HẮC LÀO – Nguyên nhân và cách điều trị như nào?

Bệnh hắc lào hay còn gọi là nấm da/ lác đồng tiền. Đây là bệnh nhiễm trùng do nấm gây ra. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, giới tính, tuy nhiên đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất là trẻ em và người có hệ miễn dịch yếu. Vậy bệnh này có chữa khỏi được hay không? Các điều trị như thế nào để tránh tái phát?

Ngày hôm nay xin mời quý độc giả cùng tìm hiểu căn bệnh này qua sự hướng dẫn cụ thể của Bác Sĩ Đoàn Dung – Chuyên khoa Da liễu phòng khám Tuệ Y Đường nhé.

1. Nguyên nhân bị hắc lào

  • Vệ sinh không sạch sẽ hoặc không đúng cách, mặc quần áo ẩm ướt, quần áo bẩn là nguyên nhân khiến vi khuẩn và nấm gây bệnh phát triển thành bệnh hắc lào.
  • Sử dụng chung quần áo hoặc các vật dụng cá nhân với người bị bệnh hắc lào thì nguy cơ bị nhiễm bệnh rất cao.
  • Môi trường sống bị ô nhiễm, thường xuyên tiếp xúc với nước bẩn, hóa chất, khói bụi khiến nguy cơ bị hắc lào bùng phát.
  • Thú nuôi trong nhà nếu không được tắm rửa vệ sinh sạch sẽ là nơi trú ngụ của rất nhiều loại vi nấm gây bệnh. Nếu chúng ta thường xuyên tiếp xúc với các loại vật nuôi thì khả năng cao sẽ bị vi nấm xâm nhập.
mặc quần áo ẩm ướt, quần áo bẩn là nguyên nhân khiến vi khuẩn và nấm gây bệnh phát triển thành bệnh hắc lào.
mặc quần áo ẩm ướt, quần áo bẩn là nguyên nhân khiến vi khuẩn và nấm gây bệnh phát triển thành bệnh hắc lào.

2. Chữa bệnh hắc lào có khó không? Phương pháp điều trị bệnh hắc lào hiệu quả

Tổn thương da hắc lào nhìn chung khá lành tính, việc điều trị đơn giản và nhanh khỏi. Tuy nhiên dễ bị tái phát và lan rộng, do đó cần điều trị tích cực cho tới khi bệnh khỏi hẳn. 

Mời bạn đọc tham khảo: THỜI TIẾT THAY ĐỔI: GIẢI PHÁP NÀO PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH VỀ DA

2.1. Điều trị tại chỗ

Thường dụng các dạng thuốc bôi tại vùng da bị hắc lào như: ketoconazol, miconazol, clotrimazol,…  những thuốc này có ưu điểm là  không có màu, mũi thơm, không gây lột da, không gây sưng đau nhưng cũng có thể gây ra những dị ứng nhẹ, các dị ứng này sẽ hết sau khi ngừng thuốc.

Các loại thuốc cổ điển như: ASA, BSI, mỡ Benzosali,… cũng có tác dụng tốt nhưng làm lột da nhiều, đau rát, có thể làm sạm da nên hiện nay ít dùng.

2.2. Điều trị toàn thân

Dùng thuốc điều trị kháng nấm như Nizoral, Itraconazole,… 

Có thể dùng thuốc kháng Histamin giúp giảm ngứa hoặc kháng sinh kết hợp nếu xuất hiện mủ hoặc bội nhiễm.

Hầu hết các trường hợp nấm da bệnh hắc lào thường chỉ cần dùng thuốc bôi hoặc bột trị nấm để điều trị theo chỉ định của bác sĩ. 

Để tránh bệnh tái phát, nên sử dụng thuốc bôi trên vùng da nhiễm nấm kéo dài 7 ngày sau khi khỏi bệnh.

Thuốc trị nấm sẽ được chỉ định cho các trường hợp nhiễm nấm nghiêm trọng kéo dài.

Dùng thuốc điều trị kháng nấm như Nizoral, Itraconazole,… 
Dùng thuốc điều trị kháng nấm như Nizoral, Itraconazole,…

3. Tại sao hắc lào chữa rồi nhưng bị tái đi tái lại nhiều lần?

3.1. Không tiến hành điều trị

Hắc lào là bệnh da liễu thường gặp, lành tính và hầu hết đều có mức độ nhẹ. Do đó, rất nhiều bệnh nhân chủ quan khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh và đa phần đều không can thiệp điều trị. Tuy nhiên, chủng nấm dermatophytes không thể bị tiêu diệt nếu không can thiệp các phương pháp y tế.

Trong trường hợp không điều trị, các chủng nấm gây hắc lào có thể phát triển mạnh và khiến bệnh lây lan rộng. Ở một số người có hệ miễn dịch tốt, tổn thương do hắc lào có thể thuyên giảm dần sau vài tuần. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn. Khi có điều kiện thuận lợi, bệnh có thể tái phát nhiều lần gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, tác động không nhỏ đến ngoại hình và tính thẩm mỹ của da.

3.2. Điều trị không đúng cách

Tương tự như vi khuẩn, vi nấm có khả năng kháng thuốc và tái nhiễm cao. Do đó ngoài nguyên nhân kể trên, hiện tượng hắc lào tái đi tái lại thường xuyên còn có thể xảy ra do điều trị không đúng cách.

BS Đoàn Dung thăm khám cho BN tại phòng khám Tuệ Y Đường
BS Đoàn Dung thăm khám cho BN tại phòng khám Tuệ Y Đường

Một số sai lầm trong điều trị có thể khiến bệnh hắc lào tái phát nhiều lần:

  • Tự ý sử dụng thuốc khi chưa tiến hành thăm khám khiến vi nấm có nguy cơ kháng thuốc cao.
  • Không điều trị bằng tân dược mà phụ thuộc hoàn toàn vào các mẹo chữa dân gian. Tuy nhiên, các mẹo từ nguyên liệu tự nhiên chỉ có vai trò hỗ trợ, hoàn toàn không thể tiêu diệt dứt điểm các loại vi nấm gây bệnh.
  • Sử dụng thuốc không đúng liều lượng, tần suất, tự ý hiệu chỉnh liều và ngưng thuốc ngay sau khi triệu chứng thuyên giảm. Tình trạng này làm tăng nguy cơ kháng thuốc và khiến hắc lào tái phát sau một thời gian điều trị.

Vi nấm dermatophytes chỉ bị tiêu diệt hoàn toàn khi dùng thuốc liên tục trong 4 – 8 tuần (tùy vị trí tổn thương). Nếu dùng thuốc không đều hoặc ngưng thuốc quá sớm, vi nấm có thể tiếp tục phát triển và gây tái phát bệnh sau một thời gian ngắn. Thống kê cho thấy, tình trạng dùng thuốc không đều và tự ý ngưng thuốc là sai lầm thường gặp nhất khi điều trị hắc lào và các bệnh nấm da khác.

3.3. Không kiểm soát các nguồn lây nhiễm

Hắc lào là bệnh da liễu có khả năng lây nhiễm cao. Vi nấm có thể lây từ người nhiễm bệnh hoặc lây từ thú nuôi (chó, mèo, ngựa) và một số ít trường hợp còn có thể bị lây nhiễm từ môi trường (đất, nước, không khí). Nếu không kiểm soát nguồn lây nhiễm, hắc lào có thể tái phát nhiều lần và có nguy cơ phát triển mãn tính.

Ngoài ra, tình trạng bệnh tái đi tái lại còn có thể bắt nguồn từ các nguồn lây trung gian (mền, gối, quần áo, khăn mặt). Do đó khi điều trị, bệnh nhân cần chú ý vệ sinh các vật dụng cá nhân bằng xà phòng, nước ấm và lộn trái phơi dưới ánh nắng cường độ cao để tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn và các loại nấm có hại.

>>> KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CHÀM SỮA TẠI TUỆ Y ĐƯỜNG

3.4. Không kết hợp với chế độ chăm sóc

Một nguyên nhân khác khiến hắc lào tái phát thường xuyên là do không kết hợp với chế độ chăm sóc. Thực tế, hiệu quả của các phương pháp y tế giảm đi đáng kể nếu bệnh nhân không kết hợp với thói quen vệ sinh, sinh hoạt và ăn uống lành mạnh.

Thống kê cho thấy, người sinh sống trong môi trường ô nhiễm, chất lượng cuộc sống thấp, thói quen vệ sinh kém,… thường có nguy cơ tái phát hắc lào cao hơn so với người có thói quen vệ sinh cá nhân tốt. Ngoài ra, vệ sinh kém còn làm tăng nguy cơ bội nhiễm da và tạo điều kiện để tổn thương lây lan rộng.

3.5. Hệ miễn dịch suy giảm

Hệ miễn dịch suy giảm là điều kiện thuận lợi để hắc lào tiến triển mãn tính và tái đi tái lại nhiều lần.

ở những người có hệ miễn dịch kém, vi nấm có thể tồn tại một lượng nhỏ trong lớp sừng của da ngay cả khi đã tích cực điều trị. Sau khi xuất hiện các yếu tố thuận lợi, nấm tiếp tục phát triển và gây tái phát lác đồng tiền. Trên thực tế, hắc lào thường tái đi tái lại ở những người có hệ miễn dịch kém như người nhiễm HIV, bệnh nhân tiểu đường, người sử dụng thuốc ức chế miễn dịch trong thời gian dài.

Hệ miễn dịch suy giảm là điều kiện thuận lợi để hắc lào tiến triển mãn tính và tái đi tái lại nhiều lần.
Hệ miễn dịch suy giảm là điều kiện thuận lợi để hắc lào tiến triển mãn tính và tái đi tái lại nhiều lần.

????? Bạn đọc có bất kì thắc mắc về vấn đề da liễu cũng như các bệnh lý khác vui lòng liên hệ hotline: 0789502555 để được tư vấn trực tiếp

4. Cách để phòng ngừa bệnh hắc lào tái đi tái lại 

  • Ngay khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh hắc lào, bệnh nhân cần chủ động thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán, đánh giá tình trạng bệnh và tư vấn phương án điều trị phù hợp.
  • Tránh các nguồn lấy nhiễm như: Không tiếp xúc với thú nuôi,  hạn chế tiếp xúc thân mật và sử dụng chung các vật dụng cá nhân như khăn mặt, quần áo, mền, gối
  • Kiểm soát các nguồn lây trung gian như mền, vỏ gối, quần áo, khăn,… Để phòng ngừa bệnh tái phát, cần thường xuyên giặt giũ các vật dụng kể trên bằng nước ấm và xà phòng, sau đó lộn mặt trái phơi dưới ánh nắng. Nếu không kiểm soát nguồn lây nhiễm từ các vật dụng trung gian, hắc lào có thể tái phát sau một thời gian ngắn điều trị.
Tránh các nguồn lấy nhiễm như: Không tiếp xúc với thú nuôi
Tránh các nguồn lấy nhiễm như: Không tiếp xúc với thú nuôi

Hy vọng những thông tin trên đã giải đáp cho bạn những thắc mắc xoay quanh vấn đề Hắc lào. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ qua:

📮 Facebook: Tuệ Y Đường

👩⚕️ Bs CKII Trần Thị Thu Huyền

👩⚕️  Bác sĩ Đoàn Dung

💒Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

📞Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555

Tin liên quan

14 thoughts on “HẮC LÀO – Nguyên nhân và cách điều trị như nào?

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      tình trạng hiện tại của bạn như thế nào? bị bao lâu rồi? Bạn gửi hình ảnh tổn thương qua zalo số điện thoại 0789.502.555 để được bác sĩ tư vấn thêm cho bạn nhé!

  1. Phạm Bằng says:

    ôi bị khá lâu rồi, đã điều trị thuốc tây rất nhiều nhưng ko thấy tiến triển, phòng khám có điều trị được không?

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Bạn dùng thuốc gì thế? Bạn chụp hình ảnh tổn thương gửi cho bác sĩ , bác sĩ sẽ tư vấn thêm cho mình nhé!

  2. Trần Hằng says:

    khi ra mồ hôi hoặc để da ẩm tôi thấy rất ngứa , khó chịu
    có cách nào để làm giảm bớt triệu chứng không ạ

  3. Hạnh says:

    Trước tôi từng bị nấm ở vùng mông, điều trị dai dẳng mãi không hết dùng thuốc hình con trăn mà cũng không đỡ, bác sĩ tư vấn cho mình với ạ

  4. Hòa says:

    Thường khi bị lên mụn nước rất ngứa , cháu gãi rất nhiều các vết loét ra đóng vảy thì có phải bị nấm không ạ

  5. Vân says:

    Tự nhiên đợt này cháu bị xuất hiện các mảng đỏ hinh tròn viên có mụn nước , sau tắm bị ngứa nhiều hơn thì là bị làm sao vậy ạ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *