SUY GIÃN TĨNH MẠCH CHI DƯỚI NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO?

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là dạng bệnh lý dần phổ biến ngày nay, diễn biến chậm và âm thầm, gây nên những triệu chứng làm người bệnh vô cùng khó chịu như phù nề chi, tê chân,… 

Vậy cách nhận biết và xử trí suy giãn tĩnh mạch chi dưới như thế nào? Hãy cùng Phòng khám Tuệ Y Đường tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác Sĩ CKI. Nguyễn Nhật Minh 

Cách nhận biết và xử trí suy tĩnh mạch chi dưới như thế nào?
Cách nhận biết và xử trí suy tĩnh mạch chi dưới như thế nào?

1. Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là gì?

– Suy giãn tĩnh mạch chi dưới hay còn gọi giãn tĩnh mạch chân là tình trạng máu ở hệ thống tĩnh mạch bị ứ lại ở chân, không đi lên tĩnh mạch chủ để trở về tim như bình thường

– Tình trạng này làm tăng áp lực thủy tĩnh trong lòng tĩnh mạch khiến tĩnh mạch giãn ra

– Nếu không được can thiệp điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh tiếp tục tiến triển sẽ làm dòng máu động mạch tới nuôi chân cũng bị giảm theo

????? Bạn đọc có bất kỳ thắc mắc về vấn đề bệnh lý cơ xương khớp vui lòng liên hệ hotline: 0789.501.555 để được tư vấn trực tiếp!

2. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây suy giãn tĩnh mạch chi dưới

2.1 Yếu tố nguy cơ

– Suy tĩnh mạch chi dưới là bệnh rất thường gặp, nữ giới thường có tỷ lệ mắc cao hơn nam giới

– Bệnh được xác định liên quan đến một số yếu tố gây tốn thương chức năng của các van một chiều thuộc hệ tĩnh mạch ngoại biên

– Các van này bị tổn thương là do:

+ Tư thế sinh hoạt, làm việc: 

  • Phải đứng hay ngồi một chỗ quá lâu, ít vận động, phải mang vác nặng… tạo điều kiện cho máu bị dồn xuống hai chân, làm tăng áp lực trong các tĩnh mạch ở chân, lâu dần gây tổn thương các van tĩnh mạch một chiều
  •  Khi các van bị suy yếu sẽ làm giảm khả năng ngăn chặn dòng màu chảy ngược xuống dưới do tác dụng của trọng lực, dẫn đến ứ máu ở hai chân

+ Người mang thai nhiều lần, sinh đẻ nhiều, béo phì, táo bón kinh niên, lười thể dục, hút thuốc lá, chế độ ăn ít chất xơ và vitamin… cũng làm cho bệnh trở nên nặng hơn

+ Huyết khối tĩnh mạch sâu ngăn cản dòng màu trở về tim

+ Viêm tĩnh mạch hình thành huyết khối trong các tĩnh mạch nông và sâu

+ Khiếm khuyết van do bẩm sinh

+ Thoái hoá van ở người cao tuổi

2.2 Nguyên nhân

– Bệnh nhân từng trải qua một số chấn thương khiến cho van tĩnh mạch bị tổn thương

– Người bị bệnh ung thư hoặc phụ nữ đang mang thai thường dễ mắc bệnh do hệ thống tĩnh mạch chi dưới bị tác động và chèn ép

– Tình trạng van tĩnh mạch bị thoái hóa kéo dài sẽ dẫn đến suy giãn tĩnh mạch

– Những người bị hội chứng chèn ép tĩnh mạch hoặc rối loạn mạch máu bẩm sinh thường dễ gây ra tình trạng suy tĩnh mạch

– Người bị hội chứng Cokett

– Tĩnh mạch chi dưới có những biểu hiện bất thường ngay từ khi sinh ra, điển hình như giãn vòng van, sa van, bất sản hoặc thiểu sản van

– Những người bị béo phì

– Những người thường xuyên phải đứng nhiều hoặc ngồi nhiều do yêu cầu nghề nghiệp,…

>>>>> Có thể bạn quân tâm: Chứng tý theo y học cổ truyền

3. Phân độ suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Tiến triển của suy tĩnh mạch chi dưới
Tiến triển của suy tĩnh mạch chi dưới

– Độ 0: chưa có biểu hiện bệnh lý tĩnh mạch thấy được hay sờ được

– Độ 1: có mao mạch giãn hoặc lưới tĩnh mạch giãn với đường kính < 3mm

– Độ 2: giãn tĩnh mạch với đường kính > 3mm

– Độ 3: phù chi dưới nhưng chưa biến đổi trên da

– Độ 4: loạn dưỡng da gây biến đổi sắc tố da, chàm tĩnh mạch, xơ mỡ da, …

– Độ 5: biến đổi sắc tố da kèm vết loét đã lành

– Độ 6: biến đổi sắc tố da  kèm vết loét đang tiến triển, không lành

4. Triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch chi dưới

– Giai đoạn đầu:  

+ Mỏi chân và xuất hiện phù nhẹ khi phải đứng lâu, ngồi nhiều

+ Chuột rút vào buổi tối

+ Cảm giác bị kim châm, dị cảm như kiến bò vùng cẳng chân về đêm

+ Xuất hiện nhiều mạch máu nhỏ li ti ở chân, nhất là ở cổ chân và bàn chân

– Giai đoạn tiến triển:

+ Phù chân, có thể phù ở mắt cá hay bàn chân

+ Thay đổi màu sắc da vùng cẳng chân

+ Có thể thấy các búi tĩnh mạch giãn nổi rõ trên da

– Giai đoạn biến chứng:

+ Tĩnh mạch nông huyết khối

+ Chảy máu do giãn vỡ tĩnh mạch

+ Nhiễm khuẩn vết loét trong suy tĩnh mạch mạn tính

5. Điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới

– Tình trạng suy giãn tĩnh mạch chi dưới vẫn có thể đáp ứng điều trị hiệu quả nếu bệnh nhân phát hiện sớm, tình trạng bệnh còn nhẹ và chưa có bất kì biến chứng nào

– Bên cạnh đó, người bệnh còn phải tuân thủ đúng theo phác đồ chữa trị của bác sĩ

– Vậy tình trạng chi dưới bị suy tĩnh mạch được điều trị như thế nào? Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn, dưới đây là những chia sẻ cụ thể nhất

Đeo tất áp lực theo chỉ định của bác sĩ
Đeo tất áp lực theo chỉ định của bác sĩ

5.1. Đối với người phát hiện bệnh sớm

– Tình trạng suy tĩnh mạch chi dưới được phát hiện sớm có thể đáp ứng điều trị tốt khi kết hợp thay đổi những thói quen trong sinh hoạt cũng như quá trình làm việc

+ Hạn chế việc nằm, ngồi hoặc đứng quá lâu trong một tư thế

+ Nên lựa chọn những trang phục quần áo rộng rãi, không gây bó sát vào cơ thể

+ Xây dựng và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh bằng cách bổ sung thêm các chất dinh dưỡng như vitamin C và chất xơ

+ Các loại dưỡng chất này có tác dụng giúp thành mạch tăng cường sức bền và hạn chế nguy cơ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như viêm thành mạch

+ Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể mang vớ y tế và sử dụng một số loại thuốc hỗ trợ giúp tăng cường trương lực tĩnh mạch theo chỉ dẫn của bác sĩ

+ Đeo tất áp lực hoặc băng cuốn áp lực chuyên dụng để cải thiện tình trạng bệnh

5.2. Đối với người phát hiện bệnh muộn

– Với những trường hợp phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, bác sĩ thường lựa chọn các phương pháp điều trị ngoại khoa có xâm lấn để chữa trị cho bệnh nhân

– Điển hình như sử dụng tia laser hoặc sóng cao tần để đốt tĩnh mạch, sử dụng keo sinh học để dán thành tĩnh mạch hoặc chích xơ tĩnh mạch

– Ngoài ra, bác sĩ có thể sẽ điều trị tiêm xơ hay phẫu thuật tùy trường hợp

– Ưu điểm nổi bật của các phương pháp điều trị ngoại khoa là rút ngắn thời gian điều trị và mang lại kết quả tốt hơn

– Tuy nhiên, chi phí điều trị của chúng thường cao hơn rất nhiều so với các phương pháp điều trị không can thiệp

>>>>> Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết: Điều trị mất ngủ bằng y học cổ truyền như thế nào?

6. Phòng bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới như thế nào?

6.1 Chế độ ăn uống lành mạnh

– Chế độ ăn uống là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng sức khỏe chung của cơ thể cũng như nguy cơ phát triển nhiều bệnh lý khác nhau

– Cả người chưa mắc bệnh muốn phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch sâu lẫn người đang điều trị được khuyến cáo:

– Đảm bảo khẩu phần ăn hàng ngày đầy đủ chất dinh dưỡng

– Tăng cường bổ sung Vitamin và khoáng chất tự nhiên, chất chống oxy hóa để củng cố thành mạch, hạn chế nguy cơ giãn mạch dẫn đến suy giãn tĩnh mạch sâu

– Duy trì cân nặng hợp lý, giảm cân nếu đang thừa cân, béo phì theo khoa học. Điều này sẽ giúp hạn chế áp lực từ cân nặng cơ thể và các cơ quan gây chèn ép vào mạch máu

– Đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày: Cơ thể người trưởng thành nên được bổ sung từ 1.5 – 2 lít nước, lượng này đảm bảo cho hoạt động chuyển hóa, hấp thu và thải lọc tự nhiên tốt cho sức khỏe

6.2 Chế độ sinh hoạt

– Bên cạnh chủ động phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch sâu từ chế độ ăn uống lành mạnh, cần lưu ý những thói quen sinh hoạt xấu cũng có thể dẫn đến bệnh. Hãy cải thiện các vấn đề sau:

+ Thói quen mặc quần áo

  • Không nên mặc quần áo quá chật, bó sát vào chân và cơ thể
  • Đặc biệt các loại quần bò, quần thể thao chất liệu cứng, bó sát vào vùng chậu, hông chân sẽ cản trở lưu thông máu
  • Vì thế áp lực lên thành mạch máu có thể tăng lên dẫn đến suy giãn tĩnh mạch sâu

+ Thói quen đi giày

  • Nếu có thói quen mang giày, hãy ưu tiên các loại giày gót thấp và đế mềm
  • Không nên thường xuyên đi giày cao gót, nếu đi hãy cố gắng đi cân bằng, để trọng lượng cơ thể dồn đều lên cả hai chân

6.3 Tư thế nằm và ngồi

Nên kê chân cao khi nằm
Nên kê chân cao khi nằm

– Đây là hai tư thế cơ bản của con người trong sinh hoạt hàng ngày, song không phải ai cũng biết nằm đúng tư thế bảo vệ sức khỏe và các cơ quan nội tạng

– Các chuyên gia cho biết, nên kê chân cao hơn tim từ 15 – 20cm khi nằm để máu lưu thông từ chân về tim tốt hơn.

– Với ghế ngồi, nên chọn loại có chiều cao phù hợp, ngồi đúng tư thế để trọng lượng cơ thể không dồn vào một vùng cơ thể nhất định

– Những tư thế không tốt làm tăng nguy cơ suy giãn tĩnh mạch như: ngồi xổm, ngồi vắt chéo chân,… không nên duy trì

– Hạn chế mang vác vận nặng

– Mang vác vật nặng thường xuyên không chỉ ảnh hưởng đến hệ xương khớp mà các tĩnh mạch chân cũng bị lực ép lớn do máu dồn xuống chân

6.4 Tập thói quen đi lại thường xuyên

– Do công việc, học tập cùng nhiều yếu tố môi trường mà con người hiện đại đang lười đi lại, vận động và tập thể dục hơn

– Hãy thay đổi nhỏ để chân và cơ thể vận động nhiều hơn

– Nên hạn chế đi thang máy, đi bộ một vài tầng sẽ giúp bạn khỏe khoắn, tĩnh mạch cũng được củng cố tránh quá tải gây giãn

6.6 Tập thể dục thể thao thường xuyên

– Trong các môn thể thao, những môn có động tác phối hợp nhịp nhàng như: Bơi lội, đi bộ, đạp xe, khiêu vũ,… có tác dụng phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch sâu rất tốt

– Ngược lại, những môn thể thao yêu cầu hoạt động mạnh, hay chuyển hướng đột ngột nên hạn chế như: cử tạ, nhảy cao, tennis, bóng đá, chạy nhanh,… 

Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ

Facebook: Tuệ Y Đường

️ Bác sĩ CKI Nguyễn Nhật Minh

️  Bác sĩ Đoàn Dung

Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

Hotline: 0789.501.555 – 0789.502.555 – 0789.503.555

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *