Sài hồ có tên khoa học là Bupleurum chinesnis DC. họ hoa tán (Apiaceae), còn gọi là Sài hồ Bắc. Sài hồ Bắc có tính tuyên, công dụng phát biểu hoà lý, tán biểu thăng dương và được dùng trong nhiều bài thuốc nổi tiếng như Đại – Tiểu Sài hồ thang, Bổ trung ích khí thang, Tiêu dao tán. Hôm nay Tuệ Y Đường mời bạn đọc cùng Bs CKII Trần Thị Thu Huyền – Bs Trưởng khoa khám bệnh tại Tuệ Y Đường tìm hiểu chi tiết về vị thuốc này nhé!
Tính vị: Vị đắng, tính bình hơi hàn, vị bạc khí thăng là dương; quy kinh Can, Đởm, Phế.
Công năng Sài hồ: Hòa giải biểu lý, sơ can giải uất, thăng dương cử hãm, thoái nhiệt tiệt ngược.
Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!
- Chủ dương khí hạ hãm, có thể dẫn thanh khí thượng hành mà bình tà nhiệt ở Thiếu dương, Quyết âm (Can, Đởm, Tâm bao, Tam tiêu tướng hoả. Thời Trân nói: hành Thiếu dương, Hoàng cầm làm tá dược; hành Quyết âm, Hoàng liên làm tá dược), tuyên sướng khí huyết, tán kết điều kinh (cụ Uông Ngang: người ta chỉ biết Sài hồ có thể phát biểu, mà không biết Sài hồ giỏi nhất hoà lý. Do đó thuốc chữa lao lực, thuốc chữa về huyết thường hay dùng nó. Bổ trung ích khí thang, Tiêu dao tán đều dùng Sài hồ để hoà trung chứ không phải để giải biểu).
- Là biểu dược của kinh túc Thiếu dương (đởm) (Đởm là phủ thanh tịnh, không xuất không nhập, kinh của nó ở bán biểu bán lý, pháp trị là hoà giải, Tiểu sài hồ thang là bài tiêu biểu. Nếu bệnh ở Thái dương, uống thuốc này quá sớm, sẽ dẫn tà nhập vào trong; nếu bệnh nhập âm kinh, lại uống Sài hồ, sẽ làm hư nặng phần biểu, tốt nhất nên cẩn thận kĩ càng).
- Trị thương hàn tà nhiệt (Trọng Cảnh có Đại, Tiểu sài hồ thang), đàm nhiệt kết thực, hư lao cơ nhiệt (Khẩu Tông nói: Sài hồ, “Bản kinh” cũng chỉ 1 chữ trị lao.
- “Dược tính luận”, “Nhật hoa tử” đều nói bổ lao thương, các y gia theo đó mà dùng, sai lầm vô cùng. Thời Trân nói: Lao có 5 loại, nếu lao ở Can, Đảm, Tâm, Tâm bao có nhiệt, thì Sài hồ là thuốc cần dùng của thủ túc quyết âm, thiếu dương; lao tại tỳ vị có nhiệt, hoặc dương khí hạ hãm, thì Sài hồ là thuốc cần dùng để thăng thanh thoái nhiệt. Duy chỉ lao tại phế thận là không thể dùng nó, Khấu Thị một mực bài xích, đặc biệt không thông luận.
- Cụ Ngang nói: Dương thị tần giao phù luy thang, trị phế nuy thành lao, ho khàn tiếng, cơ thể hư nhược tự hãn, dùng Sài hồ làm quân, thì phế lao cũng có thể dùng vậy. “Dược tính luận” Chân Quyền trước tác).
Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!
>>> ĐẠM ĐẬU XỊ – GIẢI BIỂU, TRỪ PHIỀN
- Ẩu thổ tâm phiền (Tà tại bán biểu bán lý, thì đa phần sẽ nôn mửa).
- Các chứng ngược lúc nóng lúc lạnh:
- Đông Viên nói: các chứng ngược lấy Sài hồ làm quân, tá lấy thuốc dẫn kinh. Lý Sỹ Tài viết: chứng ngược không phải kinh Thiếu dương cẩn thận dùng. Dụ Gia Ngôn nói: phát chứng ngược tất có lúc nóng lúc lạnh, là do ngoại tà phục ở bán biểu bán lý, hợp với ranh giới kinh Thiếu dương làm chủ. Nhập vào nơi âm tranh, dương thắng thì phát nhiệt; đi ra ngoài nơi dương tranh, âm thắng thì hàn.
- Đã thuần nhiệt thì không có hàn, là sốt rét nhiệt độ cao, thuần hàn thì không có nhiệt, là tẫn ngược, đều cần từ Thiếu dương mà tạo thành thiên lệch vô cùng như vậy. Bổ chỗ thiên lệch cứu chỗ còn khuyết, cũng cần trở lại ranh giới của Thiếu dương, làm cho âm dương hiệp hoà mà sau đó khỏi bệnh vậy.
- Gọi là Thiếu dương mà kiêm cả kinh của nó, gọi là kinh đó mà không liên quan tới Thiếu dương, thì không thành chứng ngược vậy, mạch di chuyển nhiều lần theo chiều dọc, mà huyền như chữ Nhất, thực là thông suốt. Cụ Ngang nói: Ngược bất ly Thiếu dương, cũng như ho bất ly Phế vậy.
- Đàm Tẩu Vân nói: Trương Tri Các bệnh ngược lâu ngày, khi sốt như lửa, tồn tại trong xương hơn năm nay. Thầy thuốc dùng Nhung hươu, Phụ tử, nhiệt càng thêm sâu. Tôn Lâm lấy Tiểu sài hồ thang, cho uống 3 thang liền khỏi.
- Lâm nói: bệnh này gọi là lao ngược, nhiệt từ tuỷ mà ra, lại thêm thuốc vừa rồi, khí huyết đã khuy tổn, nhiệt có ở bì phu, ở tạng phủ, ở cốt tuỷ, không phải là Sài hồ không được, nếu được Ngân Sài hồ, chỉ cần 1 thang, Sài hồ phương Nam lực giảm đi, do đó 3 thang mới hiệu quả.
- Thời Trân nói: xem điều này thì nắm được cái vi diệu của dụng dược vậy.
- Cụ Ngang nói: theo thuyết của Tôn thị, là Sài hồ cũng có thể thoái chứng cốt chưng vậy.
Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!
- Váng đầu mắt đỏ, ngực bĩ tức sườn đau (phàm sườn đau, đa phần là Can mộc hữu dư, nên Tiểu sài hồ thang thêm Thanh bì, Xuyên khung, Bạch thược. Nếu lại đau sườn trái thì nên hoạt huyết hành khí; nếu đau sườn phải, nên tiêu thực hành đàm), miệng đắng tai ù (đều là tà ở Can đảm), phụ nữ nhiệt nhập huyết thất (Xung vi huyết hải, tức huyết thất vậy, nam nữ đều có. Sài hồ ở tạng chủ huyết, ở kinh chủ khí), các chứng sốt thai tiền sản hậu, trẻ nhỏ bị đậu chẩn, chứng ngũ cam người gầy còm mà nóng, tán mụn nhọt lở loét của 12 kinh, huyết ngưng khí tự, công cùng Liên kiều (Liên kiều trị huyết nhiệt, Sài hồ trị khí nhiệt, là sự khác nhau nhỏ).
Chú ý:
- Âm hư, hoả viêm khí thăng cấm dùng.
- Sài hồ ở Ngân Châu (Ngân Sài hồ) rễ dài hơn thước, màu hơi trắng, trị lao cam rất tốt. Loại sản xuất ở phía Bắc rễ như Tiền hồ mà mềm cũng tốt. Loại sản xuất ở phía Nam cứng rắn không nên dùng.
- Ngoại cảm dùng sống, nội thương thăng khí sao rượu dùng rễ, trung và hạ tiêu giáng khí thì dùng Sài hồ tiêu; có mồ hôi, ho thì tẩm nước mật sao.
- Tiền hồ, Bán hạ là sứ của Sài hồ. Sài hồ ố Tạo giác thích.
Bào chế:
- Sài hồ dùng sống tác dụng thăng tán khá mạnh, ngấm tửu sao trấu có thể làm giảm tính khổ hàn xuống, dẫn thuốc lên trên, tăng cường công hiệu hoà giải thăng dương.
- Tẩm giấm sao trấu (Thố sao) có thể hoà hoãn tính thăng tán của Sài hồ, dẫn thuốc nhập Can, tăng cường công dụng sơ can chỉ thống.
- Sao trấu mật tăng màu và mùi thơm, làm phiến thuốc nóng đều.
Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!
>>> Cát căn thăng dương chỉ tả
Đôi dược Sài hồ & Bạch thược:
- Bạch thược dưỡng huyết liễm âm, nhu can hoà huyết, hoãn cấp chỉ thống, tả tà nhiệt ở Can, để bổ tỳ âm;
- Sài hồ khinh thanh tân tán, có thể dẫn khí thanh dương từ bên trái đi lên trên, để sơ điều khí thiếu dương, mà lý can tỳ, điều trung cung, tiêu bĩ mãn.
- Hai thuốc cùng dùng, một tán một thu, nương tựa lẫn nhau, thúc đẩy lẫn nhau, chế ước ngắn thành dài. Do đó lấy Bạch thược thu liễm, chế ước Sài hồ tân tán, dùng tân tán của Sài hồ lại hỗ trợ Thược dược thu liễm, để dẫn thuốc thẳng lên kinh Thiếu dương, mà thu thanh đảm sơ can, hoà giải biểu lý, thăng dương liễm âm, giải uất chỉ thống.
Liều lượng: Bạch thược 10-15g, Sài hồ 6-10g.
Chủ trị cặp Sài hồ & Bạch thược:
- Váng đầu, hoa mắt, ngực sườn đầy đau, chói đau, chứng thuộc can uất khí trệ, trên dưới bất điều, biểu lý bất hoà, lạc đạo bất sướng.
- Viêm gan cấp, mạn tính, can ngạnh hoá (xơ gan), viêm túi mật, sỏi mật, đau thần kinh liên sườn.
- Phụ nữ kinh nguyệt bất điều, hành kinh thấp nhiệt, thống kinh, căng tức bầu vú khi hành kinh, u đau vú.
Dịch và tổng hợp từ:
- Bản thảo bị yếu
- Baidubaike
- Lữ Cảnh Sơn đôi dược
Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!
Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc xin phép được gửi về:
? Facebook: Tuệ Y Đường
?Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền
?⚕️ Bác sĩ Đoàn Dung
?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển- Hạ Đình- Thanh Xuân- Hà Nội
?Hotline: 0789.502.555– 0789.503.555- 0789501555