QUẾ CHI – ÔN THÔNG KINH MẠCH, PHÁT HÃN GIẢI CƠ

Quế chi là vị thuốc dân gian thường được dùng trong nhân dân, được trồng và khai thác từ dọc dãy Trường Sơn qua Thanh Hoá đến Quảng Ngãi, đặc biệt nổi tiếng là quế Thanh Hoá, Quế chi có tính khinh, có tác dụng giải cơ, điều vinh vệ thường được dùng trong nhiều bài thuốc xưa. Hôm nay, hãy cùng Bsi CKII Trần Thị Thu Huyền – Bsi Trưởng khoa khám bệnh tại PK Tuệ Y Đường tìm hiểu chi tiết hơn về vị thuốc này nhé!

Tính vị, quy kinh:

  • Cay ngọt mà ôn, khí bạc thăng phù; nhập thủ thái âm Phế, túc thái dương Bàng quang.

Công năng Quế chi: Ôn kinh thông mạch, phát hãn giải cơ (có thể lợi phế khí, Kinh viết: cay ngọt phát tán là dương).

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

Hình ảnh vị thuốc quế chi
Hình ảnh vị thuốc quế chi

Chủ trị :

  • Thương phong đầu thống (không có mồ hôi có thể ra mồ hôi), Trúng phong tự hãn (có mồ hôi có thể dừng, trúng phong cũng như thương phong vậy, cổ văn thông dụng, chứng tự hãn thuộc dương hư, Quế chi làm quân dược, Bạch thược, Cam thảo là tá dược, thêm gừng táo gọi là Quế chi thang, có thể hoà dinh thực biểu).
  • Điều hoà dinh vệ, làm cho tà theo mồ hôi ra ngoài, mà mồ hôi tự ngừng. Cũng để trị chứng thủ túc Thống phong, Hiếp phong (Thống phong có chia làm phong đàm, phong thấp, thấp đàm, ứ huyết, khí hư, huyết hư; Quế chi dùng để dẫn kinh.
  • Chứng Hiếp phong thuộc Can, Quế chi có thể bình Can.
  • Lý Đông Viên nói: Quế chi đi ngang ra cánh tay, cành Quế giống như cánh tay vậy. Lại nói: Khí bạc thì phát tiết, Quế chi đi lên trên để giải biểu; khí hậu thì phát nhiệt, Quế chi đi xuống dưới mà bổ Thận.
  • Vương Hảo Cổ nói: Có người hỏi Quế chi chỉ phiền mà làm ra mồ hôi, Trọng Cảnh trị thương hàn phát hãn, kể ra đều là dùng Quế chi thang. Lại nói không có mồ hôi không được dùng Quế chi, mồ hôi nhiều thì dùng Quế chi cam thảo thang, như vậy lại có thể bế mồ hôi, hai nghĩa trên có tương thông nhau hay không?

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

>>> Bạn đọc tham khảo thêm: Tang bạch bì – Vị thuốc chuyên chữa các bệnh về Hô Hấp

Hình ảnh Bsi Thu Huyền và Bsi Đoàn Dung đang thăm khám cho BN tại Tuệ Y Đường
Hình ảnh Bsi Thu Huyền và Bsi Đoàn Dung đang thăm khám cho BN tại Tuệ Y Đường

Nói:

  • Trọng Cảnh nói Thái dương bệnh phát sốt ra mồ hôi, đây là vinh nhược vệ cường. Âm hư, dương chắc chắn tụ hợp lại, do đó lấy Quế chi làm ra mồ hôi, đây là để điều vinh khí, thì vệ khí tự hoà, phong tà không còn nơi dung chứa, thuận theo mồ hôi ra mà tự giải, không phải là như Ma hoàng có thể khai tấu lý, làm ra mồ hôi. Mồ hôi ra nhiều dùng Quế chi, để điều hoà vinh vệ thì tà tự theo mồ hôi ra, mà mồ hôi tự ngừng, không phải Quế chi có thể bế lỗ chân lông, cũng chỉ là chứng có mồ hôi thì nên dùng.
  • Nếu thương hàn không có mồ hôi, thì nên làm ra mồ hôi là chủ đạo, mà không chỉ độc điều vinh vệ! Do đó nói không có mồ hôi không được uống Quế chi, có mồ hôi không được uống Ma hoàng vậy.

Bào chế:

  • Quế chi đa phần dùng sống, tính ôn khá mạnh, chủ về phát hãn giải cơ, ôn kinh thông dương. 
  • Chích mật có thể hoà hoãn tính tân ôn phát tán của thuốc, tăng cường công hiệu bổ hư hoãn cấp chỉ thống.

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

Liều lượng: 3~10g.

Chú ý: Quế chi tân ôn trợ nhiệt, dễ làm thương âm động huyết, phàm ngoại cảm nhiệt bệnh, âm hư hoả vượng, huyết nhiệt vọng hành đều chớ nên dùng, phụ nữ có thai và kinh nguyệt lượng quá nhiều cẩn thận khi dùng.

Đôi dược Quế chi & Bạch thược:

  • Bạch thược toan thu, hoà dinh liễm âm, Quế chi tân tán, hoà dinh giải cơ. Hai vị thuốc phối ngũ dùng, trong phát hãn có ngụ ý liễm hãn, trong hoà vinh có lực điều vệ. Bạch thược dưỡng huyết liễm âm mà không trệ tà, Quế chi hoà vinh giải cơ mà không thương âm.
  • Hai vị tương hợp, một thu một tán, khai hạp tương tề, một hàn một ôn, một âm một dương, chế ước tương hỗ, mà có công hiệu thu điều vinh vệ, hoà khí huyết, khởi phát tâm dương, ích dương chỉ hãn.
  • Quế chi sắc đỏ, nhập vào huyết phận, có thể thông huyết mạch; Bạch thược giỏi đi trong âm phận, có thể ích âm hộ lý, hoãn cấp chỉ thống. Quế chi lại có thể làm phấn chấn Tỳ dương, Bạch thược lại giỏi dưỡng Tỳ âm.
  • Hai vị tương hợp, một âm một dương, cùng tấu thông điều huyết mạch, hoãn cấp chỉ thống, phấn chấn trung dương, điều chức năng của toàn bộ Tỳ vị.

>> Bạn đọc tham khảo thêm: Mộc hương – Vị thuốc hành khí kiện tỳ

Hình ảnh vị thuốc Quế chi
Hình ảnh vị thuốc Quế chi

Thầy Chúc Thầm Dữ nói:

  • “Quế chi thang bên ngoài có thể trị Thái dương biểu chứng, điều hoà vinh vệ, bên trong có thể kiện tỳ hoà vị, thực thì phát hãn mà không thương chính, chỉ hãn mà không lưu tà, làm cường tráng tỳ vị”.
  • Nghiên cứu dược lý cho thấy: Trong Quế chi cho tinh dầu vỏ quế, có thể thúc đẩy bài tiết nước bọt và dịch vị, giúp tiêu hoá đồ ăn thức uống; Bạch thược có thể ức chế bài tiết dịch vị. Hai thứ thuốc cùng dùng, một thúc đẩy một ức chế, tương phản tương thành, điều lý tỳ vị, công hiệu phù chính cường tráng.

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

Chủ trị cặp đôi Quế chi & Bạch thược:

  1. Ngoại cảm phong hàn biểu hư chứng: phát sốt, đau đầu, mồ hôi ra mà ghét gió, mũi tắc nôn khan, miệng không khát, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù hoãn.
  2. Tự hãn, đạo hãn, mất ngủ, chứng thuộc dinh vệ bất hoà, ghét gió sợ lạnh, sống lưng phát lạnh, hoặc có mồ hôi nóng, cơ địa dễ bị cảm mạo, hoặc tâm huyết bất túc, tỳ phế hư nhược.
  3. Chứng Hung tý, đau ngực, chứng thuộc tâm dương bất chấn, kinh khí bất hoà, khí huyết bất điều.
  4. Đau bụng, chứng thuộc khí huyết bất điều, đau bụng hư hàn (tương tự chứng liệt ruột), viêm phúc mạc kết hạch, đau bụng không ngừng đều có thể dùng.
  5. Tứ chi đau mỏi, tê bì, chứng thuộc khí huyết bất điều.
  6. Viêm động – tĩnh mạch.
  7. Có thai nôn mửa, biểu hiện sợ lạnh, ăn kém, mệt mỏi, nôn buồn nôn, xích mạch nhỏ yếu.
  8. Tả lỵ mạn tính. 

*Dịch và tổng hợp từ:

  1. Bản thảo bị yếu
  2. Lữ Cảnh Sơn đôi dược
  3. Baidubaike

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc xin phép được gửi về:

? Facebook: Tuệ Y Đường

?Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền

?‍⚕️  Bác sĩ Đoàn Dung

?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

?Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555 – 0789501555

 

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *