụng trị đại tiện bí kết. Nên phân khí và huyết, ban ngày tiện khó thuộc dương khí, ban đêm tiện khó thuộc âm huyết.
  • Phụ nữ tiện bí, không thể quá thoát tiết. Mạch phù thuộc khí, dùng Hạnh nhân, Trần bì; mạch trầm thuộc huyết, dùng Đào nhân, Trần bì.
  • Phế và Đại trường biểu lý với nhau, phía trên bôn môn chủ về đến và đi, phía dưới phách môn chủ về thu và bế, là thông đạo của khí, do đó cùng dùng Trần bì làm tá dược. Bôn môn là cửa phía trên của Vị, phách môn tức là giang môn {hậu môn}. Hạnh nhân, Tử uyển cùng có thể giải uất ở phế, lợi tiểu tiện.
Hình ảnh Bs Thu Huyền và Bs Đoàn Dung đang thăm khám cho bệnh nhân
Bs CK II Trần Thị Thu HuyềnBs Đoàn Dung đang thăm khám cho bệnh nhân tại Tuệ Y Đường

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

3. Bào chế

  • Bỏ vỏ, bỏ đầu nhọn, sao, nghiền, nếu là thuốc phát tán thì dùng cả vỏ, đầu nhọn mà giã ra.

4. Chú ý

  • Ố Hoàng kỳ, Hoàng cầm, Cát căn. Ho do âm hư hoặc đi ngoài lỏng chớ dùng.

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

5. Phối ngũ

5.1. Đôi dược Hạnh nhân & Xuyên bối mẫu

Đôi dược Hạnh nhân & Xuyên bối mẫu

  • Hạnh nhân cay đắng hơi ôn, cay có thể tán tà, đắng có thể hạ khí, nhuận có thể thông tiện, ôn có thể tuyên trệ
  • Xuyên Bối mẫu vị ngọt tính lương, ngọt để nhuận táo, đắng để hoá đàm, lương để thanh nhiệt.
  • Hạnh nhân chủ tuyên giáng phế khí, khí giáng khái suyễn tự bình, uất trệ tán đàm trọc tự tiêu
  • Xuyên Bối mẫu quan trọng ở hoá đàm, hoá đàm ho suyễn bình, nhiệt lui phế kim ninh.
  • Xuyên Bối mẫu nhuận phế hoá đàm, thanh nhiệt chỉ khái
  • Hạnh nhân giáng khí khư đàm, tuyên phế bình suyễn, nhuận trường thông tiện.
  • Xuyên bối mẫu nổi bật ở chữ “Nhuận”, Hạnh nhân thiên trọng một chữ “Giáng”. Hai vị phối dùng, một nhuận một giáng, nhuận giáng hợp pháp, hoá đàm chỉ khái rất tốt. 

Đôi dược Hạnh nhân & Xuyên bối mẫu chủ trị

  1. Phế hư ho lâu ngày, đàm ít họng ráo
  2. Ngoại cảm phong tà, đàm nhiệt uất phế, ho khan không ngừng, ho khạc đờm vàng

5.2. Đôi dược Hạnh nhân & Ma hoàng

Hình ảnh bốc thuốc thang tại Phòng khám Tuệ Y Đường
Hình ảnh bốc thuốc thang tại Phòng khám Tuệ Y Đường
  • Cặp đôi dùng bắt đầu từ “Tam ảo thang – Thái bình huệ dân hoà tễ cục phương”
  • Ma hoàng cay ôn, ở giữa rỗng mà nổi, giỏi về thăng tán, tuyên thông phế khí, chỉ khái định suyễn
  • Hạnh nhân đắng ôn, sắc trắng nhập phế, giáng khí chỉ khái
  • Ma hoàng chủ về  tuyên phế định suyễn, Hạnh nhân trọng về giáng khí chỉ khái
  • Hai vị phối ngũ, một tuyên một giáng, tuyên giáng hợp pháp, phế khí thông điều, chỉ khái bình suyễn rất tốt

Hạnh nhân và Ma hoàng chủ trị:

  1. Ngoại cảm khái thấu, khí suyễn, chứng đàm thấp trở phế;
  2. Viêm đường hô hấp cấp mạn ho tức ngực, khạc đàm trắng mà ít;
  3. Lung bế, thuỷ thũng thuộc chứng phế khí bất tuyên;
  4. Ù tai cấp, tai họng bị tắc trở;
  5. Chứng trúng phong thiên khô.

Dịch và tổng hợp từ:

  1. Bản thảo bị yếu
  2. Lữ Cảnh Sơn đôi dược
  3. Baidubaike

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc xin phép được gửi về:

? Facebook: Tuệ Y Đường

?‍Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền

?‍⚕️  Bác sĩ Đoàn Dung

?Địa chỉ:166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

?Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555 – 078950155

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *