Giảm ngứa bệnh mề đay tức thì

Bệnh mề đay đặc trung bởi tổn thương sẩn cục, rìa đỏ, gây cảm giác ngứa ngáy, rất khó chịu, càng gãi lại càng ngứa, hơn nữa khi gãi, móng tay trực tiếp tiếp xúc với da có thể khiến da bị xước, bị tổn thương, tạo cơ hội vi khuẩn bên ngoài xâm nhập… Do đó, chúng ta cần lưu ngay những phương pháp khác có hiệu quả tức thì giảm ngứa bệnh mề đay nhé!

 

mề đay

Theo BS.CKII Trần Thị Thu Huyền – Trưởng khoa khám bệnh Phòng khám Tuệ Y Đường: “Bệnh mề đay là một trong những bệnh da liễu rất phổ biến trong cộng đồng, mọi người nên có một số thông tin giảm ngứa tức thì bệnh mề đay cực đơn giản, dễ áp dụng ngay tại nhà”. Trước hết chúng ta cần hiểu thế nào là bệnh mề đay? Triệu chứng điển hình bệnh mề đay? 

1. Khái niệm bệnh mề đay

Hình ảnh tổn thương da do bệnh mề đay
Hình ảnh tổn thương da do bệnh mề đay

 

Mề đay là tình trạng phản ứng của các mao mạch dưới da, niêm mạc trước các yếu tố gây dị ứng ở bên trong hoặc bên ngoài cơ thể, gây nên hiện tượng phù tại chỗ, làm da bị phồng lên và rất ngứa ngáy khó chịu. Sẩn ngứa có thể xuất hiện chỉ một vùng da, hoặc niêm mạc trên cơ thể hoặc có thể xuất hiện cùng lúc ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể.

Mề đay có thể là dạng cấp tính (kéo dài không quá 6 tuần) hoặc mạn tính (kéo dài trên 6 tuần).

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh mề đay như dị ứng thời tiết, tiếp xúc với môi trường lạnh, dị ứng với hóa mỹ phẩm, côn trùng cắn, dị ứng phấn hoa, mệt mỏi, stress,… Trên cùng một bệnh nhân, đôi khi có nhiều yếu tố kết hợp gây mày đay.

2. Triệu chứng bệnh mề đay 

 Theo BS.CKII Trần Thị Thu Huyền cho biết : “Tình trạng mề đay diễn biến có các mức độ từ nặng tới nhẹ. Bệnh nhẹ thì các triệu chứng ở mức ngứa ngáy kèm xuất hiện các nốt mề đay trên da. Còn trong trường hợp nặng, nổi mề đay quá mức, có thể dẫn tới sốc phản vệ, bệnh diễn biến nhanh, đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người bệnh”.

Nhận biết mề đay qua các triệu chứng sau:

  • Mẩn sẩn ngứa, phát ban: Bề mặt trên da nổi lên hàng loạt nốt ban, gờ cao hơn so với bề mặt da, có màu đỏ hoặc trắng, rìa xung quanh sục sẩn màu đỏ.
  • Kích thước sẩn ngứa mề đay đa dạng: Nốt mề đay có thể có nhiều kích thước lớn, nhỏ khác nhau, từ 1 cm đến 8 cm. Mề đay nhìn qua giống như vết muỗi đốt, dài như vết lằn hoặc chằng chịt như màng nhện.
  • Cảm giác rất ngứa ngáy: Đây chính là một dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh mề đay, gây khó chịu cho bệnh nhân.

Một số triệu chứng mề đay ít gặp gồm:

  • Nhiễm trùng: trường hợp bệnh nhân gãi nhiều, vùng da bị trầy xước, tổn thương, vi khuẩn bên ngoài dễ dàng xâm nhập gây viêm nhiễm.
  • Khó thở: Khó thở, sốc phản vệ khi vùng khí quản, thanh quản của người bệnh bị thu hẹp. Đây là triệu chứng cấp cứu, cần can thiệp điều trị kịp thời.

Do đó nên giảm ngứa một cách khoa học, hạn chế gây thêm tổn thương mới.

Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết: Mề đay nên và không nên ăn gì?

3. Một số cách giảm ngứa bệnh mề đay

BS.CKII Trần Thị Thu Huyền & BS Đoàn Dung – Đội ngũ Y bác sĩ Phòng Khám Tuệ Y Đường mách bạn đọc một số cách giảm ngứa bệnh mề đay như sau:

3.1 Hạn chế gãi

mề đay, da liễu

Thói quen gãi ngứa có thể làm tăng kích ứng trên bề mặt da, càng làm cho tình trạng ngứa nặng hơn. Hơn nữa, vô tình móng tay sẽ gây tổn thương da, xước da, cơ hội cho vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào cơ thể gây bệnh. 

Bạn đọc có thắc mắc về Da liễu có thể liên hệ trực tiếp hotline 0789.502.5550789.503.555 để được hỗ trợ!

3.2 Cắt ngắn móng tay

Người bệnh nên cắt ngắn móng tay để hạn chế tối đa việc gây tổn thương da.

Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết: Mề đay trong Đông y và hướng điều trị cho mẹ bầu sau sinh

3.3 Lựa chọn trang phục thấm hút mồ hôi tốt, thoải mái

Người dễ gặp kích ứng, không nên mặc đồ bó sát, gây bí da, phởi phát phản ứng viêm trên da. Do đó người bệnh lên lựa chọn đồ chất liệu nhẹ, thấm hút mồ hôi tốt, rộng rãi thoải mái, tạo cảm giác dễ chịu. Nên thay quần áo hàng ngày, giữ quần áo sạch sẽ.

Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết: Kết quả điều trị Mề đay tại Đông y Tuệ Y Đường

3.4 Tránh tắm nước quá nóng hoặc nước quá lạnh

Việc nhiệt độ tiếp xúc với da thay đổi một cách đột ngột có thể là một yếu tố vật lý gây kích ứng da, khởi phát mề đay, sẩn ngứa. Do đó, chúng ta cần lựa chọn nhiệt độ nước tắm phù hợp, bảo vệ da tối ưu. 

3.5 Không ăn thức ăn có chất kích thích, đồ cay nóng, đồ ăn gây dị ứng

Dị ứng đồ ăn là một trong những nguyên nhân gây mề đay.

Dị ứng thức ăn là một phản ứng của hệ thống miễn dịch xảy ra sau khi ăn một loại thức ăn. Ngay cả chỉ với một lượng nhỏ thức ăn cũng có thể gây dị ứng, kích hoạt một loạt phản ứng trong cơ thể, biểu hiện bởi các dấu hiệu và triệu chứng như vấn đề tiêu hoá, nổi mề đay, sưng đường thở, gây khó thở. 

Ở một số người dị ứng thực phẩm có thể gây hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là sốc phản vệ – phản ứng có thể đe dọa đến tính mạng. 

Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết: CHỮA MỀ ĐAY BẰNG CÁC PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y AN TOÀN- HIỆU QUẢ

3.6 Tránh dùng xà phòng, dầu gội, sữa tắm gây kích ứng da hoặc gây ra phản ứng dị ứng.

Các sản phẩm dùng hàng ngày như xà phòng, dầu gội, sữa tắm chứa nhiều thành phần hóa học tổng hợp: chất tạo bọt, hương liệu,…. tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây kích ứng da, khởi phát bệnh mề đay.

viêm da cơ địa
Vệ sinh da thường xuyên loại bỏ bụi bẩn.

3.7 Chườm đá hoặc nước mát lên vùng da bị ngứa.

Mề đay có thể gây tổn thương da cục sẩn ngứa màu đỏ hoặc màu trắng. Đối với sẩn ngứa mề đay màu đỏ, chúng ta có thể giảm cảm giác ngứa bằng cách chườm đá, nước mát lên dùng da bị tổn thương. Đối với sẩn ngứa màu trắng không nên chườm đá lạnh hoặc nước lạnh, vì có thể khiến bệnh trở nên nặng hơn.

Bạn đọc có thắc mắc về Da liễu có thể liên hệ trực tiếp hotline 0789.502.5550789.503.555 để được hỗ trợ!

3.8 Nên giữ nhiệt độ trong nhà phù hợp và sử dụng máy tạo độ ẩm. Giặt chăn màn thường xuyên.

Môi trường ẩm mốc, nơi sống có vệ sinh kém là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn cũng như nấm mốc phát triển. Làm tăng khả năng gây bệnh nổi mề đay cho con người. Không chỉ vậy, môi trường bị ô nhiễm cũng gây ra nhiều bệnh về đường hô hấp, ảnh hưởng đến sức khỏe chúng ta.

Chăn, màn, áo gối là những vật dụng dễ bám bụi nhất. Do đó, nếu không được vệ sinh thường xuyên rất dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi rút, nấm bám vào, phát triển và  gây bệnh vào ban đêm. Vệ sinh giường chiếu, chăn gối sạch sẽ trước khi đi ngủ.

mề đay, da liễu
BS.CKII Trần Thị Thu Huyền và BS Đoàn Dung đang thăm khám cho bệnh nhân

Bạn đọc có thắc mắc về Da liễu có thể liên hệ trực tiếp hotline 0789.502.5550789.503.555 để được hỗ trợ!

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất qua:

? Facebook: Tuệ Y Đường

?⚕️ Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền

?⚕️  Bác sĩ Đoàn Dung

?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

?Hotline: 0789.502.5550789.503.555

Tin liên quan

21 thoughts on “Giảm ngứa bệnh mề đay tức thì

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Địa chỉ của phòng khám là 166 Nguyễn Xiển , Thanh Xuân, Hà Nội, bạn gọi vào số điện thoại hotline 0789.502.555 để được các bác sĩ bạn nhé!

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Bệnh này không nguy hiểm chỉ làm ảnh hưởng đến chất lượng sống, sinh hoạt của người bệnh bạn nhé!

  1. Bích Trần says:

    Chào bác sĩ,
    Em xin gửi thông tin về bệnh như sau:
    Nữ, 32 tuổi, làm văn phòng.
    Bác sĩ da liễu Tây y chuẩn đoán bị bệnh vảy nến cách đây 20 năm.
    Em có chữa trị khoảng 2-3 đợt Tây y từ đó đến nay (mỗi đợt 2-3 tháng) nhưng giảm ít và tái lại nhiều nên sống chung với bệnh.
    Bệnh ko liên tục. Dấu hiệu nhẹ nên cố gắng chịu. Chỉ có khi mất ngủ, căng thẳng, trời nóng thì bị nặng hơn và rất khó chịu vì ngứa và trông ghê.
    Vị trí bệnh:
    Đầu: trên da đầu, thường đỉnh đầu, trên tóc sau gáy, hai bên gần hai tai, trên tóc vòng theo trán. Bị trên đầu cách đây 20 năm. khi mất ngủ, nắng nóng, căng thẳng ngứa nhiều, nổi mẩn đó, sau đó bong vảy đầy đầu trông rất ghê.
    Trên lông mày, sau vành tai và trong tai mới xuất hiện 5 năm nay, cũng mẩn đỏ, ngứa, bong vảy.
    Lúc ăn ngủ khỏe thì tình trạng bệnh giảm, ko có dấu hiệu rõ ràng, chỉ hơi ngứa. Còn lúc yếu thì bị nhiều, khó chịu.
    Ngoài ra em thuộc dạng khó ngủ, hay mất ngủ, lo lắng nhiều, đau bao tử, có vi trùng viêm gan B nhưng BS nói ko cần uống thuốc. Da nhiều dầu, 1 năm nay nổi mun nhiều. Và người hay cảm thấy ngứa ngáy, hay nổi mun nhọt ngứa dù tắm gội hàng ngày kĩ càng.

    bác vui lòng chẩn đoán giúp em và cho em xin liệu trình thích hợp để đặt mua thuốc.
    Xin cảm ơn bác.

  2. Minh Ann says:

    Chào bác sĩ !
    Mẹ em năm nay 39 tuổi, lâu lâu bà cứ bị ngứa lòng bàn tay va bàn chân nhưng chỉ kéo dài 1 2 đêm là tự nhiên hết, còn gần đây mẹ e cũng bị ngứa lòng bàn tay và bàn chân nữa những lại kéo dài hơn trước , tính tới hôm nay đã 5 ngày rồi mà chưa hết. Cứ ngứa châm chít trong cơ của lòng bàn tay và bàn chân làm mẹ em nhiều đêm mất ngủ.em rất lo lắng vì cứ như thế hoài thì sẽ ảnh hưởng nhieu đến sức khỏe của mẹ em lắm ạ..Và trước đây mẹ em đã bị sỏi thận 1 bên đã mổ rồi nhưng chưa hết, bây giờ lại bị sỏi cả 2 bên ..Cho em hỏi giữa bệnh thận và ngứa lòng bàn tay và bàn chân có liên quan với nhau không? Ngứa đó có trị hết không hay vẫn tái đi tái lại ? và có các cách nào làm hết cơn ngứa tạm thời không ?
    Mong bác sĩ tư vấn giúp em để mẹ em ngủ ngon giấc hơn và em có thể đưa mẹ đi điều trị kiệp thời.
    Em xin cảm ơn!

  3. Nam says:

    Mọi người cho e hỏi với ạ, em năm nay 22tuổi r mới đi lính về đc 1 năm và em ít uống bia rượu ạ. Đợt ra quân e có uống rượu nhưng mà uống bằng bát mỗi lần uống là 1 bát lúc đấy e uống khoảng 6 7 bát và sau khi ra quân được 1 năm thì e bị như này lúc mà suy nghĩ nhiều hay gì là nó ngứa người và gãi thì nó lên e tìm trên mạng thì xem thấy đây là bị nổi mề đay và e còn bị thêm cả nấm mông nữa, mọi người cho e hỏi là làm sao để chữa ạ em cảm ơn

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Những tổn thương đó có nổi lên và mất đi mà không để lại dấu vết gì không?Bạn chụp lại tổn thương và gửi qua số zalo 0789.502.555 để bác sĩ tư vấn thêm cho bạn nhé!

    • Bảo An says:

      Mình cũng từng bị như bạn , điều trị tại phòng khám được 3 tháng rồi, thấy đỡ hơn rất nhiều, không còn ngứa nữa, da giờ ko còn bị tình trạng nổi các sẩn phù, nhưng điều trị đông y khá lâu, cần kiên trì , không biết sau này thì như thế nào

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Bác sĩ không thể nói chắc chắn là bao lâu thì bệnh nhân sẽ khỏi hoàn toàn, bởi vì còn tùy thuộc vào độ đáp ứng của người bệnh, cơ địa của từng bệnh nhân, tuy nhiên trung bình là khoảng 3 tháng bạn nhé. Bạn có thể không cần đặt lịch, tuy nhiên nếu đặt lịch thì bạn sẽ được miễn phí khám và không phải chờ đợi lâu bạn nhé. Bạn gọi điện qua số 0789.502.555 để được bác sĩ tư vấn bạn nhé!

      • Tuấn says:

        Mọi người cho em hỏi với ạ, em bị ngứa từ hôm thời tiết bị lồm, cho đến nay thì càng ngày nó càng ngứa và lan ra vùng bẹn của em, và đặc biệt lúc buổi đêm ngứa kinh khủng luôn, không ngủ được, các bác sỹ tư vấn em với ạ ?

        • Thích Trần says:

          Ngoài những vị trí đó thì bạn có bị ở kẽ ngón tay không? Bạn chụp hình ảnh tổn thương và gửi vào số zalo 0789.502.555 để được các bác sĩ tư vấn thêm nhé!

          • Đông y Tuệ Y Đường says:

            Bác sĩ tư vấn thêm cho em với ạ, em cũng bị ngứa hết cả người mỗi khi ra gió thì sẽ ngứa hơn rất nhiều

  4. Hoàng says:

    Chồng tôi bị nổi mề đay mạn tính, người lúc nóng lúc lạnh , bị cả chân cả tay, trị mãi mà không hết bệnh dai dẳng hơn hai năm rồi, với tình trạng như chồng tôi bây giờ thì dùng thuốc của bên mình có khỏi hẳn được không?

  5. Hải Hà says:

    em đang có thai được 4 tháng gần tuần nay em bị nổi mề đay, mới đầu chỉ nổi mẩn ở phần bắp chân thôi, giờ đang lan lên cả chân tay, mí mắt và miện em có chút sưng, giở em không biết nên làm gì ạ, bên mình tư vấn cho em được không ạ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *