VẤN CHẨN – HỎI BỆNH CHẨN ĐOÁN BỆNH

Vấn chẩn là hỏi bệnh để chẩn đoán bệnh. Hỏi bệnh là quá trình lấy thông tin từ người bệnh, quá trình diễn biến của bệnh tật. Cùng với Vọng-Văn-Thiết để quy nạp về bát cương – tạng phủ. Vấn chẩn là phần vô cùng quan trọng để khám và điều trị bệnh. Là sự phối hợp rất nhiều từ bệnh nhân và bác sĩ. Dưới đây là những lý luận y học cổ truyền về vấn chẩn. Kính mời quý bạn đọc cùng Phòng khám Tuệ Y Đường tìm hiểu về Vấn chẩn nhé!

1. Vấn Hàn Nhiệt

Vấn hàn nhiệt để hỏi về cảm mạo phòng hàn
Vấn hàn nhiệt để hỏi về cảm mạo phòng hàn

1.1. Vấn hàn

  • Sợ lạnh, phát sốt: bệnh nhân vừa sợ lạnh, vừa phát sốt thường gặp bệnh ngoại cảm giai đoạn đầu, là bệnh thuộc biểu chứng.
  • Trong đó sợ lạnh nhiều mà sốt thì là chứng biểu hàn do chứng cảm mạo phong hàn.
  • Chứng sợ lạnh ít mà sốt cao, khát nhiều thì là do chứng ngoại cảm phong nhiệt.
  • Còn chứng sợ gió, mạch phù hoãn thuốc chứng phong tập biểu hư là do ngoại cảm phong tà gây nên. Còn chứng sợ lạnh, phát sốt, đau nặng đầu, đau nhức toàn thân, tức ngực, đầy bụng là do cảm phải thấp tà gây nên
  • Chi lạnh mà không sốt là chứng lý hàn, nguyên nhân do âm thịnh hoặc dương hư gây nên.
  • Bệnh mới mắc thường do ngoại cảm. Bệnh mắc lâu ngày thường xuyên sợ lạnh, chườm ấm dễ chịu thì thuộc chứng lý hư.

1.2. Vấn nhiệt

  • Bệnh chỉ sốt, không lạnh: căn cứ đặc điểm sốt người ta phân ra
  • Tráng nhiệt: sốt cao trên 39 độ không giảm, không sợ lạnh mà lại sợ nóng, mồ hôi ra nhiều, khát nước, tiểu tiện sắc vàng, chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng, mạch hồng đại. Chứng bệnh này thuộc ngoại cảm ôn bệnh xâm nhập khí phận, thuộc chứng lý thực nhiệt.
  • Triều nhiệt: Phát sốt theo thời gian, như thủy triều. Sốt từng cơn vào giờ thân ( 15- 17 giờ) hoặc là giờ đó sốt cao hơn, gặp trong chứng dương minh triều nhiệt (Dương minh phủ thực chứng): sốt cao về chiều, khát nước, đại tiểu táo. Nguyên nhân là do kinh khí của dương minh vượng vào giờ thân mà lại bị vị trường táo nhiệt nội kết gây ra
  • Âm hư triều nhiệt: sốt nhẹ vào buổi chiều hoặc chập tối, nhiệt độ không quá cao, gò má đỏ, đạo hãn, ngũ tâm phiền nhiệt hoặc cốt chứng triều nhiệt, do âm hư hỏa vượng gây nên
  • Thấp ôn triều nhiệt: sốt về chiều, cảm giác nóng nhưng sốt không cao( mới đặt tay lên da thì không thấy nóng, đặt lâu một chút mới cảm giác nóng), đau tức ngực và bụng, rêu lưỡi nhớt, do thấp tà khốn trở, thấp bức nhiệt phục gây nên
  • Vị nhiệt: Sốt nhẹ kéo dài, nhiệt độ khoảng 37-38 hoặc cảm thấy nóng nhưng cặp nhiệt độ không tăng. Chứng vị nhiệt thuộc nội thương phát nhiệt( âm hư phát nhiệt, khí hư phát nhiệt, huyết hư phát nhiệt, khí uất phát nhiệt. Bệnh thường gặp  ở phụ nữ tiền mãn kinh( 45-55 tuổi), bệnh ngoại cảm ôn nhiệt giai đoạn sau

2. VẤN MỒ HÔI

2.1. Tính chất mồ hôi

+ Mồ hôi ở bệnh biểu chứng

  • Biểu chứng có môi hôi: Gặp trong chứng phong tập biểu hư,do ngoại cảm phong tà, thường là do ngoại cảm phong nhiệt gây nên. Nguyên nhân do phong có tính khai tiết, nhiệt tính thăng tán, phong nhiệt xâm nhập.
  • Biểu chứng không có mồ hôi: Gặp trong chứng cảm mạo phong hàn. Nguyên nhân do hàn tính thu liễm, co rút nên tấu lý bít tắc không ra được mồ hôi

+ Mồ hôi ở bệnh lý chứng

Vấn về mồ hôi
Vấn về mồ hôi

+ Tự hãn

  • Mồ hôi ra ban ngày hơi nhiều. Tự hãn thường gặp  trong chứng khí hư, dương hư, kèm theo mệt mỏi, hụt hơi, sợ lạnh, chất lưỡi nhợt, mạch nhược. Nguyên dân do dương khí hao hư, không thực vệ cố biểu, tấu lý không chặt chẽ nên tân dịch ngoại tiết gây tự hãn. Khi cơ thể hoạt động càng làm hao tổn dương khí nên mồ hôi ra càng nhiều

+ Đạo hãn

  • Khi ngủ mà ra mồ hôi, tỉnh dậy thì lại cầm thì gọi là đạo hãn. Đạo hãn thường gặp trong âm hư nội nhiệt, khí âm lưỡng hư, kèm theo gò má đỏ, sốt từng cơn, họng khô, chất lưỡi hồng, rêu lưỡi ít.
  • Nguyên nhân là khi ngủ, vệ khí nhập lý, tấu lý bất cố, kèm theo hư nhiệt chưng đốt tân ngoại tiết nên làm ra mồ hôi khi ngủ. Khi tỉnh dậy, vệ khí đưa về biểu, tấu lý chặt chẽ nên mặc dù âm hư cũng không chưng đốt tân dịch ngoại tiết nên mồ hôi cầm. Nếu khí âm lưỡng hư có thể gặp cả tự hãn và đạo hãn.

+ Đại hãn

  • Mồ hôi ra quá nhiều gây mất tân dịch

+ Chứng vong dương

  • Mồ hôi ra đầm đìa và lạnh , nhỏ từng giọt, sắc mặt trắng bệch, tứ chi lạnh, mạch vi muốn tuyệt. Nguyên nhân do dương khí bạo thoát ra ngoài, không cố hộ được tân dịch nên tân dịch theo dương khí ngoại tiết làm ra mồ hôi

+ Chứng vong âm

  • Mồ hôi ra rất nhiều, không cầm, ra mồ hôi như giọt dầu, mồ hôi nóng và dính, sốt cao, khát nước, thở thô, mạch tế sác. Nguyên nhân do âm dịch hao tổn nghiêm trọng, hư nhiệt bức tân ngoại tiết làm ra mồ hôi

2.2. Các vị trí ra mồ hôi

+ Đầu: Ra mồ hôi ở đầu thuộc thượng tiêu thực nhiệt hoặc trung tiêu thấp nhiệt uất chưng; hoặc do bẩm tố dương khí thiên thịnh làm dương nhiệt bốc lên. Nếu do ăn chất cay nóng làm ra mồ hôi vùng đầu thì không phải là trạng thái bệnh lý

+ Lòng bàn chân và tay: Thông thường là sinh lý. Nếu chỉ ra mồ hôi ở lòng bàn chân và bàn tay, các vị trí khác không ra hoặc ra rất ít mồ hôi thì gọi là ra mồ hôi lòng bàn chân tay. Nguyên nhân thường do dương khí nội uất, âm hư dương cang hoặc trung tiêu thấp nhiệt uất chưng gây nên

+ Nửa người không ra mồ hôi: Có thể thấy nửa bên phải hoặc nửa bên trái không ra mồ hôi, hoặc thấy nửa trên hay nửa dưới không ra mồ hôi. Nguyên nhân do phong đàm hoặc ứ đàm, phong thấp ứ trệ kinh lạc làm doanh vệ không được tuần hoàn, nửa người không được khí huyết nuôi dưỡng. Chứng này thường gặp trong trúng phong

3. Vấn Đau

1. Vị trí đau

  • Đau đầu vùng chẩm gáy thuốc kinh thái dương, đau hai bên đầu thuộc kinh thiếu dương
Vấn vị trí đau đầu
Vấn vị trí đau đầu
  • Đau ngực: đau căng đầy thuộc đàm ẩm, đau kèm theo ho khan là phế viêm; đau kèm khó thở, phát sốt là phế nhiệt; đau nhói vùng trước tim thuộc tâm dương bất chấn, đàm trọc trở trệ
  • Đau mạn sườn: di can khí uất kết, can đởm thấp nhiệt, can âm bất túc
  • Đau vùng thượng vị: do vị hàn, vị nhiệt, thực tích, can khí phạm vị
  • Đau lưng: do phong hàn thấp trở trệ kinh mạch, thuốc thực chứng. Nếu do thận tinh bất túc, âm dương hư tổn là thuộc hư chứng
  • Đau tứ chi: do phong hàn thấp, khí trệ huyết ứ, tỳ vị hư tổn

2. Tính chất đau

  • Đau căng trướng: Đau không cố định, lúc đau lúc không và hay gặp trong đau bụng, đau ngực sườn, thường gặp trong chứng khí trệ của phế can vị
  • Đau dữ dội (thích thống): Đau như châm chích, đau cố định, cự án… là do huyết ứ và thường gặp trong đau đầu, đau ngực, sườn

4. VẤN ĐẦU THÂN NGỰC BỤNG

– Chóng mặt

  • Cảm giác chòng chành đứng không vững, người hoặc đồ vật chuyển động
  • Nếu chóng mặt, bứt rứt, dễ cáu giận, chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác thường do can hỏa thượng viêm

– Tức ngực

  • Nếu căng tức vùng ngực thì liên quan đến can và phế. Nếu tức ngực, hồi hộp , hụt hơi thường do tâm khí bất túc
  • Nếu tức ngực, đói nhói vùng tim, mặt và môi xanh tìm thường do tâm huyết ứ trệ, nếu tức ngực, khó thở, khạc đờm nhiều thường do đàm thấp trệ phế.

– Tâm quý

  • Cảm giác hồi hộp không yên, trống ngực, không tự chủ được, là phản ánh thay đổi của bệnh lí tâm hao hư, đàm ẩm thủy thấp, ứ huyết trở trệ gây nên
  • Nếu mà do lo sợ gây tâm quý, hoặc do tâm quý dễ sợ mà khiếp hãi thì gọi là kinh quý. Nguyên nhân thường do kích thích từ bên ngoài vào: mắt nhìn thấy vật dễ sợ, gặp điều sợ hãi. Chứng này lúc bị lúc không, tình hình toàn thân tương đối tốt.
  • Nếu hồi hộp mà không tự chủ được, tim đập mạnh thấy rõ ở ngực và bụng thì gọi là chính xung
  • Chính xung thì nặng hơn kinh quý. Thường do tính chí quá kích thích, lao động mệt mỏi, thời gian gây ra kéo dài, triệu chứng toàn thân kém

– Ma mộc

  • Cảm giác ngoài da giảm hoặc mất gọi là ma mộc. Triệu chứng này có thể thấy ở đầu mặt, tứ chi
  • Nguyên nhân do khí huyết hao hư, can phong nội động, đàm thấp, ứ huyết tắc trệ kinh lạc nên kinh lạc và cơ phu rối loạn dinh dưỡng gây nên.

5. VẤN ĂN UỐNG

  • Không muốn ăn là do tỳ mất kiện vận. Ăn ít, người gầy ,mệt mỏi thuộc tỳ vị hư nhược. Ăn ít, bụng căng trướng, đầy bụng , rêu lưỡi bẩn và nhớp là thuộc thấp tà khốn tỳ. Ăn xong nhưng nhanh thấy đói là do vị hỏa; đói mà không muốn ăn là vị âm bất túc
Vấn về ăn uống
Vấn về ăn uống
  • Miệng không khát là tân dịch hao tổn, thường gặp ở hàn chứng. Miệng khát là do tân dịch hao tổn hoặc tân dịch đình tụ. Khát nước và thích uống nước mát là nhiệt chứng
  • Khẩu vị: miệng đắng thuộc nhiệt chứng, do can đởm thực nhiệt, thấp nhiệt nội uẩn. Miệng ngọt và nhớp thuộc tỳ vị thấp nhiệt. Miệng chua thuộc can vị uẩn nhiệt, can vị bất hòa, ẩm thực đình trệ. Miệng nhạt thuộc tỳ hư không vận hóa, hoặc hàn chứng. Miệng mặn thường do thận hư, liên quan đến hàn tà, thủy ẩm

>>>> Cùng tìm hiểu vị thuốc hành khí kiện tỳ Mộc hương

6. VẤN GIẤC NGỦ

  • Mất ngủ: vào giấc khó hoặc dễ tỉnh giấc và khó ngủ lại là thuộc âm huyết bất túc, đảm hỏa nội nhiều, thực trệ nội đình.
  • Thích ngủ, ngủ sâu, lúc nào cũng buồn ngủ và không tự kiềm chế được là thuộc đàm thấp khốn cách, thanh dương bất thăng

7. VẤN NHỊ TIỆN

1. Đại tiện

+ Táo bón, bài xuất khó, số lần giảm gọi là tiện bí. Nếu bệnh mới mắc mà tiện bí, đau bụng, phát sốt là thuộc thực chứng và nhiệt chứng; bệnh lâu ngày, người già, phụ nữ sau đẻ mà tiện bí là tân hao huyết thiếu và thuộc hư chứng

+ Tiết tả

  • Số lần đi ngoài tăng, phân lỏng không thành hình gọi là tiết tả. Đại tiện lỏng như nước, kèm theo sợ lạnh, phát sốt, là do ngoại cảm hàn thấp. Đại tiện phân vàng, mùi nồng, hậu môn nóng là do thấp nhiệt.
  • Đại tiện phần vàng, mùi nồng, hậu môn nóng là do thấp nhiệt. Đại tiện mùi chua là do thực tích. Tiết tả lâu ngày, bụng đầy mà không muốn ăn, sắc mặt ám vàng là do tỳ hư; rạng sáng mà đi lỏng là do thận dương hư.

+ Tiện huyết

  • Có thể gặp do lỵ tật hoặc đại tiện phân đen là do huyết ứ
Hình ảnh Bs CKII Trần Thị Thu Huyền và Bs Đoàn Dung đang thăm khám cho bệnh nhân
Hình ảnh Bs CKII Trần Thị Thu Huyền và Bs Đoàn Dung đang thăm khám cho bệnh nhân

2. Tiểu tiện

+ Số lượng nước tiểu: Nếu tăng nhiều thuộc thận khí hư nhược. Số lượng nước tiểu giảm ít là do tân dịch hao tổn, khí hóa bất lợi làm cho tân dịch không chuyển hóa được thành nước tiểu. Tiểu tiện từng giọt, khó đi và phải rặn nhiều thường gặp ở người già thận khí hư suy

+ Màu sắc nước tiểu : Nước tiểu trong, số lượng nhiều thường liên quan đến hàn chứng. Nước tiểu ít, màu đỏ sẫm là do nhiệt chứng. Nước tiểu đục là do thấp nhiệt hoặc hư chứng. Đi tiểu ra máu là huyết lâm; đái ra sỏi là thạch lâm; Đái đục như nước vo gạo là cao lâm

+ Số lần tăng, không khống chế được gọi là lâm chứng. Khi ngủ mà đái dầm gọi là di niệu

8. VẤN KINH ĐỚI

  • Hành kinh trước 7 ngày gọi là kinh trước kỳ. Kinh đến sau 7 ngày gọi là kinh sau kỳ
  • Số lượng kinh nguyệt tùy theo mỗi người. Nếu kinh ra lượng nhiều, màu hồng, đặc là thuộc thực chứng, nhiệt chứng; kinh ra lượng nhiểu, nhạt màu là khí hư; kinh ra lượng ít, nhạt màu là tinh hao huyết hư

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

? Facebook: Tuệ Y Đường

?‍Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền

?‍⚕️  Bác sĩ Đoàn Dung

?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

?Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555 –  0789501555

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *