Ghẻ-các dấu hiệu nhận biết, cách phòng ngừa và điều trị [1]

Bệnh ghẻ là một bệnh ngoài da khá phổ biến ở nước ta. Bệnh thường xuất hiện ở những vùng dân cư đông đúc, nhà ở chật hẹp, thiếu vệ sinh, thiếu nước sinh hoạt. Bệnh tuy không gây hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe, nhưng nếu không được điều trị chu đáo và triệt để bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng. Hãy cùng Hương Quỳnh tìm hiểu về vấn đề này cùng BS.CKII Trần Thị Thu Huyền qua video ngày hôm nay nhé.

 

  

MC: Thưa Bác sĩ bệnh ghẻ là một bệnh như thế nào và có biểu hiện cụ thể ra sao ạ?

BS Huyền: Bệnh ghẻ là một bệnh nhiễm Kí sinh trùng ở da, gây nên bởi sự xâm nhập của một loài ký sinh bắt buộc ở lớp thượng bì có tên khoa học là Sarcoptes scabiei. 

Triệu chứng bệnh:

  • Người bệnh rất ngứa, khó chịu, nhất là về đêm vì cái ghẻ đào hầm vào ban đêm.
  • Mụn nước xuất hiện rải rác, riêng rẽ ở vùng da mỏng như kẽ ngón tay, đường chỉ lòng bàn tay, mặt trước cổ tay, cẳng tay, nếp vú, quanh thắt lưng, rốn, kẽ mông, mặt trong đùi và bộ phận sinh dục. Ở trẻ sơ sinh mụn nước có thể xuất hiện ở lòng bàn chân.
  • Sẩn cục hay sẩn huyết thanh: hay gặp ở nách, bẹn, bìu.
  • Có thể thấy đường hầm ghẻ hay còn gọi là luống ghẻ, dài 3-5mm, bên trên mặt da là một mụn nước nhỏ. Thường tìm thấy ở kẽ ngón tay, đường chỉ lòng bàn tay, nếp gấp cổ tay và quy đầu.
  • Vét loét, xước do chà xát có thể bội nhiễm chàm hóa mụn mủ.
Bệnh ghẻ là một bệnh nhiễm Kí sinh trùng ở da
Bệnh ghẻ là một bệnh nhiễm Kí sinh trùng ở da

 

MC: Dạ, vậy thưa Bác sĩ, ghẻ thường xuất hiện ở đâu, gặp nhiều ở những đối tượng nào và bệnh này có lây không ạ?

BS Huyền: Bệnh thường xuất hiện ở những vùng dân cư đông đúc, nhà ở chật hẹp, thiếu vệ sinh, thiếu nước sinh hoạt, mùa đông nhiều hơn mùa hè. Ai cũng có thể mắc bệnh.

Bệnh lây từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua quần áo, chăn chiếu dính trứng ghẻ hoặc cái ghẻ.

 

Tổ đỉa- kết quả điều trị bệnh nhân nữ làm đầu bếp [4]

 

MC: Bệnh ghẻ có bị nhầm lẫn với các bệnh khác không? Và làm cách nào để phân biệt các bệnh này với nhau ạ? 

BS Huyền: Tổ đỉa: thương tổn là các mụn nước nhỏ ở vùng rìa các ngón tay hay bàn tay, bàn chân, ngứa, tiến triển dai dẳng. 

– Sẩn ngứa: thương tổn là sẩn huyết thanh rải rác khắp cơ thể, rất ngứa. 

– Viêm da cơ địa: thương tổn dạng sẩn mụn nước tập trung thành từng đám, chủ yếu ở các chi dưới, rất ngứa, tiến triển dai dẳng. 

– Nấm da: thương tổn là mảng da đỏ, các mụn nước và vảy da ở rìa thương tổn, bờ hình vòng cung, có xu hướng lành ở giữa. Ngứa nhiều, xét nghiệm tìm thấy sợi nấm. 

Bệnh ghẻ dễ nhầm với tổn thương viêm da cơ địa
Bệnh ghẻ dễ nhầm với tổn thương viêm da cơ địa

– Săng giang mai: thương tổn là một vết trợt nông, nền cứng, không ngứa, không đau, hay gặp ở vùng hậu môn sinh dục. Kèm hạch bẹn to, thƣờng có hạch chúa. Xét nghiệm trực tiếp soi tươi tìm thấy xoắn khuẩn giang mai tại thương tổn và hạch vùng, xét nghiệm huyết thanh giang mai dương tính.

MC: Bệnh này có điều trị được không và chữa thế nào ạ? 

BS Huyền: Bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu điều trị một cách tích cực và triệt để, tránh sót lại cái ghẻ cũng như trứng cá ghẻ.

Nguyên tắc điều trị chúng:

– Điều trị cho tất cả những người trong gia đình, tập thể, nhà trẻ…nếu phát hiện bị ghẻ.

 – Dùng thuốc đúng, đủ thời gian.

Quần áo, chăn màn đệm, vỏ gối, đồ dùng… giặt riêng, giặt sạch và phơi khô, là kĩ (2 mặt).
Quần áo, chăn màn đệm, vỏ gối, đồ dùng… giặt riêng, giặt sạch và phơi khô, là kĩ (2 mặt).

– Quần áo, chăn màn đệm, vỏ gối, đồ dùng… giặt riêng, giặt sạch và phơi khô, là kĩ (2 mặt).

MC: Bác sĩ có thể chia sẻ một số vị thuốc trong Đông y dùng để điều trị ghẻ được không ạ?

BS Huyền: Một số loại lá tắm rất hữu ích và hiệu quả trong quá trình điều tị ghẻ phải kể đến như:

  • Lá xà cừ: Theo Y học cổ truyền, lá và vỏ cây xà cừ có tác dụng chữa bệnh ngoài da. Chất tanin gây ra vị chát trong lá cây có tác dụng làm se da, giúp các tổn thương da nhanh lành
  • Lá xoan: Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng trong lá xoan có chứa nhiều khoáng chất có tác dụng tiêu độc, làm mát và giảm ngứa ngáy. Có tác dụng chữa bệnh ghẻ lở và các bệnh ngoài da khá hiệu quả
  • Lá muồng trâu: Các hoạt chất trong lá cây muồng trâu giúp tiêu diệt an toàn cái ghẻ, đồng thời giúp tiêu viêm, giảm ngứa, làm xẹp các nốt mụn nước trên da

 

Giải pháp tạm biệt làn da KHÔ, BONG TRÓC vào mùa đông

 

MC: Dạ, vậy bác sĩ có thể chia sẻ thêm một số biện pháp phòng tránh bệnh này được không ạ?

BS Huyền:

  • Vệ sinh cá nhân hằng ngày sạch sẽ.
Vệ sinh cá nhân hằng ngày sạch sẽ
Vệ sinh cá nhân hằng ngày sạch sẽ
  • Khi phát hiện ra có người trong gia đình bị ghẻ cần điều trị sớm, tránh tiếp xúc và dùng chung các đồ dùng của người bị bệnh.
  • Định kỳ vệ sinh nhà ở, không gian sống và môi trường xung quanh.

MC: Cảm ơn Bác sĩ ngày hôm nay đã dành thời gian giải đáp thắc mắc và chia sẻ cùng mọi người về các triệu chứng cũng như cách điều trị và phòng tránh bệnh này. 

Mọi vấn đề thắc mắc cần tư vấn về da liễu hãy liên hệ trực tiếp Bác sĩ Trần Thị Thu Huyền hoặc Đông y Tuệ Y Đường để được giải đáp các bạn nhé.

 

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *