THIẾT CHẨN – BẮT MẠCH ĐỂ CHẨN ĐOÁN BỆNH

Thiết chẩn là bắt mạch, sờ để chẩn đoán bệnh. Đây là phương pháp khám bệnh đòi hỏi chuyên môn cao từ người thầy thuốc. Bắt mạch cần sự phối hợp từ người thầy thuốc và bác sĩ trong quá trình thăm khám bệnh. Kính mời quý bạn đọc cùng Phòng khám Tuệ Y Đường tìm hiểu về phương pháp này nhé!

Bác sĩ đang bắt mạch cho bệnh nhân tại Phòng khám Tuệ Y Đường
Bác sĩ đang bắt mạch cho bệnh nhân tại Phòng khám Tuệ Y Đường

I. Phương pháp bắt mạch

  • Thiết chẩn là Thầy thuốc dùng 3 ngón tay trỏ, giữa, nhẫn để bắt mạch cho bệnh nhân.
  • Vị trí bắt mạch ở thốn khẩu, phân thành 3 bộ
                            

                                                                         Thốn khẩu

 Bộ vị

 Tay phải  Tay trái
 Thốn  Phế Tâm
 Quan  Tỳ Can
 Xích  Thận( mệnh môn hỏa) Thận

 

  • Vận dụng lực để xem mạch: chia ra làm 3 bộ ( phù, trung, trầm)
  • Chú ý: bắt mạch khi yên tĩnh, bệnh nhân được nghỉ ngơi, thầy thuốc thở đều, thái độ cẩn thận, thời gian bắt mạch không nên ít hơn 1 phút
Hình ảnh bộ mạch
Hình ảnh bộ mạch

II. Mạch bình thường

  • Cả 3 bộ mạch, không phù, không trầm, không nhanh, không chậm, 1 lần hít vào thở ra là 4 nhịp mạch đập, mạch hòa hoãn có lực, mạch đều

III. Mạch bệnh và chủ bệnh

  • Mạch phù: Ấn nhẹ tay đã thấy, mạch đi nổi ở ngoài da, ấn mạnh thấy tiêu giảm mà như không có. Mạch phù chủ về biểu chứng: phù mà có lực là biểu thực, phù mà vô lực là biểu hư.
  • Mạch trầm: ấn nhẹ không rõ, ấn mạnh mới thấy. Mạch trầm chủ về lý chứng: có lực là lý thực, vô lực là lý hư
  • Mạch trì: Mạch đi chậm chạp, 1 hơi thở không đến 4 lần( tức là dưới 60 nhịp/ phút). Mạch trì chủ về hàn chứng: có lực là thực hàn, vô lực là hư hàn
  • Mạch sác: mạch đập gấp rút, 1 hơi thở trên 5 nhịp đập( tức là trên 90 nhịp/ phút). Mạch sác chủ về nhiệt chứng: có lực là thực nhiệt, vô lực là hư nhiệt
  • Mạch hư: Ba bộ ấn nhẹ, ấn nặng đều không thấy mạch. Mạch hư chủ về hư chứng, khí huyết lưỡng hư
  • Mạch thực: ba bộ ấn nhẹ, ấn mạnh đều thấy mạch. Mạch thực chủ về thực chứng
  • Mạch hồng: mạch tới cuồn cuộn, khi đến thì mạch lớn, khi đi thì mạch yếu dần. Mạch hồng chủ thực nhiệt
  • Mạch vi: Mạch nhỏ như sợi dây, mềm mại. Mạch vi chủ âm huyết hao hư
  • Mạch hoạt: Lưu lợi qua lại trơn tròn. Mạch hoạt chủ đàm ẩm, thực nhiệt
  • Mạch sáp: Mạch đi khó khăn không thông lợi. Mạch sáp chủ tinh hao huyết thiếu, khí trệ huyết ứ
  • Mạch huyền: mạch căng như ấn tay vào dây đàn. Mạch huyền chủ bệnh can đởm, chứng đau, đàm ẩm.Mạch khẩn: Mạch đi khẩn trương có lực.
  • Mạch khẩn chủ hàn chứng, chứng đau.
  • Mạch xúc: mạch đến cấp thúc có lúc ngừng lại. Mạch xúc chủ dương thịnh thực nhiệt, âm huyết bất túc
  • Mạch kết: mạch đi chaamh chạp có lúc ngừng lại. Mạch kết chủ âm thịnh khí kết, hàn đàm, huyết ứ
  • Mạch đại: Mạch đi thay đổi, chậm chạp, đập mấy nhịp lại ngừng, thời gian nghỉ tương đối dài. Mạch đại chủ tạng khí suy nhược

IV. Phức hợp mạch và chủ bệnh

Loại mạch Chủ bệnh Loại mạch Chủ bệnh
Phù khẩn Biểu hàn Trầm vi sác Âm hư, huyết hư có nhiệt
Phù hoãn Biểu hàn có mồ hôi Trầm sác Lý nhiệt
Phù sác Biểu nhiệt Hồng sác Khí phận nhiệt thịnh
Phù hoạt Phong đàm, biểu chứng đàm thấp Huyền sác Can nhiệt, Can hỏa
Trầm trì Lý hàn Huyền hoạt Can nhiệt hiệp đàm, đình thực
Trầm khẩn Lý hàn, thống chứng Huyền trì Hàn trệ can mạch
Trầm hoạt Đàm ẩm, thực tích Huyền vi Can thận âm hư, âm hư can uất
Trầm huyền Can uất khí trệ, thống chứng Hoạt sác Đàm nhiệt, đàm hỏa
Trầm sáp Huyết ứ Vi sáp Huyết hư hiệp ứ, tinh huyết bất túc
Trầm vi Lý hư, khí huyết hư Huyền vi Can thận âm hư, âm hư can uất

 

V. Sờ chẩn đoán( xúc chẩn)

– Bì phu: xem ôn độ, nhuận táo, phù nề. Nếu da sờ thấy nóng, có mồ hôi là nhiệt chứng, thực chứng. Nếu da sờ thấy lạnh, có mồ hôi là hư chứng, hàn chứng. Da khô ráp là tân dịch hao thương. Ấn da thấy lõm không phục hồi là phù thũng

– Chân tay: sờ chân tay đều thấy lạnh là dương hư hàn thịnh; sờ đều thấy ấm nóng là dương thịnh nhiệt tích. Lòng bàn tay và lòng bàn chân nóng là do âm hư sinh hỏa động

– Bụng ngực: Đau bụng, xoa nắn dễ chịu, cục bộ nhu mềm thì thường là hư chứng; ấn thấy căng cứng hoặc đau tăng thường là thực chứng hoặc huyết ứ; bụng sờ thấy hòn khối, đau cố định là chứng trứng tích.

sờ nắn bụng để xem những bất thường ở bụng
Sờ nắn bụng để xem những bất thường ở bụng

>>> Cùng tìm hiểu thêm về phương pháp Vấn chẩn

VI. Kết luận

  • Tứ chẩn là phương pháp điều tra của thấy thuốc để hiểu được tình hình bệnh tật của bệnh nhân.
  • Tứ chẩn bao gồm nhìn chẩn đoán( vọng chẩn), nghe và ngửi để chẩn đoán( văn chẩn), hỏi để chẩn đoán (Vấn chẩn) và sờ để chẩn đoán( Thiết chẩn)
  • Vọng chẩn tức là thầy thuốc dùng phương pháp quan sát tình trạng toàn thân, tại chỗ và chất thải của bệnh nhân.
  • Văn chẩn là phương pháp thông qua nghe âm thanh và ngửi khí vị của bệnh nhân để đánh giá diễn biến bệnh tật.
  • Vấn chẩn là phương pháp thông qua hỏi bệnh để nắm được quá trình phát sinh, phát triển, biến đổi, tình trạng bệnh hiện tại cũng như các mối liên quan khác của bệnh tật.
  • Thiết chẩn là phương pháp bắt mạch, sờ để đánh giá tình trạng da, cơ, xương khớp.
  • Từ đó, thầy thuốc tổng hợp, phân tích, đánh giá toàn diện để có được chẩn đoán bệnh chính xác, đề ra pháp điều trị, bài thuốc thích hợp cũng như tư vấn về dự phòng bệnh tật cho bệnh nhân.
  • Trên lâm sàng, việc phối hợp tứ chẩn với bát cương là vô cùng quan trọng.
  • Để đánh giá bệnh tật một cách khách quan và toàn diện, người thầy thuốc cần phối hợp nhuần nhuyển giữa 4 phương pháp.
  • Mỗi phương pháp đều đem đến những thông tin hữu ích, có cái là chủ quan từ thầy thuốc, có cái là hoàn toàn thông tin từ bệnh nhân cung cấp.
  • Việc phối hợp nhuần nhuyễn mang đến cho sự đánh giá khách quan, không quy chụp, từ đó giúp cho thầy thuốc chẩn đoán và đưa ra nguyên tắc điều trị phù hợp với giai đoạn của bệnh.
BS CKII Trần Thị Thu Huyền thăm khám tại Đông y Tuệ Y Đường
BS CKII Trần Thị Thu Huyền thăm khám tại Đông y Tuệ Y Đường

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

? Facebook: Tuệ Y Đường

?‍Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền

?‍⚕️  Bác sĩ Đoàn Dung

?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

?Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555 –  0789501555

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *