SÙI MÀO GÀ – Những câu hỏi thường gặp về bệnh

Sùi mào gà là bệnh phổ biến nhất trong các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nguyên nhân do HPV gây ra. Bệnh có biểu hiện là các tổn thương sùi khu trú ở vùng sinh dục – hậu môn do sự tăng sinh lành tính của các tế bào sừng trên da, niêm mạc. Sùi mào gà được xem là một trong những bệnh gây ảnh hưởng nhiều nhất đến chất lượng cuộc sống và chất lượng đời sống tình dục của bệnh nhân.

Ngày hôm nay hãy cùng mình lắng nghe BS Trần Thị Thu Huyền, BS CKII YHCT, Trưởng khoa khám bệnh tại Phòng khám Đông y Tuệ Y Đường trả lời những thắc mắc về bệnh sùi mào gà trong bài viết dưới đây để chị em sớm nhận biết và có biện pháp điều chỉnh kịp thời.

Sùi Mào Gà - Những câu hỏi thường gặp về bệnh
Sùi Mào Gà – Những câu hỏi thường gặp về bệnh

1. THỜI GIAN Ủ BỆNH SÙI MÀO GÀ LÀ BAO LÂU? 

Khi nhiễm HPV, virus cần một thời gian ủ bệnh, thời gian ủ bệnh sùi mào gà có thể kéo dài từ 3 – 8 tuần, với thời gian trung bình khoảng 3 tháng. Đặc biệt, những người có tình trạng sức khỏe yếu có thể có thời gian ủ bệnh ngắn hơn, nghĩa là sau khoảng 2 – 3 tuần sau khi bị nhiễm virus, họ có thể bắt đầu mắc các triệu chứng.

Tuy nhiên, những người có hệ miễn dịch mạnh mẽ có thể mất nhiều thời gian hơn để các triệu chứng bắt đầu xuất hiện. Thậm chí có những trường hợp ủ bệnh lâu hơn đến 8 – 9 tháng.

Ngoài ra, thời gian ủ bệnh cũng có sự khác biệt giữa nam và nữ. Âm đạo của phụ nữ có môi trường ẩm ướt hơn, cung cấp điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng của virus HPV. Do đó, phụ nữ thường có xu hướng xuất hiện triệu chứng sớm hơn so với nam giới.

2. Sùi mào gà có ngứa, đau không?

Những người mắc bệnh sùi mào gà giai đoạn đầu sẽ không bị đau hay ngứa. Thậm chí, ban đầu có nốt mụn nhỏ mọc lẻ tẻ khiến nhiều người dễ dàng bỏ qua, không chú ý đến nếu không vô tình chạm phải.

Nhưng qua một thời gian, bệnh sùi mào gà sẽ phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn. Các nốt mụn sùi mào gà sẽ tăng lên cả về kích thước và số lượng, liên kết lại với nhau thành các mảng rộng gây tiết dịch ẩm ướt và kích ứng trên bề mặt da. Người bệnh sẽ bị khó chịu, ngứa ngáy ở vùng da nhiễm bệnh sùi mào gà, và thậm chí là cảm thấy đau đớn nếu vô tình làm các nốt mụn sùi vỡ ra.

Nếu người bệnh vì ngứa ngáy mà gãi vào khu vực nhiễm bệnh thì cũng khiến các nốt mụn sùi mào gà bị xây xước gây đau rát, chảy máu và cảm giác đau đớn. Hơn nữa, khi bị vỡ nốt sùi ra thì cũng sẽ dẫn đến bội nhiễm, viêm nhiễm và lây lan bệnh sang các vùng da xung quanh.

Người bệnh sẽ bị khó chịu, ngứa ngáy ở vùng da nhiễm bệnh sùi mào gà, và thậm chí là cảm thấy đau đớn nếu vô tình làm các nốt mụn sùi vỡ ra.
Người bệnh sẽ bị khó chịu, ngứa ngáy ở vùng da nhiễm bệnh sùi mào gà, và thậm chí là cảm thấy đau đớn nếu vô tình làm các nốt mụn sùi vỡ ra.

   Tham khảo: Sa sinh dục là bệnh gì? Cách điều trị như thế nào?

3. Bệnh sùi mào gà khả năng tái phát lại có cao không? Và có thể điều trị được dứt điểm hay không?

Giống như các bệnh virus khác, khi người nhiễm đạt đến 1 mức độ nào đó thì cơ thể tự có kháng thể để không phát thành bệnh. Vì thế khả năng tái phát không phải lúc nào cũng xảy ra.Tái phát hay không là do khả năng miễn dịch của cơ thể.

Có trường hợp, chồng có virus nhưng không phát bệnh nhưng vợ anh ta bị lây bệnh thì lại thấy sùi. Xảy ra trường hợp này là do hệ miễn dịch của người chồng tốt hơn nên vẫn đang là người lành mang virus, còn vợ hệ miễn dịch yếu nên bị phát bệnh.Vấn đề tâm lý cũng ảnh hưởng tới sức khoẻ chung, nếu vì lo lắng mà không ăn, không ngủ được thì sẽ ảnh hưởng đến miễn dịch và ngược lại. Khi hệ miễn dịch không tốt sẽ là điều kiện khiến bệnh có cơ hội tái phát.

Các giai đoạn phát triển của bệnh sùi mào gà
Các giai đoạn phát triển của bệnh sùi mào gà

Một số trường hợp có khả năng tái phát sùi mào gà rất cao bao gồm:

  • Người có hệ miễn dịch suy giảm do mắc những bệnh lý như ung thư, khối u, người bị đái tháo đường, người nhiễm virus HIV. Phụ nữ có thai cũng trong thời kỳ suy giảm miễn dịch nên rất dễ tái phát sùi mào gà.
  • Bệnh nhân sùi mào gà đang điều trị nhưng tự động bỏ trị hoặc tự đổi phương pháp điều trị.
  • Người quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su, mà trước đó người bạn tình đã bị nhiễm phải virus này trong quá trình quan hệ nhưng vẫn đang trong thời kỳ ủ bệnh của virus nên chưa phát hiện được triệu chứng.
  • Người mắc những bệnh lý viêm nhiễm như viêm âm đạo, viêm bao quy đầu, viêm cổ tử cung hay những tổn thương quanh hậu môn đã tạo điều kiện cho virus HPV hoạt động.
  • Nam giới có bao quy đầu dài hơn mức bình thường cũng dễ tái phát sùi mào gà.
  • Tình trạng tâm lý bất ổn, lo lắng sau điều trị cũng làm cơ thể suy kiệt và tái phát sùi mào gà.
  • Bệnh nhân sau điều trị sử dụng chất kích thích làm phát triển virus HPV nhiều hơn cũng như làm khống chế khả năng miễn dịch của cơ thể.

Vì vậy để ngăn ngừa tình trạng tái phát sùi mào gà thì bệnh nhân cần thực hiện điều trị sùi mào gà đầy đủ và toàn diện, đồng thời trong quá trình thăm khám và điều trị cần tiến hành tầm soát những căn bệnh xã hội khác là nguyên nhân dẫn đến tái phát sùi mào gà để ngăn chặn tình trạng này, nhất là bệnh lý nhiễm virus HIV.

4. Trong gia đình có người mắc sùi mào gà. Thì làm thế nào không lây nhiễm sang cho các thành viên khác?

▪️ Trước tiên là phải rửa tay thường xuyên.

▪️ Thứ hai là phải  điều trị những điểm sùi triệt để để virus không dễ dàng phát tán. Những đầu sùi thường chứa cực kỳ nhiều virus, khả năng lây nhiễm từ đó rất nhiều. Nếu không huỷ đi, nó sẽ phát triển mạnh mẽ, gây hôi và chạm vào dễ chảy máu. Vì thế, Bác Sĩ thường chỉ định huỷ nó đi để ngăn ngừa sự phát triển của sùi mào gà và tránh lây lan từ điểm này sang điểm khác.

▪️ Thứ ba, nếu có đụng chạm vào điểm bị sùi của bệnh nhân thì phải đeo găng tay.

5. Có giải pháp nào để phòng tránh căn bệnh sùi mào gà không?

Có thể phòng tránh lây nhiễm sùi mào gà bằng cách tiêm vắc xin. Ở Mỹ cho phép tiêm vắc xin cho trẻ em từ 9 tuổi trở lên. Loại vắc xin này phòng được 4 tuýp HPV trong đó có tuýp gây sùi mào gà. Ở Việt Nam loại vắc xin này mới cho phép tiêm cho nữ từ 9 đến 26 tuổi.

Tại Việt Nam đang có hai loại vắc-xin phòng HPV là Gardasil 0,5ml (cung cấp bởi MSD – Mỹ) gồm 2 loại phòng được 4 tuyp và 9 tuyp và Cervarix (cung cấp bởi GSK – Bỉ)

6. Nếu đã mắc sùi mào gà thì có tiêm được vắc xin này không?

Virus HPV là virus tại chỗ, không thể phát hiện bệnh bằng biện pháp lấy máu để tìm virus mà phải tìm virus trên những tổn thương.

Khi tiêm vắc xin, tức là tạo ra kháng thể toàn thân. Về lý thuyết, điều này hoàn toàn đúng. Nhưng khi kiểm chứng thì chưa phải hoàn hảo và chưa đủ giúp thầy thuốc chắc chắn 100% để có thể đưa loại vắc xin đó vào như là 1 giải pháp điều trị. Nhưng đây là một giải pháp có thể cân nhắc và nghĩ đến.

  >>> PHỤC LINH – loại nấm rất tốt trong đông y

7. ĐIỀU TRỊ SÙI MÀO GÀ NHƯ THẾ NÀO?

Các phương pháp can thiệp như sử dụng laser CO2, plasma, đốt điện, liệu pháp quang động học đạt được hiệu quả lâm sàng cao sau 1 lần điều trị. Gần như 100% các thương tổn lâm sàng của sùi mào gà được loại bỏ sau 1 lần điều trị. Tuy nhiên, bệnh nhân cần nhiều lần điều trị mới đạt được sự lui bệnh lâu dài.

Các phương pháp điều trị khác là bôi thuốc imiquimod, podophyllotoxin cũng đạt được hiệu quả lâm sàng cao. Tuy nhiên, bệnh nhân cần bôi thuốc kéo dài và thận trọng để phòng các tác dụng phụ tại chỗ và toàn thân có thể xảy ra khi dùng thuốc..

Các phương pháp can thiệp như sử dụng laser CO2, plasma, đốt điện, liệu pháp quang động học đạt được hiệu quả lâm sàng cao sau 1 lần điều trị
Các phương pháp can thiệp như sử dụng laser CO2, plasma, đốt điện, liệu pháp quang động học đạt được hiệu quả lâm sàng cao sau 1 lần điều trị
  • Điều trị bằng đông y: 

Trong y học cổ truyền, sùi mào gà thuộc phạm vi các chứng “táo vưu”,  “tao hậu”, “táo hậu”… với nguyên nhân chủ yếu là do vệ sinh không tại chỗ không sạch sẽ, thấp nhiệt hạ chú bì phu, niêm mạc lâu ngày mà phát thành bệnh. Về mặt trị liệu, nguyên tắc chung là phải thanh nhiệt lợi thấp, giải độc tán kết bằng các phương pháp cụ thể như sau:

Sử dụng các vị thuốc đông y để điều trị bệnh
Sử dụng các vị thuốc đông y để điều trị bệnh
  • Dùng thuốc uống trong

Có thể chọn dùng một trong các bài thuốc trị sùi mào gà sau :

– Tỳ giải 15g, thương truật 15g, hoàng bá 15g, đại thanh diệp 20g, ý dĩ 20g, 

  • Dùng thuốc bên ngoài

Có thể chọn dùng một trong các bài thuốc sau đây :

– Bản lam căn 30g, dã cúc hoa 30g, mộc tặc 20g, khô phàn 20g, nga truật 15g, địa phu tử 20g, mỗi ngày 1 thang sắc lấy nước ngâm rửa tại chỗ.

Hoàng kỳ, hoàng bá, khổ sâm, ý dĩ lượng bằng nhau, sấy khô, tán bột, mỗi lần dùng 1g rắc lên tổn thương rồi dùng băng bó kín lại. 10 lần là 1 liệu trình. Thường dùng 2 liệu trình là có kết quả.

Hy vọng những thông tin trên đã giải đáp cho bạn những thắc mắc xoay quanh vấn đề Sùi mào gà. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ qua:

📮 Facebook: Tuệ Y Đường

👩⚕️ Bs CKII Trần Thị Thu Huyền

👩⚕️  Bác sĩ Đoàn Dung

💒Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

📞Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *