Khi nào nên mổ lạc nội mạc tử cung?
Lạc nội mạc tử cung gây vô sinh không? Nên mổ lạc nội mạc tử cung trước hay sau khi có con? Mổ lạc nội mạc tử cung có nhiều ưu điểm, tuy nhiên cũng có những mặt hạn chế. Tùy mức độ bệnh, độ tuổi, kế hoạch mang thai mà bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Vậy mời bạn đọc cùng Phòng khám Tuệ Y Đường tìm hiểu xem lạc nội mạc tử cung có nên mổ hay không cùng bác sĩ trưởng khoa của Phòng khám Tuệ Y Đường – bác sĩ CKII Trần Thu Huyền nhé!
1. Thông tin bệnh
1.1. Lạc nội mạc tử cung là gì?
Theo bác sĩ CKII Trần Thu Huyền Bình thường, các mô nội mạc tử cung (niêm mạc tử cung) phát triển ở khoang trong tử cung, nhưng vì lý do nào đó mà những mô này phát triển ở những vị trí khác như: Buồng trứng, ống dẫn trứng, trong cơ tử cung hoặc các cơ quan bên trong khung chậu, ổ bụng gây nên bệnh lý lạc nội mạc tử cung.
Bệnh xuất hiện ở các vị trí buồng trứng, vòi trứng, cơ tử cung và mổ lạc nội mạc tử cung nếu cần thiết
Cũng giống như lớp niêm mạc tử cung bình thường khi đến kỳ kinh nguyệt sẽ bong ra và xuất hiện hành kinh (ra máu theo chu kỳ). Vì vậy, cơ chế chảy máu và gây đau của lạc nội mạc tử cung cũng tương tự như vậy. Tuy nhiên, máu sẽ không được đưa ra ngoài mà chảy vào trong khung chậu hoặc ổ bụng.
Bệnh chảy máu bất thường sẽ gây nên phản ứng viêm vô khuẩn, kích thích hình thành sẹo. Từ đó, nó gây đau,biến đổi giải phẫu cơ quan sinh dục. Cho đến nay, người ta vẫn chưa lý giải được nguyên nhân nào gây ra tình trạng này.
1.2. Dấu hiệu thường gặp của bệnh
Tùy từng trường hợp mà bệnh được thể hiện ở những mức độ và triệu chứng khác nhau. Có chị em than phiền về tình trạng đau vùng chậu mãn, có chị em lại than phiền về tình trạng vô sinh, hiếm muộn lại có người chỉ phát hiện thông qua đi thăm khám. Dưới đây là những triệu chứng thường gặp của lạc nội mạc tử cung:
Đau: là triệu chứng mà chị em than phiền nhiều nhất, nó được thể hiện trong các trường hợp như:
- Đau vùng chậu: xuất hiện theo chu kỳ, có thể trước hoặc trong thời kỳ kinh nguyệt (thống kinh).
- Giao hợp đau: có thể xuất hiện đau sâu trong hoặc sau khi giao hợp.
- Đau vùng chậu mãn tính: Một số trường hợp có thể xuất hiện đau vùng chậu mãn (đau kéo dài > 06 tháng).
Tình trạng này gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng sinh hoạt cũng như đời sống của chị em. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết không có sự tương quan giữa mức độ đau và tiến triển bệnh.
Tham khảo thêm: RỐI LOẠN KINH NGUYỆT HẬU COVID – NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
1.3. Lạc nội mạc tử cung gây vô sinh?
Tùy theo vị trí của bệnh mà nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị em ở các mức độ khác nhau. Hầu hết, bệnh xảy ra ở buồng trứng, ống dẫn trứng, một số trường hợp nghiêm trọng có thể xảy ra ở gan, thận, ruột não.
Sự phát triển của mô lạc nội mạc phụ thuộc vào sự thay đổi nội tiết diễn ra hàng tháng. Điều này có nghĩa là, các mô lạc nội mạc này sẽ bong ra và chảy máu trong chu kỳ kinh nguyệt, gây ra đau đớn và khó chịu ở nhiều vị trí trên cơ thể.
Theo thời gian, với sự lặp đi lặp lại hiện tượng trên, các chất kết dính và mô sẹo sẽ hình thành, làm suy giảm chức năng của buồng trứng và gây vô sinh. Vì mô sẹo có thể chặn đường di chuyển của trứng qua ống dẫn trứng hoặc ngăn trứng làm tổ trên niêm mạc tử cung.
Với những biểu hiện trên, để phát hiện và phòng tránh những biến chứng về bệnh, chị em nên được thăm khám sớm và chủ động tại cơ sở y tế uy tín giúp phát hiện sớm và có hướng điều trị phù hợp.
Mọi vấn đề thắc mắc bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp Phòng Khám Đông y Tuệ Y Đường hoặc hotline 0789503555 để được giải đáp kịp thời !
2. Phác đồ điều trị
Tùy thuộc vào mức độ bệnh, độ tuổi, kế hoạch mang thai của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Hiện nay, bệnh vẫn chưa có phương pháp điều trị do chưa tìm được nguyên nhân gây bệnh. Các phương pháp điều trị đặt ra với mục đích chủ yếu:
- Điều trị triệu chứng: giảm đau và hỗ trợ sinh sản
- Làm giảm nguy cơ tiến triển bệnh: bảo tồn khả năng sinh sản và phòng ngừa tiến triển đau mạn tính
- Hạn chế tối đa phẫu thuật: Xác định người bệnh nào được hưởng lợi tử phẫu thuật, thời điểm phù hợp để phẫu thuật. Duy trì điều trị sau phẫu thuật có ý nghĩa quan trọng.
Hiện nay, điều trị lạc nội mạc tử cung chia thành 2 phương pháp chính: điều trị nội khoa và điều trị phẫu thuật. Có thể phối hợp 2 phương pháp để mang lại kỳ vọng điều tốt hơn cho bệnh nhân.
2.1. Điều trị nội khoa
Đây là phương pháp sử dụng thuốc nhằm ngăn chặn các triệu chứng của bệnh, là phương pháp ưu tiên hàng đầu trong điều trị bệnh này. Hiện nay, có 2 nhóm thuốc được áp dụng trong điều trị:
- Điều trị nội tiết: viên tránh thai kết hợp, progestins, chất đối kháng và tương tự GnRh
- Điều trị không nội tiết: kháng viêm, chống oxy hóa và điều hòa miễn dịch
2.2. Điều trị ngoại khoa
Mổ lạc nội mạc tử cung là phương pháp điều trị xâm lấn, nó vừa giúp chẩn đoán vừa là biện pháp duy nhất giúp loại bỏ hoàn toàn mô lạc nội mạc. Các hình thức phẫu thuật chia thành:
- Phẫu thuật cắt bỏ mô lạc nội mạc: Điều trị bệnh bằng phương pháp nội soi hoặc mổ mở giúp loại bỏ các mô nội mạc lạc chỗ, gỡ dính và phục hồi giải phẫu.
- Phẫu thuật cắt tử cung: Là phương pháp có thể điều trị triệt để mà không lo tái phát bệnh tuy nhiên việc phẫu thuật cắt tử cung thường không phổ biến, được áp dụng trong trường hợp nặng và người bệnh không có nhu cầu sinh con nữa.
Ưu điểm:
- Giúp chẩn đoán xác định, điều trị đồng thời
- Loại trừ một số bệnh lý khác
- Hiệu quả giảm đau sau phá hủy mô lạc nội mạc
- Cải thiện tỉ lệ có thai
- Phục hồi giải phẫu vùng chậu
Nhược điểm:
- Là phương pháp điều trị xâm lấn;
- Rủi ro, biến chứng phẫu thuật cao;
- Phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm và tay nghề của phẫu thuật viên;
- Cần trang thiết bị và đội ngũ phẫu thuật được huấn luyện;
- Nguy cơ cao giảm dự trữ buồng trứng;
- Nguy cơ mãn kinh sớm do phẫu thuật;
- Nguy cơ tái phát sau phẫu thuật (nhất là ở bệnh nhân trẻ tuổi).
Bệnh được coi là bệnh mạn tính, đòi hỏi kế hoạch điều trị suốt đời, tối ưu hóa nội khoa và tránh tình trạng phẫu thuật lặp đi lặp lại.
3. Khi nào nên mổ lạc nội mạc tử cung ?
Nhiều chị em thắc mắc, thời điểm nào nên mổ lạc nội mạc tử cung. Theo các chuyên gia, chỉ định phẫu thuật lạc nội mạc nên được cân nhắc khi:
- Đau vùng chậu không đáp ứng hoặc chống chỉ định điều trị nội khoa
- Lạc nội mạc tử cung sâu điều trị nội khoa thất bại
- Nghi ngờ tổn thương ác tính
- Chèn ép cơ quan lân cận
- Gây vô sinh, hiếm muộn
Mặc dù việc cải thiện khả năng sinh sản sau phẫu thuật đã được khẳng định như việc loại bỏ các mô bị tổn thương, tiếp cận các bộ phận quan trọng của cơ quan sinh sản là một bước thiết yếu để phục hồi sức khỏe sinh sản.
Tuy nhiên, phẫu thuật có nguy cơ làm giảm dự trữ buồng trứng, nguy cơ mãn kinh sớm từ đó cũng làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.
Phẫu thuật mổ lạc nội mạc tử cung cũng không phải là biện pháp điều trị triệt để. Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể tái phát nếu các mô bị sót lại.
Vì vậy, hãy cân nhắc kỹ những ưu và nhược điểm, đồng thời tham khảo ý kiến chuyên môn của bác sĩ về tình trạng và mong muốn của bản thân để lựa chọn thời điểm phẫu thuật giúp mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất cho chị em.
Mời bạn đọc đón xem: Viêm nang tóc – Nguyên nhân gây rụng tóc
4. Sau khi mổ lạc nội mạc tử cung bao lâu thì có thai?
Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bạn cũng như các yếu tố trong cuộc mổ mà thời gian hồi phục sau mổ lạc nội mạc tử cung mà bác sĩ sẽ đưa ra thời điểm phù hợp để mang thai.
Theo nguyên tắc chung, nếu việc mang thai không xảy ra sau 6 tháng sau phẫu thuật, các phương pháp điều trị hỗ trợ sinh sản sinh sản được áp dụng.
Sử dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản giúp chị em tăng khả năng mang thai.
5. Lời khuyên của bác sĩ về mổ lạc nội mạc tử cung
Khi nào nên mổ lạc nội mạc tử cung được cân nhắc phụ thuộc vào mức độ bệnh, triệu chứng, độ tuổi và kế hoạch mang thai của từng bệnh nhân. Phẫu thuật được đặt ra khi điều trị nội khoa không mang lại kết quả.
Tuy nhiên, mổ lạc nội mạc tử cung cũng có những điểm hạn chế, Vì vậy, chị em nên đi khám sớm để phát hiện bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản
6. Lạc nội mạc tử cung có nên điều trị bằng đông y không?
Theo bác sĩ CKII Trần Thu Huyền: Các bài thuốc điều trị lạc nội mạc tử cung của Y Học Cổ Truyền được xây dựng dựa trên nguyên tắc hoạt huyết hóa ứ, có tác dụng lưu thông khí huyết, điều hòa kinh nguyệt, cân bằng âm dương để tăng sức đề kháng chung của người phụ nữ. Bên cạnh đó, ưu điểm của những dược liệu được sử dụng trong thuốc Đông Y là nguồn gốc từ tự nhiên, lành tính và có khả năng điều hòa tốt nội tiết trong cơ thể. Một số bài thuốc tham khảo phù hợp với 5 thể bệnh lạc nội mạc tử cung là:
6.1. Thể huyết ứ kèm khí trệ:
Phụ nữ mắc chứng lạc nội mạc tử cung mang thể bệnh này thường xuyên ở trạng thái căng thẳng, tâm tình nóng nảy, dễ tức giận, thỉnh thoảng gặp trường hợp khó thở, đau tức ngực. Những cơn đau bụng xuất hiện ở vùng thượng vị có thể lan sang khu vực hai bên sườn, ở hạ vị thường cảm thấy chướng và đầy.
Phương pháp điều trị thể bệnh này là sơ can lý khí, hoạt huyết khứ ứ. Người bệnh có thể tham khảo sắc bài thuốc gồm các thảo mộc sau và sử dụng sau bữa ăn chính: Đương quy, Xích thược, Xuyên khung, Đào nhân, Hồng hoa, Chỉ xác, Nguyên hồ, Linh chi, Đan bì, Ô dược, Hương phụ, Chích cam thảo.
6.2. Thể hàn ngưng huyết ứ:
Người bệnh mang thể khí trệ huyết ứ có thể có dấu hiệu vô sinh hiếm muộn, trong kỳ kinh nguyệt lượng máu kinh ít, xuất hiện cục vón và thường cảm thấy lạnh, đau vùng bụng dưới.
Bài thuốc điều trị lạc nội mạc tử cung dành cho thể bệnh này nhằm ôn kinh tán hàn, hoạt huyết khứ ứ, bao gồm những nguyên liệu sau: Can khương, Tiểu hồi hương, Nguyên hồ, Linh chi, Một dược, Xuyên khung, Đương quy, Bồ hoàng, Nhục quế, Xích thược và Thiểu phúc trục ứ thang.
6.3. Thể khí hư huyết ứ:
Biểu hiện lâm sàng của thể bệnh này ở người phụ nữ là da mặt xanh xao, tay chân lạnh và thường sợ lạnh ngay cả khi thời tiết nóng. Trong kỳ kinh nguyệt, ngoài cảm giác mệt mỏi, người bệnh còn phải chịu đựng cơn đau tức bụng dưới do triệu chứng thống kinh, lượng máu kinh không nhiều, sẫm màu và có xuất hiện các mảng máu đông.
Điều trị lạc nội mạc tử cung thể khí hư huyết ứ cần hoạt huyết ứ khứ, bổ dương ích khí. Bài thuốc phù hợp bao gồm: Hoàng kỳ, Tần quy, Xích thược, Địa long, Xuyên khung, Đào nhân, Hồng hoa.
6.4. Thể nhiệt uất huyết ứ:
Thể nhiệt uất ứ huyết xuất hiện ở người bệnh mắc lạc nội mạc tử cung nặng, đã xuất hiện viêm và nhiễm trùng kèm triệu chứng đau bụng kéo dài. Phụ nữ mang thể bệnh này rất dễ nóng giận, thường có cảm giác khô miệng đắng họng, đại tiện khô táo, chu kỳ kinh đến chậm.
Bên cạnh tác dụng hoạt huyết ứ khứ, các bài thuốc áp dụng cho thể bệnh này còn có mục đích thanh nhiệt hòa dinh. Bài thuốc hiệu quả tham khảo bao gồm: Hồng hoa, Đào nhân, Đương quy, Sinh địa, Xuyên khung, Xích thược, Sài hồ, Chỉ xác, Cam thảo, Ngưu tất, Cát cánh, Đan sâm và Đan bì.
6.5. Thể thận hư huyết ứ:
Dấu hiệu nhận biết của thể huyết ứ kèm thận hư là những sự đau mỏi toàn thân diễn ra thường xuyên, đặc biệt quanh vùng thắt lưng và có thể lan rộng về phía xương cụt, vùng hông, chậu. Phụ nữ mắc lạc nội mạc tử cung thể này hay tiểu đêm và ngại quan hệ tình dục.
Thang thuốc sử dụng để điều trị lạc nội mạc tử cung thể thận hư ứ huyết cần phải ích thận điều kinh, hoạt huyết: Thục địa, Sơn dược, Sơn thù du, Phục linh, Đương quy, Câu kỷ tử, Đỗ trọng, Thỏ ty tử, Đào nhân, Hồng hoa, Xuyên khung và Bạch thược.
Dựa trên triệu chứng và thể trạng của bệnh nhân, các dược liệu trong bài thuốc sẽ được gia giảm thích hợp. Bởi vậy, người bệnh nên tham gia thăm khám kỹ càng để được bác sĩ chuyên gia tư vấn lựa chọn lộ trình điều trị lạc nội mạc tử cung chính xác và đạt hiệu quả tốt.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần hỗ trợ vấn đề, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất qua:
📮 Facebook: Tuệ Y Đường
👩⚕️ Bs CKII Trần Thị Thu Huyền
👩⚕️ Bác sĩ Đoàn Dung
💒Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội
📞Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555