BẠN ĐÃ BIẾT ĐẦY ĐỦ NGUYÊN NHÂN BỆNH TỔ ĐỈA CHƯA?

Bệnh tổ đỉa là 01 trong những tổn thương da của bệnh lý viêm da cơ địa. Bệnh đặc trưng bởi tổn thương mụn nước nhỏ li ti sâu dưới da ở bàn tay, bàn chân. Hiện vẫn chưa rõ cơ chế gây bệnh, tuy nhiên một số yếu tố có thể là nguy cơ khởi phát bệnh tình.

Hãy cùng đội ngũ Y bác sỹ Tuệ Y ĐườngBS.CKII Trần Thị Thu Huyền, BS Đoàn Dung, tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa nhé!

Bệnh tổ đỉa, da liễu

Theo BS.CKII Trần Thị Thu Huyền – Trưởng khoa khám bệnh Phòng khám Tuệ Y Đường: ‘Bệnh tổ đỉa thường kéo dài từ 3 – 4 tuần sau đó có thể tự khỏi, bệnh dễ tái phát nhiều lần gây ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày. Việc hiểu nguyên nhân gây khởi phát bệnh, giúp bạn đọc chủ động phòng ngừa bệnh diễn biến nặng, cải thiện chế độ sinh hoạt phù hợp bệnh lý’.

1. Cách nhận biết bệnh tổ đỉa:

Bệnh tổ đỉa còn được biết đến với cái tên là chàm tổ đỉa, đây là một dạng tổn thương viêm da xảy ra khá phổ biến. Lúc này, vùng da bị tổn thương sẽ xuất hiện các nốt mụn nước li ti với đường kính từ 2 – 3 mm, mụn nước mọc rải rác trên da hoặc tập trung thành từng đám lớn. 

Các nốt mụn viêm này thường mọc sâu bên dưới da, khó vỡ và gây ra các triệu chứng ngứa ngáy rất khó chịu.

Y học hiện đại đã chia bệnh tổ đỉa thành 4 thể khác nhau dựa vào mức độ tổn thương bệnh tổ đỉa:

  • Tổ đỉa thể giản đơn: thể bệnh này đa số gặp trên lâm sàng, gây ra các tổn thương trên da với mức độ vừa và nhẹ.
  • Tổ đỉa thể nhiễm khuẩn: đây là thể bệnh tổ đỉa với các triệu chứng tương tự thể giản đơn, tuy nhiên lúc này vi khuẩn đã xâm nhập vào da gây nhiễm khuẩn và xuất hiện mụn mủ, bã đậu.
  • Tổ đỉa thể bọng nước: Vùng da bị tổn thương nếu không được chăm sóc đúng cách, thường xuyên tiếp xúc với hóa chất sẽ hình thành nên các bọng nước to trên da.
  • Tổ đỉa thể khô: Đây là thể bệnh khá đặc biệt, vùng da tổn thương sẽ không xuất hiện mụn nước mà có dấu hiệu đỏ rát, tróc vảy.

Tổ đỉa là bệnh lý không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác, nhưng chúng có thể lan rộng tổn thương từ vùng da bệnh sang các vùng da lành khác trên cơ thể. 

Thông thường, các triệu chứng của  bệnh tổ đỉa trên da có thể tự biến mất chỉ sau 3 – 4 tuần nếu người bệnh có các biện pháp chăm sóc và can thiệp đúng cách.

Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết:TỔ ĐỈA LÀ BỆNH GÌ?

2. Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa theo Y học hiện đại

2.1 Di truyền:

Những người sống trong gia đình có bố hoặc mẹ mắc bệnh tổ đỉa thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với bình thường. Theo thống kê của y học, số trường hợp mắc bệnh tổ đỉa do di truyền chuyến đến 50% trong số ca bệnh.

2.2 Dị ứng:

Làn da nhạy cảm bị dị ứng với các chất hóa học trong các sản phẩm vệ sinh hàng ngày như xà phòng, chất tẩy rửa,… cũng là nguyên nhân gây ra bệnh tổ đỉa thường gặp.

Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết:TỔ ĐỈA CHỮA TRỊ THẾ NÀO?

2.3 Nhiễm khuẩn:

Môi trường sống và nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm, tính chất công việc thường xuyên phải tiếp xúc với nước và đất bẩn khiến da bị nhiễm khuẩn. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến vi khuẩn nấm tích tụ trên da, khi gặp phải điều kiện thuận lợi sẽ phát triển mạnh và gây bệnh.

2.4 Sức đề kháng suy yếu:

Những người mắc các bệnh lý mãn tính khiến hệ miễn dịch bị suy yếu sẽ không có khả năng chống chọi với bệnh tật, các tác nhân gây hại sẽ dễ dàng xâm nhập qua da và gây ra bệnh. Một số bệnh lý làm suy giảm hệ miễn dịch thường gặp là tiểu đường, bệnh gan thận, HIV,..

2.5 Tác dụng phụ của thuốc:

Việc quá lạm dụng vào các loại thuốc điều trị bệnh hoặc mỹ phẩm sẽ khiến hàng rào bảo vệ da bị ảnh hưởng, từ đó các dị nguyên bên sẽ dễ dàng xâm nhập vào sâu bên trong và gây bệnh.

Stress, căng thẳng, bệnh tổ đỉa
Stress – nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa

2.6 Căng thẳng, stress:

Nếu bạn bị căng thẳng stress kéo dài sẽ khiến sức đề kháng suy giảm, các tác nhân gây hại dễ dàng xâm nhập qua da và gây bệnh.

2.7 Nguyên nhân khác:

Ngoài những nguyên nhân được kể ở trên thì bệnh cũng có thể bùng phát  do một số yếu tố khác như nhiễm nấm, rối loạn thần kinh giao cảm, tiếp xúc với kim loại, bị chàm cơ địa,…

Hình ảnh BS CKII Trần Thị Thu Huyền và BS Đoàn Dung thăm khám cho Bệnh nhân tại Tuệ Y Đường
Hình ảnh BS.CKII Trần Thị Thu HuyềnBS Đoàn Dung thăm khám cho Bệnh nhân tại Tuệ Y Đường

3. Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa theo Y học cổ truyền: 

3.1 Do khí hậu, môi trường sống.

Hoàn cảnh tự nhiên và xã hội luôn tác động đến con người.

  • Hoàn cảnh tự nhiên: bao gồm khí hậu, thời tiết, địa lý, tập quán sinh hoạt. Khi khí hoàn cảnh tự nhiên biến đổi, con người sẽ ứng biến thích nghi, chế ngự, cải tạo thiên nhiên, con người và tự nhiên tác động qua lại với nhau. 
  • Khí hậu biến đổi, những người sinh sống tại môi trường ô nhiễm, bụi mịn, chất thải độc hại; sử dụng đồ ăn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, chứa nhiều hóa chất bảo quản, thức ăn biến đổi gen ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, gây bệnh tổ đỉa.
  • Thói quen sinh hoạt không khoa học, điều độ; uống rượu, hút thuốc lá, béo phì không tập vận động, hay lao lực quá độ đều tổn hại đến tinh khí huyết, suy giảm
  • Công năng tạng phủ, mất điều hòa vinh vệ, tà khí thừa cơ xâm nhập phát bệnh ở bì phu.    

Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết:CHỮA TỔ ĐỈA BẰNG LÁ BÀNG

3.2 Do tà khí xâm nhập cơ thể gây bệnh tổ đỉa.

  • Theo lý luận Y học cổ truyền Việt Nam có 06 thứ khí lưu chuyển liên tục trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, bình thường khí ở mức bình hòa không thành bệnh lý, khi khí trở bất cập thái quá, trở thành tà khí, xâm nhập vào cơ thể gây bệnh, bì phu xuất hiện các tổn thương mụn tli ti.

3.3 Chức năng tạng phủ suy giảm, nuôi dưỡng cơ thể kém, chính khí hư suy tà khí xâm nhập hình thành tổn thương tổ đỉa.

  • Do khí hậu môi trường sống, hay do tà khí xâm nhập sẽ gây bệnh ở tạng phủ, trường hợp chính khí khỏe mạnh thì sau giai đoạn cấp mắc bệnh, cơ thể sẽ đào thải tà khí ra bên ngoài, lập lại cân bằng âm dương, điều hòa khí huyết vận hành nội tại. Nhưng trường hợp chính khí không đủ sức chiến thắng tà khí, tà khí sẽ xâm nhập sâu trong tạng phủ gây bệnh mạn tính, bệnh dai dẳng khó điều trị. Mụn nước tiến triển từng đợt, không khỏi dứt điểm.
  • Sinh ra bẩm thụ tinh cha huyết mẹ không đầy đủ, chính khí yếu kém, giảm khả năng chống lại tà khí, cơ thể dễ bị tà khí xâm phạm cơ thể, gây bệnh.   

Bạn đọc có thắc mắc có thể liên hệ trực tiếp hotline 0789.502.5550789.503.555 để được hỗ trợ!

? Facebook: Tuệ Y Đường

?⚕️ Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền

?⚕️  Bác sĩ Đoàn Dung

?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

?Hotline: 0789.502.5550789.503.555

*Bài viết được tham vấn bởi Ths.BSCKII Trần Thị Thu Huyền – Trưởng khoa Khám bệnh – của Phòng khám Tuệ Y Đường*

Người viết: BS Lan Anh

Tin liên quan

18 thoughts on “BẠN ĐÃ BIẾT ĐẦY ĐỦ NGUYÊN NHÂN BỆNH TỔ ĐỈA CHƯA?

  1. ngocanhtran says:

    Lòng bàn tay cháu xuất hiện cũng phải chục nốt mụn nước, trước có 2 3 nốt thôi nên cháu k để ý, cũng hơi ngứa, sau n lan ra với ngứa nhiều hơn,k biết có fai do nguồn nước hay do gì mà bị như vậy. Cháu có ra ngoài hiệu thuốc hỏi thì người ta bảo bị tổ đỉa rồi đưa cho lọ thuốc bôi, bôi cũng đỡ ngứa nhưng quên bôi vài hôm thì nó lại ngứa nhiều. Làm thế nào để khỏi hẳn vậy bác sĩ chỉ cháu với ạ?

  2. QUỲNH says:

    Con em năm nay học lớp 6, nó bị nổi mụn nước ở lòng bàn tay, ngứa nhiều lắm ạ. Em thì đi làm xa không ở nhà mà nó cũng chả nói với em. Nay về nhà thì mới biết nó bị cũng phải cả tháng rồi, ngứa nhiều mà ngày càng lan ra nhiều hơn, bác sĩ chỉ em cách chữa bệnh này với ạ

  3. Trần Quang Huy says:

    Trước e dùng kem bôi tempovate với mấy loại nữa không nhớ được tên, bôi xong cũng khỏi nhưng giờ lại bị tái lại. Có phương pháp nào chữa khỏi hoàn toàn được bệnh này không ạ?

  4. QUỲNH THƯ says:

    Mẹ cháu bị bệnh này lâu lắm r mà mãi ko thấy khỏi, bôi đủ thứ thuốc r. Mà nhà cháu bán quán ăn nên mẹ cháu cũng hay fai tx nhiêuf với nước, chắc sẽ khó chữa hơn fai ko ạ

    • Hương Quỳnh says:

      Bệnh này điều trị thuốc đông y chắc là phải kiên trì bạn ạ, không kiên trì thì khó khỏi lắm, mình điều trị ở đây 2 tháng rồi, cũng thấy đỡ ngứa hơn nhiều,mụn còn rất ít bạn ạ

      • Hoàn Trí says:

        Tôi bị tổ đỉa 3 tháng rồi, ngứa rất nhiều ,kèm nứt nẻ các ngón tay rất khó chịu, không biết phòng khám này điều trị như thế nào

  5. Lan nguyễn says:

    E bị tổ đỉa học trên mạng dùng muối với lá lốt, tỏi các kiểu mà chả hết bác sĩ ạ. Có cách nào điều trị khỏi bệnh này ko ạ?

  6. Diep diep says:

    Em bị bệnh này gần 5 năm nay rồi, chữa mãi mà không khỏi hẳn thấy nhiều người nói bệnh thành mãn tính rồi. Bên mình bác sĩ có thể điều trị được cho em không ạ, e cảm ơn!

  7. Hương Giang says:

    mình muốn hỏi kinh nghiệm điều trị cho mẹ mình. Mẹ bị gần chục năm nay, chân không đi được giày nữa vì bệnh tổ đỉa nặng, giờ mẹ mình chỉ ngâm chân bằng nước lá khế với muối pha loãng cho đỡ ngứa thôi. nếu bên mình có thuốc chữa khỏi được bệnh này thì tốt quá

  8. Quang Hải says:

    Bác sỹ cho em hỏi với ạ, mẹ em bị bệnh tổ đỉa được hơn 3 năm rồi, chữa thuốc tây thì cứ đỡ sau đó lên lại. giờ bệnh của mẹ em nặng lắm, những nốt mọc chi chít ở cả bàn tay và trong kẽ ngón tay nữa. Em muốn tư vấn về thuốc của bên mình, số điện thoại của trung tâm ntn để em điện tư vấn trước,em xin cảm ơn!

  9. Văn Toàn says:

    Bác sỹ ơi cho em hỏi với, em thấy mình có những dấu hiệu lên mụn rồi ngứa ngáy như mọi người nói là bệnh tổ đỉa nhưng em chưa đi khám, vậy giờ em có nên đi khám hay là mua thuốc về điều trị luôn được k? nếu khám thì khám ở đâu ạ, e cảm ơn nhiều

  10. Trần Hằng says:

    Lòng bàn tay cháu xuất hiện cũng phải chục nốt mụn nước, trước có 2 3 nốt thôi nên cháu k để ý, cũng hơi ngứa, sau n lan ra với ngứa nhiều hơn,k biết có fai do nguồn nước hay do gì mà bị như vậy. Cháu có ra ngoài hiệu thuốc hỏi thì người ta bảo bị tổ đỉa rồi đưa cho lọ thuốc bôi, bôi cũng đỡ ngứa nhưng quên bôi vài hôm thì nó lại ngứa nhiều. Làm thế nào để khỏi hẳn vậy bác sĩ chỉ cháu với ạ?

  11. Phương says:

    Vugf da tay của cháu đợt này hay nổi những mụn nước nhỏ , rất ngứa, cháu gãi suốt không chịu được . cháu ra hiệu thuốc mua thuốc về bôi mà không đỡ thì có cách nào điều trị không ạ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *