Ghẻ ở trẻ em – Có nguy hiểm không?

Ghẻ ở trẻ em là một trong những bệnh ngoài da phổ biến ở trẻ, có tốc độ lây lan nhanh và dễ để lại sẹo nếu không được chữa trị kịp thời. Hôm nay hãy cùng Phòng khám Tuệ Y Đường lắng nghe BS CKII.Trần Thị Thu Huyền – Trưởng khoa khám bệnh Phòng khám Đông Y Tuệ Y Đường giải đáp những thắc mắc xung quanh vấn đề này nhé.

1. Bạn đọc có tên Trang Thu hỏi: Bác sĩ hãy chia sẻ cho khán giả ở đây được biết nguyên nhân gây ra bệnh ghẻ là gì ạ?

Bác sĩ Thu Huyền trả lời:

  • Bệnh ghẻ là bệnh da do ký sinh trùng gây nên, triệu chứng nổi bật là ngứa nhiều, đặc biệt là ban đêm, gây ảnh hưởng nhiều tới giấc ngủ của người bệnh, đặc biệt là trẻ em. Bệnh dễ dàng lây lan giữa các thành viên trong gia đình nếu không được điều trị đúng cách.
  • Bệnh do ký sinh trùng (cái ghẻ, S.scabies) gây ra. Kí sinh trùng đào hầm dưới da và đẻ trứng, gây các phản ứng miễn dịch và ngứa. Chúng rất nhỏ, không thể nhìn bằng mắt thường mà chỉ có thể thấy trên kính hiển vi.
Nguyên nhân gây nên bệnh ghẻ
Nguyên nhân gây nên bệnh ghẻ

2. Quỳnh Thơm có hỏi: Bác sĩ có nói bên trên triệu chứng nổi bật của ghẻ là ngứa vào ban đêm, vậy bsi có thể giải thích tại sao và cho khán giả ở đây biết thêm 1 số đặc điểm sinh sản của ghẻ được không ạ?

Bác sĩ Huyền trả lời

  • Bệnh do ghẻ cái gây nên là chủ yếu, Con đực thường chết sau khi giao hợp, con cái ký sinh ở lớp sừng của thượng bì, đào hang về ban đêm, đẻ trứng về ban ngày, trứng nở thành ấu trùng và lột xác trở thành ghẻ trưởng thành. Ban đêm con cái bò ra khỏi hang tìm con đực, đây là lúc ngứa nhất (dấu hiệu ngứa vào ban đêm), dễ lây truyền nhất, vì ngứa gãi làm vương vãi cái ghẻ ra quần áo, giường chiếu…
  • Con cái sống từ 4-6 tuần, đẻ mỗi ngày 1-5 quả trứng, sau 3-7 ngày nở thành ấu trùng, sau đó lột xác nhiều lần thành kí sinh trùng trưởng thành. Ghẻ sinh sôi nảy nở rất nhanh, với điều kiện thuận lợi: 1 con cái sau 3 tháng có thể có một dòng họ 150 triệu con.

Có thể bạn quan tâm: Lá xà cừ và công dụng trong điều trị ghẻ

3. Câu hỏi tiếp theo xin hỏi BS: Vậy thì những vùng nào của cơ thể thường bị bệnh nơi mà ghẻ cái hay đào hang ạ?

Bsi Huyền: 1 số vị trí có thể kể đến như: 

  • Đường chỉ bàn tay và các kẽ ngón tay
  • Nách
  • Lằn chỉ cổ tay, nếp gấp khuỷu tay và khoeo chân
  • Bụng, mặt trong đùi.
  • Vùng sinh dục, gồm cả mông
  • Ngón chân và các kẽ ngón chân
  • Bên cạnh và lòng bàn chân.
Vùng da thường mắc bệnh ghẻ
Vùng da thường mắc bệnh ghẻ

4. Trên thực tế có những triệu chứng nào để nhận biết được trẻ đang bị ghẻ hay là đang bị 1 loại viêm da khác không ạ thưa bsi ?

Bsi Huyền:

  • Thời gian ủ bệnh thường 4-6 tuần
  • Luống ghẻ là do con cái đào ở lớp sừng gờ cao hơn mặt da, màu trắng đục hay trắng xám ở đầu luống ghẻ có mụn nước, mụn nước sắp xếp rải rác, riêng rẽ.
  • Vị trí: Lòng bàn tay, bàn chân, kẽ ngón tay, cổ tay, nách, bụng và sinh dục. Ở trẻ em còn gặp ở đầu và mặt.
  • Sẩn cục có màu nâu, tập trung chủ yếu ở vùng sinh dục trẻ nam, có thể gặp ở nách, mông. Một số sẩn cục tồn tại dai dẳng dù ghẻ ưđã hết.
  • Tổn thương khác thường do ngứa gãi gây nên: vết xước, sẩn, trợt, vảy tiết, mụn nước, mụn mủ, chốc hóa, sẹo thâm màu, bạc màu. Thương tổn dai dẳng gây biến chứng nhiễm khuẩn, chàm hóa.
  • Ngứa gặp ở hầu hết các bệnh nhân, ngứa nhiều nhất về đêm, lúc đi ngủ, ngứa vùng da non nhiều như vùng cạp quần, bẹn, mặt trong đùi. Ở trẻ em ngứa nhiều gây khó ngủ, quấy đêm.
  • Dịch tễ: Gia đình, tập thể nhiều người mắc bệnh tương tự và có tính chất lây lan.
Dấu hiệu nhận biết bệnh ghẻ
Dấu hiệu nhận biết bệnh ghẻ

5. Bác sĩ cho Hương Quỳnh cũng như khán giả biết thêm Bệnh ghẻ này lây lan như thế nào?

Bsi Huyền: 

  • Bệnh lây lan do việc tiếp xúc gần gũi giữa người với người. Bệnh cũng có thể lây do dùng chung quần áo, khăn tắm, ga chăn giường, và tiếp xúc da trực tiếp.
  • Bệnh có xu hướng lưu hành nhiều nơi đông đúc dân cư, điều kiện vệ sinh kém, bệnh vào mùa đông nhiều hơn mùa hè.

6.  Bệnh ghẻ ở trẻ em này được chẩn đoán chính xác khi nào?

Bsi Huyền: 

  • Bệnh được chẩn đoán khi có triệu chứng lâm sàng điển hình, có yếu tố dịch tễ (gia đình có người bị ngứa và biểu hiện lâm sàng tương tự) và có bằng chứng trực tiếp hoặc gián tiếp của ký sinh trùng. 
  • Hiện nay, Bệnh viện da liễu Trung ương sử dụng công nghệ Dermoscopy, phóng đại hình ảnh của da, để tìm hình ảnh gián tiếp như luống ghẻ, dấu hiệu delta. Dermoscopy an toàn, chính xác, không xâm lấn, giúp phát hiện sớm bệnh.

7. Bsi Quỳnh: Khi biết được trẻ mắc ghẻ thì cần lưu ý gì và Bệnh được điều trị như thế nào thưa bsi ?

Bsi Huyền: 

  • Phát hiện, điều trị sớm, điều trị cùng lúc tất cả những người bị ghẻ trong gia đình, tập thể để tránh lây lại cho nhau.
  • Bôi thuốc vào buổi tối, đúng cách
  • Cách ly người bệnh, là luộc quần áo, vệ sinh chăn chiếu, đồ dùng…
  • Tùy thuộc vào lứa tuổi của bệnh nhân mà bác sĩ lựa chọn các phương pháp điều trị khác nhau. Với người lớn và trẻ lớn, có thể kết hợp cả thuốc đường uống và thuốc dùng tại chỗ. Trong khi ở trẻ nhỏ, ưu tiên sử dụng các thuốc tại chỗ. Trẻ nên được khám bác sĩ da liễu để lựa chọn thuốc an toàn và phù hợp với lứa tuổi
Bác sĩ thăm khám cho các bạn nhỏ tại Tuệ Y Đường
Bác sĩ thăm khám cho các bạn nhỏ tại Tuệ Y Đường

Mọi ý kiến thắc mắc vui lòng liên hệ hotline: 0789.503.555 để được giải đáp nhanh và chính xác nhất

8. Bsi Quỳnh: Hương Quỳnh các mẹ cũng sẽ lo lắng và có chúng câu hỏi với HQ đó là Các nốt sẩn đỏ, sẩn ngứa sẽ tồn tại bao lâu ạ?

Bsi Huyền: Các nốt sẩn ngứa của trẻ, đặc biệt ở bộ bận sinh dục có thể tồn tại tới 2 tháng hoặc lâu hơn. Bác sĩ có thể cho thuốc chống ngứa đường uống hoặc đường bôi để giảm ngứa. Hãy thông báo cho bác sĩ nếu con quý vị vẫn xuất hiện nốt sẩn mới trong quá trình điều trị.

9. Bsi Quỳnh: Làm thế nào để tiêu diệt ký sinh trùng ghẻ ở vật dụng xung quanh ạ?

Bsi Huyền: Tất cả quần áo, khăn tắm, ga giường, chăn, vải bọc ghế ngồi xe ô tô, ghế ngồi cho bé, và xe đẩy đã tiếp xúc với bất kỳ thành viên nào trong gia đình trong 3 ngày qua đều nên được giặt trong máy bằng nước nóng và sấy khô ở nhiệt độ cao trong ít nhất 20 phút để diệt ký sinh trùng. Với các đồ dùng không thể giặt được (gối, thú nhồi bông lớn) cần được để vào túi ni lông dùng xịt Tower xịt vào và buộc kín trong 3 ngày.

Giặt trong máy bằng nước nóng và sấy khô ở nhiệt độ cao trong ít nhất 20 phút để diệt ký sinh trùng
Giặt trong máy bằng nước nóng và sấy khô ở nhiệt độ cao trong ít nhất 20 phút để diệt ký sinh trùng

10. Bsi Quỳnh: Câu hỏi cuối cùng HQ muốn hỏi bsi đó là Bệnh ghẻ có biến chứng gì không?

Bsi Huyền: Trẻ bị ghẻ có thể xuất hiện các biến chứng như ghẻ chàm hóa, ghẻ bội nhiễm, viêm cầu thận do liên cầu,… Vì vậy, trẻ cần được thăm khám và điều trị sớm.

Bệnh ghẻ để lại nhiều biến chứng như ghẻ chàm hóa, ghẻ bội nhiễm, viêm cầu thận do liên cầu
Bệnh ghẻ để lại nhiều biến chứng như ghẻ chàm hóa, ghẻ bội nhiễm, viêm cầu thận do liên cầu

Như vậy, Bs Huyền đã trả lời một số thắc mắc của các bạn về căn bệnh tưởng chừng như đã không còn nhưng lại mắc rất nhiều tại thời điểm này. Mọi thắc mắc cần tư vấn về vấn đề da liễu, phụ khoa hãy liên hệ trực tiếp tới

📮 Facebook: Tuệ Y Đường

👩⚕️ Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền

👩⚕️  Bác sĩ Đoàn Dung

💒Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

📞Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *