Chàm môi và những điều cần biết

Bệnh chàm môi còn được gọi là bệnh viêm da môi và bệnh viêm môi có vảy tiết. Chàm môi có thể do yếu tố di truyền đối với bệnh chàm hoặc do sự xuất hiện bên ngoài như liếm môi, sử dụng son môi gây kích ứng,…

Ngày hôm nay xin mời quý độc giả cùng tìm hiểu căn bệnh này qua sự hướng dẫn cụ thể của Bác Sĩ Đoàn Dung – Chuyên khoa Da liễu phòng khám Tuệ Y Đường nhé.

1. Bệnh chàm là gì?

Chàm là nhóm bệnh da viêm gây ngứa, đặc trưng bởi sự thay đổi viêm của lớp trên cùng của da. Đây là một bệnh lý không lây truyền. Tuy nhiên, nếu da có vết loét hở hoặc mụn nước đã bị nhiễm trùng thì có thể lây lan sang người khác.

Bệnh chàm môi còn được gọi là bệnh viêm da môi và bệnh viêm môi có vảy tiết. Bạn có thể thấy đỏ, khô và đóng vảy trên môi. Những triệu chứng này có thể xuất hiện trên môi của bạn do yếu tố di truyền đối với bệnh chàm hoặc do sự xuất hiện bên ngoài như liếm môi, sử dụng son môi gây kích ứng,…

2. Chàm môi có lây không?

Chàm môi không lây nhiễm sang người khác khi tiếp xúc với vùng da bị bệnh, không có tác nhân lây nhiễm. Tuy nhiên, vùng da bị chàm dễ lan rộng sang các vùng da lân cận. Bệnh tái phát nhiều lần có thể ở 1 vị trí hoặc nhiều vị trí trên môi, lần sau nặng hơn lần trước. Chàm nếu không được điều trị đúng cách dễ gây biến chứng nhiễm khuẩn, bội nhiễm, thâm môi và rất khó chữa trị.

Hình ảnh bệnh chàm môi
Hình ảnh bệnh chàm môi

Mời bạn đọc đón xem: Viêm nang tóc – Nguyên nhân gây rụng tóc

3. Có thể ngăn ngừa bệnh chàm trên môi không?

Bệnh chàm môi là bệnh rất thường gặp, dễ tái phát nhưng rất khó chữa khỏi triệt để. Rất nhiều trường hợp, người bệnh gặp tình trạng bệnh chàm môi tái phát liên tục sau điều trị. Bệnh dai dẳng mãi không khỏi là do những nguyên nhân sau:

  • Chàm (viêm da cơ địa) là bệnh liên quan đến cơ địa dị ứng, bệnh tự miễn nên hiện chưa có thuốc đặc trị.
  • Chữa chàm không đúng nguyên nhân, chỉ điều trị về mặt triệu chứng khiến bệnh dễ tái phát trở lại.
  • Nhiều trường hợp chữa bệnh sai cách như tùy tiện áp dụng mẹo dân gian, thuốc tây khiến chàm môi có dấu hiệu nặng hơn và dễ tái phát.

Tuy nhiên, người bệnh có thể kiểm soát triệu chứng bệnh, hạn chế tái phát trong nhiều năm nếu như có giải pháp phù hợp, điều trị đúng nguyên nhân. Nếu do yếu tố ngoại sinh (dị ứng), bệnh chàm môi có thể được khắc phục và ngăn ngừa. Nếu do yếu tố nội sinh, việc chữa trị sẽ hướng đến cách quản lý các dấu hiệu và trị triệu chứng tại chỗ.

Để ngăn ngừa bệnh chàm môi, bạn có thể thực hiện một số thay đổi trong lối sống:

  • Cố gắng giảm bớt căng thẳng: Căng thẳng có thể làm tăng phản ứng dị ứng của cơ thể. thiền, yoga và học các kỹ thuật thở êm dịu có thể giúp bạn kiểm soát căng thẳng.
  • Dưỡng ẩm cho môi thường xuyên: Sử dụng kem dưỡng da vào buổi sáng và buổi tối. Giữ son dưỡng môi trong ví hoặc túi của bạn để dễ lấy. Cố gắng tránh liếm môi.
  • Tránh thời tiết khắc nghiệt: Tránh cái lạnh vào mùa đông và cái nóng vào mùa hè. Tránh xa nhiệt độ khắc nghiệt, nóng.

Nếu bệnh chàm của bạn được kích hoạt bởi phản ứng dị ứng, hãy tránh bất kỳ loại thực phẩm và sản phẩm nào có chứa chất gây dị ứng đó. Hãy biến việc đọc nhãn thành một thói quen.

Chàm môi có thể tái phát lại nếu bạn không phòng tránh được các tác nhân dị ứng gây bệnh. Chữa bệnh sẽ cần nhiều thời gian, cần kiên trì để có thể cải thiện triệu chứng. Một số cách chữa chàm được áp dụng hiện nay gồm:

4. Thuốc bôi trị chàm môi 

Để chữa trị chàm môi và giảm bớt cảm giác đau rát, khó chịu, tại cơ sở y tế bác sĩ chỉ định 1 số loại thuốc bôi tại chỗ như:

  • Dùng kem bôi, bao gồm cả corticosteroid
  • Kem dưỡng ẩm cho da, nhất là vùng mặt và xung quanh môi
  • Sử dụng son dưỡng môi chuyên dụng
  • Kem trị nấm viền môi

Trường hợp chàm môi nặng, cần sử dụng đến các loại thuốc đường uống tác động từ bên trong. Trong đó, nhóm thuốc kháng sinh histamin được sử dụng để giảm ngứa, viêm nghiêm trọng, phòng tránh nhiễm trùng.

Tuy giảm triệu chứng nhanh nhưng sau điều trị bằng thuốc Tây, chàm ở môi dễ tái phát. Nhất là khi người bệnh tự ý mua và sử dụng thuốc, dùng thuốc không theo hướng dẫn. Bên cạnh đó, tác dụng phụ của thuốc bôi ngoài da chứa corticoid có thể tổn thương môi, làm tăng nguy cơ kháng thuốc, bội nhiễm.

????? Bạn đọc có bất kì thắc mắc về vấn đề da liễu cũng như các bệnh lý khác vui lòng liên hệ hotline: 0789502555 để được tư vấn trực tiếp

5. Chữa những biến chứng nhiễm khuẩn, bội nhiễm dễ xảy ra do chàm môi tại nhà bằng thuốc dân gian

Chữa chàm ở môi tại nhà được áp dụng khi bệnh nhẹ. Các thảo mộc dân gian có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng ngứa, khô, đau rát môi bào gồm:

Bôi các loại dầu thực vật: Các loại dầu dừa, dầu hướng dương, dầu oliu… nguyên chất, có chất lượng tốt được sử dụng bôi lên môi. Các loại tinh dầu này giúp giảm triệu chứng khô, bong tróc môi.

Chữa chàm môi bằng mật ong: Mật ong có tính kháng khuẩn và giữ ẩm. Bôi trực tiếp mật ong lên môi 2 lần/ ngày làm giảm tình trạng khô, ngứa, đau rát do chàm.

Lá trầu không trị chàm môi: Rửa sạch lá trầu không, giã nát và lọc lấy nước, pha loãng cùng nước sạch. Lấy tăm bông chấm nước lá trầu không, bôi lên môi để giảm triệu chứng.

Nhìn chung các mẹo dân gian có ưu điểm lành tính nhưng không đem lại hiệu quả cao. Việc áp dụng sai cách, định lượng dược liệu không phù hợp có thể khiến bệnh nặng hơn. Do vậy người bệnh cần phải tham khảo ý kiến BS trước khi dùng

6. Chữa chàm môi bằng Đông y dứt triệu chứng, ngăn tái phát

Chữa chàm bằng thảo dược Đông y hiện là giải pháp hiệu quả và an toàn. Các bài thuốc Đông y kết hợp nhiều thảo dược chú trọng điều trị chàm từ căn nguyên. Đồng thời, loại bỏ triệu chứng và chăm sóc da hiệu quả. Chính vì vậy, các bài thuốc Đông y thường đem lại hiệu quả toàn diện, lâu dài, hạn chế tái phát và an toàn.

Sử dụng các bài thuốc đông y trong điều trị chàm môi
Sử dụng các bài thuốc đông y trong điều trị chàm môi

 

TẠI TUỆ Y ĐƯỜNG BS ĐÃ CHỮA RẤT NHIỀU CÁC CA CHÀM MÔI TỪ MỨC ĐỘ NHẸ ĐẾN NẶNG CÓ PHẢN HỒI RẤT TỐT BS XIN ĐỂ HÌNH ẢNH TẠI ĐÂY ĐỂ CÁC BẠN TIỆN THEO DÕI 

 

7. Bị chàm môi kiêng ăn gì, ăn gì để bệnh nhanh khỏi?

Nói về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh chàm, để điều trị bệnh chàm hiệu quả cần có chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý. Thực tế việc ăn uống không kiêng khem, không tuân thủ tư vấn điều trị có thể làm mất tác dụng của thuốc. Đồng thời khiến bệnh chàm môi tái đi tái lại nhiều lần. Chính vì vậy, trong quá trình điều trị chàm, người bệnh cần tuân thủ những lưu ý sau:

Mời bạn đón đọc: Xua tan nỗi lo Rụng tóc sau sinh của các mẹ “bỉm sữa”

Người bị chàm môi nên ăn: Rau xanh, trái cây tươi chứa nhiều vitamin như rau cải, súp lơ, rau diếp cá, đu đủ, cà rốt, xoài, cam, bưởi… giúp giảm ngứa, khó chịu, làm dịu tổn thương môi. Bổ sung thực phẩm giàu omega 3, kẽm như: Đậu hà lan, bột yến mạch, cá hồi, dầu cá… Ăn thêm các loại dầu hạt lanh, dầu oliu, dầu anh thảo… Uống nhiều nước mỗi ngày để giữ ẩm và cải thiện tình trạng khô, bong tróc môi.

Chàm môi nên kiêng ăn: Hải sản như tôm, cua, nghêu, sò, ốc… nội tạng động vật, thực  phẩm đóng hộp, đồ ăn cay nóng và nhiều mỡ.. Các loại thực phẩm này thường làm tăng triệu chứng ngứa, kích ứng da khiến chàm nặng hơn. Nhiều trường hợp có dấu hiệu mưng mủ, tái phát do ăn uống không điều độ.

Ngoài ra, người bệnh cần xây dựng chế độ sinh hoạt và chăm sóc da hợp lý với những lưu ý sau:

  • Hạn chế và thận trọng khi sử dụng bất kì loại mỹ phẩm nào, nhất là son môi, son dưỡng. Nên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, ít hương liệu.
  • Hạn chế lo âu, căng thẳng vì stress, chú trọng đến chất lượng và không gian sống, hạn chế tiếp xúc với khói thuốc, không khí ô nhiễm,…
  • Thường xuyên rửa tay và mặt với sản phẩm chuyên dụng, không liếm môi.
  • Mắc chàm môi nên kiêng các loại hải sản, đồ tanh
    Mắc chàm môi nên kiêng các loại hải sản, đồ tanh

Hy vọng những thông tin trên đã giải đáp cho bạn những thắc mắc xoay quanh vấn đề Chàm môi . Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ qua:

📮 Facebook: Tuệ Y Đường

👩⚕️ Bs CKII Trần Thị Thu Huyền

👩⚕️  Bác sĩ Đoàn Dung

💒Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

📞Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *