GIUN SÁN – Dấu hiệu nhân biết và phòng tránh

Giun sán gây ngứa là một bệnh mà ít ai nghĩ đến. Phần lớn mọi người thường nghĩ đến do thời tiết hoặc bệnh da liễu mà bỏ qua một nguyên nhân rất ít ai nghĩ đến một trong những nguyên nhân phổ biến và thường gặp nhất là ngứa do kí sinh trùng.

Vậy tại sao nhiễm giun sán gây ngứa da? Dấu hiệu nhận biết và cách trị như thế nào? Ngày hôm nay hãy cùng mình lắng nghe BS Trần Thị Thu Huyền, BS CKII YHCT, Trưởng khoa khám bệnh tại Phòng khám Đông y Tuệ Y Đường chia sẻ về những dấu hiệu và nguyên nhân của căn bệnh này nhé

Sau đây là những câu hỏi của các bạn đã gửi tới PK Tuệ Y Đường và được Bác sĩ Huyền trả lời:

Câu 1: Bác sĩ cho khán giả được biết những loại giun sán nào nhiễm cho người thường gây nên biểu hiện ngứa da vậy ạ?

Bác sĩ Huyền trả lời:

Kí sinh trùng gây bệnh cho người có rất nhiều chủng và các chi khác nhau. Tuy nhiên một số các loại giun sán khi nhiễm cho người thường gây ngứa da có thể kể đến là:

Ấu trùng giun đũa chó Toxocara

Ấu trùng giun lươn Strongyloides

Sán lá gan lớn Fasciola

Giun đũa Ascaris lumbricoides

Giun móc Ancylostoma duodenale

Giun xoắn Trichuris trichiura,…

Những loại giun sán này đã được chứng minh là có mối liên hệ mật thiết đáng kể đối với các bệnh mẩn ngứa da, dị ứng. Và thường chỉ được phát hiện khi có triệu chứng không rõ nguyên nhân, dùng thuốc không đáp ứng và được Bác sĩ chuyên khoa chỉ định đi xét nghiệm, hoặc đơn giản là khám tổng quát có chỉ số bạch cầu ưa acid tăng hơn so với bình thường.

Câu 2: Ngoài biểu hiện ngứa da thì bệnh liên quan đến giun sán còn có những triệu chứng gì trên da nữa không thưa cô?

Bác sĩ Huyền trả lời

Ngoài mẩn ngứa thì những người nhiễm ký sinh trùng còn có những biểu hiện ngoài da giống hệt với các bệnh ngoài da thông thường khác. Có thể kể đến như:

đỏ da, phát ban, dị ứng, sưng tấy, lở loét,..

Tuy nhiên với mỗi loại ký sinh trùng khác nhau cũng sẽ có triệu chứng ngoài da khác nhau. Ngoài những triệu chứng trên da thì người bệnh có thể có thêm các triệu chứng khác như:

  • Đau vùng rốn, người bệnh gầy yếu, có thể nôn và đi ngoài ra giun. Đau bụng do nhiễm giun thường tái đi tái lại nhiều lần;
  • Người bị nhiễm giun kim thường bị ngứa ở vùng hậu môn về đêm;
  • Rối loạn tiêu hóa, phân lúc đặc, lúc lỏng, giun kim xuất hiện ở hậu môn hoặc trong phân;
  • Trẻ nhiễm giun thường biếng ăn, khó chịu, hay quấy khóc và khó ngủ về đêm;
  • Có biểu hiện thiếu hụt vitamin và khoáng chất;
  • Trong một số trường hợp, người bị nhiễm giun có máu trong phân, có biểu hiện thiếu máu, thở khò khè hoặc ho khan.

Tìm hiểu thêm: VIÊM NANG LÔNG – NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Câu 3: Thưa bác sĩ, vậy tại sao nhiễm giun sán lại gây ngứa da?

Bác sĩ Huyền trả lời

Ấu trùng giun sán khi nhiễm vào cơ thể chúng sẽ xâm nhập vào máu. Quá trình di chuyển trong máu, chúng sẽ kích thích phản ứng dị ứng của hệ thống miễn dịch, gia tăng nồng độ IgE, tăng bạch cầu ái toan và tế bào mast. Khi đó, một số bệnh nhân có hệ miễn dịch yếu hoặc nhiễm giun sán nặng rất dễ gây nên các phản ứng dị ứng, mẩn ngứa giống và rất dễ nhầm lẫn với bệnh da liễu.

Câu 4: Vậy trong các loại giun sán dễ gây dị ứng thì những loại giun sán nào có tỉ lệ mắc ở cộng đồng cao nhất thưa cô?

Bác sĩ Huyền trả lời

Bệnh giun đũa chó Toxocara hiện nay có tỷ lệ dương tính trong cộng đồng cao và có liên quan đến các triệu chứng mẩn ngứa ở người lớn và hen suyễn ở trẻ nhỏ.

Một số nghiên cứu cho thấy nhiễm Giun xoắn Trichuris trichiura gây nên các triệu chứng ngứa da và làm tăng nguy cơ dị ứng với mạt. Các nghiên cứu cho thấy sử dụng thuốc diệt ký sinh trùng điều trị bệnh giun đũa chó Toxocara có khả năng làm giảm triệu chứng ngứa

Các thuốc có thể sử dụng để điều trị tình trạng này như: Albendazole, Mebendazole…  và các thuốc giảm ngứa như kháng Histamin, chống dị ứng, chống viêm

Câu 5: Vậy khi bị tình trạng này thì chúng ta cần làm gì thưa cô?

Bác sĩ Huyền trả lời

Đầu tiên nếu xét nghiệm có dương tính với giun sán thì cần điều trị thuốc diệt giun sán, có thể kể đến là ivermectin.

Điều trị triệu chứng kèm theo như mẩn ngứa, mề đay,..bằng các thuốc chống dị ứng kháng Histamin,.. (tây y) hoặc các nhóm thuốc Đông y như Lá đơn đỏ, Ké đầu ngứa, kinh giới, phòng phong,… hoặc bài thuốc cụ thể theo chứng trạng bệnh (Đông y)

Trong thời gian điều trị nếu cũng cần hạn chế các nhóm thực phẩm dễ gây ngứa, dị ứng như thịt gà, hải sản đồ tanh,..

>>> NẤM DA 1 NĂM VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ SAU 1 ĐỢT THUỐC

Câu 6: Bác có lời khuyên nào cho các BN cũng như khán giả cách phòng tránh ngứa da do ký sinh trùng?

Bác sĩ Huyền trả lời

Việc cần làm đầu tiên chính là duy trì tẩy giun định kỳ 6 tháng/ lần bất kể với các đối tượng và độ tuổi nào.

Ngoài việc tẩy giun thì người bệnh cũng cần phải chú ý:

  • Tránh xa chó mèo hoặc phải tắm rửa thường xuyên, dọn phân và tẩy giun cho chó mèo
  • Ăn chín uống sôi
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, giặt giũ quần áo, khăn tắm, chăn, drap, gối
  • Và nếu nhiễm bệnh thì cần đến cơ sở y tế, BS có chuyên môn để thăm khám, chẩn đoán cũng như tuân thủ phác đồ điều trị.

Ngoài ra, BS cũng chia sẻ thêm 1 số kiến thức về căn bệnh này như sau:

Những tác hại khi nhiễm giun sán

Tác hại của giun sán là hút chất dinh dưỡng làm cơ thể suy kiệt do thiếu chất dinh dưỡng, đại diện của nhóm này là sán dây, giun đũa, giun móc, giun chó lớn như giun mỏ.

Một số ấu trùng giun sán một khi xâm nhiễm vào cơ thể sẽ có vòng đời đi từ ruột đến máu, các cơ quan, phổi, họng, thực quản, thậm chí cả ruột non, từ đó gây ra các khối u, áp xe ở gan, tim, mắt, não.

Nhóm ấu trùng này bao gồm ấu trùng giun đũa, ấu trùng trứng lợn, giun lươn, sán lá gan lớn, sán dây. Tác hại nguy hiểm nhất của nó là tổn thương gan, đường mật trong gan nếu di chuyển lên não và tổn thương hệ thần kinh trung ương với những hậu quả và di chứng nghiêm trọng.

Một số trường hợp lâm sàng nghiêm trọng:

Các ca lâm sàng do giun sán thường có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, gây ra các triệu chứng khó chịu như ngứa da kéo dài, điều trị da liễu không dứt. Nhiễm giun kim gây ngứa hậu môn, khiến trẻ quấy khóc về đêm.

Khi mắc bệnh sán dây, người bệnh thường kêu chướng bụng, đi ngoài nát, lo lắng khi thấy đốt sán dây, không nói với ai, chia sẻ với ai, tự đi mua thuốc uống, không làm gì lại uống. , nhưng hiếm khi có biến chứng nghiêm trọng.

Có một cô tiếp viên hàng không rất hay thịt sống. Khi cô ấy đến bác sĩ, cô ấy mang cho tôi một lọ nhựa với những con bọ vẫn đang di chuyển. Ngay từ cái nhìn đầu tiên, tôi đã biết đó là sán dây. Tuy nhiên, cô ấy nói đó là một con giun và không có biểu hiện gì bất thường, và cô ấy đã uống thuốc trị giun nhưng nó không hết.

Nhiễm trùng sán dây, thường không có triệu chứng sau một thời gian được tư vấn, là do ăn thịt gia súc quý hiếm và sán lá ruột của chúng, có thể dài tới 10 mét, và vết cắn được biết là nguyên nhân gây bệnh chỉ là một phần của bệnh. Bệnh này được điều trị bằng thuốc chống ký sinh trùng.

Sau khi uống thuốc 6 giờ và được theo dõi tại phòng khám, 1 con sán dài khoảng 10m, rộng khoảng 1 cm. Con sán được cho vào lọ và có thể quan sát được đầu, cổ, xương sống. Sau khi điều trị, cô ấy vui vẻ nói: “Tôi không thể ăn thịt bò tái nữa”, rồi lên xe về.

Các trường hợp khác chủ yếu là ngứa ngoài da và điều trị da liễu không hiệu quả, được người thân, bạn bè đưa đến xét nghiệm giun sán và thường dương tính với giun đũa. Triệu chứng ngứa do giun sán được cải thiện sau khi điều trị bằng thuốc tẩy giun. Các xét nghiệm máu hiện nay có thể phát hiện nhiều loại giun trong máu. Xét nghiệm máu cũng có thể cho biết cơ thể bạn dị ứng với chất gì và phát hiện các tình trạng cơ bản gây ngứa. B.: Bệnh gan, thận, tiểu đường, tuyến giáp, thiếu máu.

Hiện tại, tại Phòng khám Tuệ Y Đường, bác sĩ Trần Thị Thu Huyền đang điều trị tình trạng ngứa do giun sán bằng thuốc y học cổ truyền phù hợp với từng người một kết hợp với thuốc chống kí sing trùng. Có thể là thuốc thang sắc, hoặc sẽ được Bác sĩ cô thành cao hay viên thành thuốc hoàn để mọi người dễ bảo quản, dễ sử dụng.

Mọi vấn đề thắc mắc cần tư vấn về da liễu hãy liên hệ trực tiếp  BS.CKII Trần Thị Thu Huyền hoặc Đông y Tuệ Y Đường để được giải đáp các bạn nhé.

📮 Facebook: Tuệ Y Đường

👩⚕️ Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền

👩⚕️  Bác sĩ Đoàn Dung

💒Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

📞Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *