Mề đay mẩn ngứa hay còn gọi là bệnh nổi mề đay. Đây là tình trạng ngứa và nổi mẩn đỏ trên da. Cơ chế bệnh sinh phức tạp vì liên quan đến miễn dịch và chất trung gian hóa học. Bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân, hay gặp nhất là dị ứng, suy giảm chức năng gan, thận.
Mời các bạn cùng tìm hiểu Mề đay mẩn ngứa dưới sự tham vấn của Bác sĩ chuyên khoa II Trần Thị Thu Huyền – trưởng khoa khám bệnh Phòng khám Đông y Tuệ Y Đường.
1. Mề đay mẩn ngứa là gì?
Mề đay mẩn ngứa (hay bệnh nổi mề đay) là tình trạng bề mặt da nổi lên nhưng ban sẩn, kích thước và hình dạng khác nhau, màu hồng hoặc màu trắng, đây là hiện tượng phản ứng của mao mạch do các dị nguyên gây dị ứng cho cơ thể dẫn đến phù cấp tính hoặc phù mạn tính ở trung bì. Ngoài ra, kèm theo ngứa ngáy khó chịu.
Mề đay có thể xuất hiện ở những vị như da (mề đay da), niêm mạc, thanh quản, đường tiêu hóa. Bệnh không quá nguy hiểm, có thể khởi phát đột ngột, tái đi tái lại nhiều lần và gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, giấc ngủ và chất lượng cuộc sống người mắc.
Mề đay có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, do nhiều nguyên nhân khác nhau như dị ứng, rối loạn miễn dịch, thời tiết, tác dụng phụ của thuốc, stress hoặc tổn thương gan thận.
>> Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết: HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH Á SỪNG
2. Phân loại mề đay mẩn ngứa
2.1. Mề đay cấp tính
- Kéo dài dưới 6 tuần
- Xuất hiện nhanh, có thể lan toàn thân
- Khoảng 10% có kèm phù mạch – tình trạng sưng sâu dưới da, đỏ rát và đau khi chạm
Nếu không chăm sóc và kiểm soát tốt, bệnh có thể tiến triển sang mề đay mạn tính, tái đi tái lại thường xuyên.
2.2. Mề đay mạn tính
- Kéo dài trên 6 tuần, dai dẳng và dễ tái phát
- Cơn ngứa dữ dội về đêm, làm mất ngủ, mệt mỏi kéo dài
- Có thể gây rối loạn nội tiết, ảnh hưởng tâm lý, thẩm mỹ và nguy cơ biến chứng
>> Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết: SUY GIÃN TĨNH MẠCH CHI DƯỚI NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO?
3. Nguyên nhân
Bệnh mề đay có liên quan đến hoạt động của hệ thống tự miễn. Khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân dị ứng sẽ giải phóng histamine và các chất trung gian hóa học, chống lại tác nhân gây hại. Hiện tượng này dẫn đến tình trạng phình giãn mạch máu nhỏ, tích tụ dịch gây phù mạch.
Bệnh nhân quan sát thấy các biểu hiện bất thường trên da kèm theo cảm giác ngứa ngáy, đau âm ỉ đến nặng nề. Các nguyên nhân gây bệnh mề đay thường liên quan đến các yếu tố:
- Tác dụng phụ của thuốc (kháng sinh, thuốc giảm đau, chống viêm NSAIDs…)
- Do ăn phải thực phẩm không phù hợp, thức ăn gây dị ứng (hải sản, sữa, đồ lên men…)
- Dị ứng với lông động vật, phấn hoa, bụi bẩn trong không gian sống
- Dị ứng với mĩ phẩm, các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp
- Thay đổi thời tiết đột ngột, nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh
- Nhiễm virus, vi khuẩn hoặc các bệnh đường tiết niệu, bệnh xương khớp, lupus ban đỏ,…
- Căng thẳng, stress, mất ngủ lâu ngày dẫn đến rối loạn nội tiết, suy giảm hệ miễn dịch trong cơ thể.
- Mặc quần áo quá chật, da tiếp xúc với mủ cao su, côn trùng cắn,..
4. Triệu chứng và chẩn đoán mề đay
Tùy vào mức độ viêm nhiễm, giai đoạn bệnh và cơ địa mà biểu hiện nặng, nhẹ của mỗi người sẽ không giống nhau. Các triệu chứng điển hình như:
- Nốt sần đỏ hoặc mảng đỏ nổi trên da, kích thước đa dạng, biến mất và không để lại dấu vết sau vài tiếng
- Hay ngứa vào ban đêm và chiều tối, nặng hơn khi đổ mồ hôi, khi da không vệ sinh sạch sẽ.
- Càng gãi càng ngứa và nổi nhiều hơn. Gãi nhiều có thể gây xước da, nhiễm trùng hoặc bội nhiễm
- Trường hợp nặng: khó thở, mệt mỏi, sưng môi, lưỡi, mắt cá chân, kèm đau bụng hoặc tiêu chảy
Lưu ý: Nếu có dấu hiệu khó thở, tức ngực, phù mạch – cần cấp cứu ngay vì nguy cơ sốc phản vệ.
Dựa trên các triệu chứng thông thường, kết hợp xét nghiệm máu xác định nguyên nhân, phân biệt viêm nhiễm và tình trạng dị ứng. Từ đó, bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp, đảm bảo an toàn, hiệu quả nhất đối với bệnh nhân.
5. Biến chứng nếu không điều trị đúng cách
- Nhiễm trùng da, để lại thâm, sẹo xấu
- Mất ngủ kéo dài, ảnh hưởng sức khỏe và tâm lý
- Suy giảm miễn dịch, tăng nguy cơ các bệnh lý khác
- Nặng có thể gây sốc phản vệ, suy hô hấp, tụt huyết áp nguy hiểm tính mạng
6. Phương pháp điều trị mề đay hiệu quả
6.1. Điều trị triệu chứng
Việc xác định đúng nguyên nhân là rất quan trọng, từ đó điều chỉnh, tránh tác nhân kích thích gây bệnh. Ví dụ, nổi mề đay do tác dụng phụ của thuốc, dị ứng thực phẩm thì sẽ tạm dừng theo chỉ định của bác sĩ đề ngăn tình trạng nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, người bệnh cũng cần kết hợp điều trị các triệu chứng không đặc hiệu bằng cách: mặc quần áo thoải mái, tắm mát, tránh cào gãi,… để da dần dần hồi phục.
Điều trị bằng thuốc:
Tùy tình trạng của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ lựa chọn các thuốc khác nhau để kết hợp điều trị, kiểm soát bệnh hiệu quả hơn. Cụ thể:
- Thuốc kháng histamin: giúp giảm ngứa, dị ứng
- Thuốc kháng steroid: dùng đường uống hoặc tiêm. Sử dụng trong trường hợp bệnh nhân không đáp ứng điều trị với thuốc kháng histamin, tình trạng ngứa ngáy không thuyên giảm. Dùng ngắn ngày và có thể kết hợp với thuốc kháng histamin.
- Thuốc sinh học (Omalizumab): chỉ định cho mề đay mãn tính kháng trị
- Thuốc tiêm Epinephrine: xử lý nhanh sốc phản vệ hoặc phù mạch
***Lưu ý: Không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
6.2. Hỗ trợ điều trị tại nhà
- Tránh cào gãi làm trầy xước da
- Mặc quần áo rộng, thoáng
- Tắm nước mát, giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ
- Uống nhiều nước, ăn uống lành mạnh, tăng cường rau xanh, trái cây
- Giữ tinh thần thoải mái, tránh stress
7. Cách phòng ngừa mề đay mẩn ngứa tái phát
- Hạn chế tiếp xúc tác nhân dị ứng (thức ăn, phấn hoa, hóa chất)
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh lý nền
- Không dùng thuốc bừa bãi
- Chăm sóc da nhẹ nhàng, chọn sản phẩm dịu nhẹ, không hương liệu
- Giữ vệ sinh môi trường sống, tránh ẩm mốc, bụi bẩn
8. Những câu hỏi thường gặp
- Mề đay có chữa khỏi hoàn toàn được không?
→ Có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu xác định được nguyên nhân và điều trị đúng cách. Đặc biệt là trong trường hợp mề đay cấp tính, thường tự khỏi trong vài ngày hoặc vài tuần và không kéo dài quá 6 tuần.
Tuy nhiên, đối với mề đay mạn tính, bệnh có thể kéo dài dai dẳng, tái phát nhiều lần và khó chữa khỏi hoàn toàn. Việc điều trị mề đay mạn tính chủ yếu là kiểm soát triệu chứng, giảm ngứa và khó chịu, đồng thời tìm và loại bỏ các yếu tố kích thích gây bệnh.
- Bị mề đay có nên tắm hay ra gió không?
→ Khi bị nổi mề đay, việc tắm rửa là cần thiết để làm sạch da và loại bỏ các yếu tố gây kích ứng, nhưng cần tắm nước ấm và tránh gió lùa, giữ ấm đúng cách. Việc kiêng gió, đặc biệt là gió lạnh, có thể giúp giảm tình trạng ngứa và kích ứng da, nhưng không nên hoàn toàn tách biệt với thế giới bên ngoài. - Mề đay có nguy hiểm không?
→ Mề đay là biểu hiện ngoài da lành tính, chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và ít khi đe dọa đến sức khỏe. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nghiêm trọng hơn, mề đay có thể gây sốc phản vệ nếu không xử lí kịp thời. - Có thể tự điều trị mề đay tại nhà không?
→ Với trường hợp nhẹ, có thể chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên nếu kéo dài trên 3 ngày hoặc kèm phù mạch, khó thở cần được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
Bạn đọc có vấn đề về phụ khoa – da liễu có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline 0789503555 để được hỗ trợ nhé!
Kết luận
Mề đay mẩn ngứa tuy không phải bệnh quá nguy hiểm nhưng có thể gây nhiều bất tiện và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe nếu không điều trị sớm. Việc hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị là bước quan trọng để kiểm soát bệnh hiệu quả.
=> Thăm khám ngay khi có dấu hiệu bất thường để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Nếu như các bạn có câu hỏi gì, vui lòng liên hệ trực tiếp với phòng khám Tuệ Y Đường – 166 Nguyễn Xiển. Xin trân trọng cảm ơn!