Rối loạn kinh nguyệt là bệnh lý phụ khoa phổ biến ở chị em phụ nữ, xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào. Không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý và đời sống sinh hoạt, nếu tình trạng kéo dài còn mang tới nhiều rủi ro cho sức khỏe. Hiểu được nguyên nhân, nắm bắt biểu hiện để thăm khám kịp thời sẽ giúp chị em phòng tránh được nhiều căn bệnh phức tạp sau này. Hãy cùng Tuệ Y Đường tìm hiểu thế nào là rối loạn kinh nguyệt và kết quả của bệnh nhân rối loạn kinh nguyệt điều trị tại Phòng khám nhé !
1.Thế nào là kinh nguyệt?
Theo BS Trần Thu Huyền kinh nguyệt là hiện tượng bong tróc lớp niêm mạc trong lòng tử cung ra ngoài âm đạo theo chu kỳ (do sự thay đổi nội tiết tố). Chu kỳ trung bình thường là 28 – 32 ngày, tuy nhiên có một số trường hợp có thể ngắn hơn (25 ngày) hoặc kéo dài hơn (30 – 35 ngày). Mỗi chu kỳ hành kinh kéo dài trung bình 3 – 5 ngày. Máu kinh ra có màu đỏ sậm, có mùi hơi tanh và không đông. Bé gái ở độ tuổi dậy thì (12 -16 tuổi) bắt đầu có kinh nguyệt lần đầu tiên
Bạn đọc có vấn đề về Phụ khoa có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.503.555 để được hỗ trợ nhé!
>>>> Cùng Đông y Tuệ Y Đường tìm hiểu thêm về: Kết quả điều trị Viêm lộ tuyến cổ tử cung độ 2
2. Rối loạn kinh nguyệt là gì?
Rối loạn kinh nguyệt là những biểu hiện bất thường về chu kỳ kinh, số ngày hành kinh; lượng và tính chất máu kinh và các triệu chứng liên quan khác trong khi hành kinh so với những chu kỳ thông thường trước đó.
Rong kinh, rong huyết
Rong kinh, rong huyết là một trong những biểu hiện thường thấy của chứng rối loạn kinh nguyệt. Đặc biệt là chị em lúc mới dậy thì và chị em trong độ tuổi tiền mãn kinh.
Tuy nhiên đây không phải là triệu chứng thông thường ở người đang trong giai đoạn hành kinh, mà có thể là dấu hiệu của một số căn bệnh phụ khoa khác. Bao gồm: u xơ tử cung, viêm cổ tử cung, viêm mạc nội tử cung, u nang buồng trứng,… Hay các căn bệnh ác tính như: ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung,…
Bạn đọc có vấn đề về Phụ khoa có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.503.555 để được hỗ trợ nhé!
Thống kinh
Thống kinh là tình trạng chị em bị đau bụng khi đang hành kinh. Vì đây là một trong những hiện tượng khá phổ biến, nên nhiều chị em thường xem là điều bình thường. Tuy nhiên, thống kinh cũng có thể là dấu hiệu của một số căn bệnh liên quan đến sức khỏe sinh sản của chị em như: u xơ tử cung, viêm mạc nội tử cung hoặc lạc nội mạc tử cung,…
Thiểu kinh
Lượng máu mà chị em mất đi sau mỗi kỳ hành kinh thường dao động trung bình từ 50 đến 150ml. Như vậy, nếu chị em chỉ mất máu trong 2 ngày và lượng máu nhỏ hơn 20ml, thì chị em đang gặp phải tình trạng thiểu kinh.
Chu kỳ kinh nguyệt quá ngắn và lượng máu mất đi quá ít là nguyên nhân lớn dẫn tới tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ.
Cường kinh
Ngược lại với thiểu kinh, thì thường kinh là hiện tượng lượng máu kinh nhiều hơn bình thường.
Vô kinh
Vô kinh là hiện tượng không có kinh nguyệt ở chị em phụ nữ. Trong đó:
-
Vô kinh nguyên phát: Có nhiều trường hợp chị em phụ nữ đã quá tuổi dậy thì mà không có kinh nguyệt. Nguyên nhân chủ yếu là do bộ phận sinh dục bị dị dạng: không có tử cung, hoặc không có bộ phận sinh dục.
-
Vô kinh thứ phát: Xảy ra ở chị em đã từng có kinh, nhưng sau một khoảng thời gian lại bị mất kinh trong vòng 3 tháng. Chủ yếu là do chị em nạo phá thai quá nhiều lần hoặc băng huyết quá nhiều sau khi sinh,…
Bạn đọc có vấn đề về Phụ khoa có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.503.555 để được hỗ trợ nhé!
3. Nguyên nhân dẫn tới kinh nguyệt không đều
Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở chị em phụ nữ, nhưng phổ biến nhất là những nguyên nhân mà BS Trần Thu Huyền chia sẻ sau:
Nội tiết tố thay đổi
Nội tiết tố trong cơ thể của phụ nữ thường bị mất cân bằng ở một vài giai đoạn như dậy thì, mang thai, sinh con, chăm con và thời kỳ mãn kinh cũng có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt.
-
Giai đoạn dậy thì: Ở độ tuổi dậy thì, cơ thể sẽ phải mất nhiều năm để progesterone và estrogen có thể đạt được cân bằng. Tình trạng rối loạn thường sẽ diễn ra trong khoảng thời gian này.
-
Giai đoạn mang thai: Phụ nữ trong giai đoạn mang thai không có kinh, ngay cả thời điểm đang cho con bú.
-
Giai đoạn tiền mãn kinh: Chu kỳ và lượng máu kinh trong cơ thể của người phụ nữ ở giai đoạn này sẽ thay đổi, do buồng trứng suy giảm chức năng. Dần dần chị em sẽ mất hẳn kinh nguyệt, lúc đó sẽ là giai đoạn mãn kinh.
Một số nguyên nhân thực thể
-
Dấu hiệu thai nghén bất thường.
-
Do một số bệnh lý như: tiểu đường, u tuyến yên,…
-
Một số căn bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra: viêm nhiễm đường sinh dục, viêm niêm mạc tử cung,…
-
Do một số bệnh lý như: u nang buồng trứng, u xơ cổ tử cung, ung thư niêm mạc tử cung, buồng trứng đa nang,…
Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt
Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt cũng sẽ xảy ra khi các thói quen trong ăn uống và sinh hoạt bắt đầu thay đổi:
-
Chị em thay đổi chế độ ăn uống do muốn tăng cân, giảm cân,…
-
Do áp lực và căng thẳng đến từ công việc, học hành.
-
Sử dụng nhiều lần thuốc tránh thai.
Bạn đọc có vấn đề về Phụ khoa có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.503.555 để được hỗ trợ nhé!
4. Điều trị rối loạn kinh nguyệt như thế nào?
Hậu quả nghiêm trọng nhất do rối loạn kinh nguyệt là có thể gây ra vô sinh, hiếm muộn. Theo một số nghiên cứu tại Việt Nam, phụ nữ có vòng kinh không đều (rối loạn kinh nguyệt) sẽ có nguy cơ bị vô sinh cao gấp 1,2 – 1,3 lần so với phụ nữ có kinh nguyệt đều. Vì vậy điều trị điều hòa kinh nguyệt không chỉ về mặt nội tiết mà còn phải kết hợp giảm thiểu các yếu tố gây stress thần kinh.
– Thay đổi chế độ ăn uống, ngủ nghỉ và làm việc.
– Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích khác.
– Giảm căng thẳng, giữ tâm lý thoải mái.
– Điều trị bệnh lý nguyên nhân có liên quan: tuyến giáp, tuyến yên, u xơ, polyp, viêm nhiễm “vùng kín”, ung thư….
– Thuốc: liệu pháp estrogen thay thế, sử dụng thuốc nội tiết tố nữ tổng hợp trong những trường hợp có chỉ định và không nên lạm dụng thuốc tránh thai.
Quan điểm Y học cổ truyền về rối loạn kinh nguyệt?
Các triệu chứng tương tự được mô tả trong các chứng: Kinh trở, Kinh trễ, Kinh loạn, Bế kinh, Thống kinh, Băng lậu.
Theo Y học cổ truyền, kinh nguyệt của người phụ nữ liên quan mật thiết với ngũ tạng, bào cung và hai mạch Xung, Nhâm. Vì vậy khí huyết mạch Xung – Nhâm và bào cung mất điều hòa hay chức năng của các tạng rối loạn đều có thể tác động đến nguyệt sự của người phụ nữ.
Nguyên nhân thường do rối loạn tình chí, lao động quá sức, ăn đồ ăn cay nóng, phòng dục quá độ, hàn tà xâm nhập hay thấp nhiệt hạ tiêu làm Xung Nhâm rối loạn mà sinh ra.
– Kinh nguyệt trước kỳ: phần nhiều do huyết nhiệt hoặc do âm huyết kém, hỏa vượng sinh nhiệt làm kinh ra trước kỳ, hoặc do thể trạng suy nhược, khí hư.
– Kinh nguyệt sau kỳ: đa số là do hư hàn nhưng cũng có khi do huyết hư, huyết ứ, đàm trệ, khí uất mà ra.
– Kinh nguyệt không định kỳ (lúc sớm, lúc muộn): do Can khí uất kết lâu ngày hay do Tỳ Vị hư nhược không nuôi dưỡng hoặc Can Thận hư, Xung Nhâm mất điều hòa.
Bạn đọc có vấn đề về Phụ khoa có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.503.555 để được hỗ trợ nhé!
Y học cổ truyền điều trị rối loạn kinh nguyệt như thế nào?
Điều trị dùng thuốc:
Người phụ nữ lấy huyết làm chủ nên khi điều trị phải chú trọng bổ huyết, dưỡng huyết. Bên cạnh đó phải chú ý điều hòa khí huyết (khí hành thì huyết hành, Xung Nhâm điều hòa), điều lý Tỳ Vị (sinh hóa huyết), dưỡng Can Thận. Tùy theo thể bệnh và nguyên nhân mà người thầy thuốc Y học cổ truyền dụng dược mà cấu thành nên các bài thuốc như: Tứ vật đào hồng gia giảm, Bổ khí cố kinh hoàn, Ôn kinh thang, Tiêu dao tán, Quy tỳ thang,…
Điều trị không dùng thuốc:
– Châm cứu: hào châm hoặc điện châm các huyệt Tử cung, Tam âm giao, Túc tam lý, Quan nguyên, Khí hải, Thận du, Can du, Cách du, Huyết hải, Hành gian, Thái xung,… kết hợp cứu ấm (nếu cần – trong các trường hợp hàn tích tụ). Bên cạnh đó kết hợp phương pháp Nhĩ châm ở các vùng: Giao cảm, Nội tiết, Tử cung, Thận… để tăng hiệu quả điều trị.
– Xoa bóp bấm huyệt: day bấm các huyệt Quan nguyên, Huyết hải, Túc tam lý, Tam âm giao, Thận du, Mệnh môn,… hay thực hiện thủ thuật xoa bóp vùng hạ tiêu (vùng bụng dưới) nhằm hỗ trợ một phần quá trình điều hòa kinh nguyệt.
– Dưỡng sinh: luyện tập bài tập thư giãn, thở bốn thời để giải tỏa căng thẳng thần kinh.
5. Kết quả điều trị của bệnh nhân Rối loạn kinh nguyệt tại Tuệ Y Đường
Bệnh nhân nữ, 28 tuổi, đã lập gia đình, chu kì kinh nguyệt thường xuyên bị rối loạn, đã điều trị nhiều nơi nhưng không đỡ. Sau khi tìm hiểu và biết đến bác sĩ Trần Thu Huyền cùng với Đông y Tuệ Y Đường là một trong những cơ sở uy tín chữa và điều trị phụ khoa bằng Y học Cổ truyền bệnh nhân đã rất tin tưởng và mong muốn được điều trị tại đây.
Sau khi thăm khám và quyết định kê đơn điều trị với điều kiện bệnh nhân ở xa phải dùng thuốc được theo đúng hướng dẫn, kiêng khem theo chỉ định của bác sĩ, thì sau đây là kết quả và phản hồi của bệnh nhân sau khi điều trị rối loạn kinh nguyệt tại phòng khám.
Sau 2 đợt dùng thuốc điều trị rối loạn kinh nguyệt bệnh nhân báo tin vui với Bác sĩ ” cháu đã mang song thai rồi cô ơi”, kết quả điều trị của bệnh nhân vượt ngoài sức mong đợi, nhanh hơn mức tiên lượng ban đầu của bác sĩ. Đông y điều trị tình trạng rối loạn kinh nguyệt vừa an toàn và hiệu quả.
Rối loạn kinh nguyệt rất phổ biến, các biểu hiện triệu chứng khá đa dạng và khác nhau tùy theo cơ địa của mỗi người. Vì vậy hãy gặp bác sĩ nếu nhận thấy bất kỳ thay đổi đáng kể nào về chu kì kinh nguyệt để được thăm khám và chẩn đoán đúng nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt và có phác đồ điều trị phù hợp.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất qua:
? Facebook: Tuệ Y Đường
?⚕️ Ths.Bs CKII Trần Thu Huyền
?⚕️ Bác sĩ Đoàn Dung
?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển- Hạ Đình- Thanh Xuân- Hà Nội
?Hotline: 0789.502.555– 0789.503.555
Em xin sđt của cô với ạ
Trong thời gian điều trị thuốc của cô có phải kiêng QH không?
Trước em đã điều trị cả Đông y rồi mà không đỡ
Pk có gửi thuốc không ạ?