Chữa tổ đỉa bằng lá bàng

Kinh nghiệm thực tế ghi nhận, áp dụng mẹo chữa tổ đỉa bằng lá bàng có thể giúp cải thiện tổn thương trên da. Đồng thời làm giảm nhanh cơn ngứa và ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm kích hoạt. Thực hư như thế nào? Liệu lá bàng chữa bệnh tổ đỉa có hiệu quả hay không?

Vấn đề này sẽ được Tuệ Y Đường làm rõ qua bài viết sau đây.

Dùng lá bàng chữa bệnh tổ đỉa là mẹo dân gian đến nay vẫn còn được nhiều người áp dụng

Tổ đỉa là một dạng viêm da hay gặp. Bệnh thường xuất hiện chủ yếu ở lòng bàn tay, bàn chân kèm theo các dấu hiệu đặc trưng như ngứa, nổi mụn nước tiết dịch, mụn nước không được chữa trị trở thành mụn nước lớn, vỡ ra và gây viêm. Bệnh có nguy cơ tái phát nhiều lần ảnh hưởng tới khả năng lao động và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây tổ đỉa rất đa dạng nhưng thường gặp nhất ở những yếu tố sau:

  •  Yếu tố di truyền: Gia đình có tiền sử cơ địa dị ứng, dễ nhiễm khuẩn sẽ tăng nguy cơ bị tổ đỉa. Theo thống kê, có trên 50% bệnh nhân là do di truyền.
  •  Dị ứng hóa chất sinh hoạt: Phấn hoa, xà phòng, mỹ phẩm, xi măng, bụi phấn,… gây kích ứng da.
  •  Bị bệnh tổ đỉa do nhiễm khuẩn: Thường xuyên tiếp xúc với đất, nước bẩn khiến da bị viêm, tổn thương và gây ra bệnh.
  •  Do cơ địa: Một số bệnh lý hen suyễn, viêm thận, viêm gan,.. cũng có thể gây bệnh tổ đỉa. Ngoài ra, người có sức đề kháng yếu, ăn uống không điều độ, sinh hoạt thất thường cũng là điều kiện để bệnh phát triển.
  •  Nguyên nhân bệnh tổ đỉa do Nấm: Khi bị nhiễm nấm tay chân, khả năng kháng khuẩn của da sẽ kém đi, làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  •  Rối loạn thần kinh giao cảm: Quá trình tăng tiết mồ hôi tay chân do rối loạn thần kinh giao cảm, đây là nguyên nhân gây ra bệnh tổ đỉa khá phổ biến.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Lạm dụng các loại thuốc điều trị bệnh có thể ảnh hưởng đến hàng rào bảo vệ da, từ đó khiến dị nguyên dễ xâm nhập và gây bệnh.
  • Tiếp xúc với kim loại: coban, niken….  trong môi trường làm việc công nghiệp;

Triệu chứng

  • Triệu chứng nổi bật là các mụn nước sâu, như chìm khảm vào mặt da, cứng chắc 1-2 mm đuờng kính, không gờ lên mặt da, rải rác hoặc tập trung thành từng đám, cụm, không tự vỡ, tự tiêu để lại điểm dầy sừng màu vàng, sau róc da để lại nền đỏ bóng màu hồng viền vằn vèo. Do chọc gãi có thể có mụn mủ, có quầng viêm đỏ ,nhiễm khuẩn thứ phát bàn tay sưng tấy, sốt, hạch sưng, bạch cầu tăng.
  • Khu trú ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu ngón tay,mặt dưới ngón tay,ria ngón tay,ô  mô cái, mô út, lòng bàn tay, đầu ngón, ria ngón, mặt dưới ngón, vòm lòng bàn chân, ria lòng bàn chân, hạn hữu mới lan lên mặt lưng (mặt mu) bàn tay chân, không bao giờ vượt quá cổ tay, cổ chân.
  • Bệnh tiến triển từng đợt theo mùa thường nặng về xuân hạ, mùa đông đỡ, dai dẳng, hay tái phát.

Tiếp xúc với nguồn nước bẩn tăng nguy cơ mắc tổ đỉa

Thể lâm sàng:

Trên lâm sàng chia thành 4 thể đó là:

  • Tổ đỉa thể giản đơn: mô tả  ở trên
  • Tổ đỉa nhiễm khuẩn: có thêm mụn mủ
  • Tổ đỉa thể bọng nước: có bọng nước to bằng hạt đỗ hạt ngô thường có vai trò của dị ứng  hoá chất.
  • Tổ đỉa thể khô: không có mụn nước, da đỏ,khô, có viền róc vẩy, cảm giác rát, thường nặng về mùa xuân.

Điều trị:

Tại chỗ: dập tắt mụn nước và chống bội nhiễm

  • Mụn nước đơn thuần bôi đắp gạc dung dịch sát khuẩn  như  dung dịch bạc nitrat 0,5%, nếu có bội nhiễm có mụn mủ dùng thuốc màu như dung dịch tím methyl 1%, dung dịch Milian ..
  • Khi giảm mụn nước bôi kem, mỡ corticoid như mỡ Flucinar, kem tempovate, kem dermovate, mỡ corticoid + kháng sinh.
  • Nếu  là loại tổ đỉa căn nguyên do nấm thì dùng thuốc bôi và uống chống nấm

Toàn thân:

  • Chống ngứa, giải cảm, kháng Histamine tổng hợp.Nếu cần cho một đợt corticoid uống từ 5-10 ngày.
  • Kháng sinh nếu có bội nhiễm
  • Nếu do nấm dùng Griseofulvin 0,25  4viên ngàyx 30 ngày.
  • Đông y : Xông khói thương truật ngày 5-10 phút, 1 đợt 10 -15 ngày.

 Phòng bệnh:

  • Không chọc gãi chà xát gây bội nhiễm.
  • Hạn chế rửa xà phòng, tránh tiếp xúc hoá chất.
  • Mặc và đeo đồ bảo hộ khi làm việc trong môi trường ô nhiễm.
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, stress.

Có nên dùng lá bàng để chữa bệnh tổ đỉa hay không?

Tổ đỉa là một thể đặc biệt của bệnh chàm có sự xuất hiện của các tổn thương da dạng mụn nước sâu thường khu trú ở lòng bàn tay hay bàn chân. Cùng với đó là tình trạng ngứa ngáy khó chịu ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và cuộc sống.

Bên cạnh việc áp dụng điều trị y tế thì với hiện trạng bệnh nhẹ nhiều người đã không ngần ngại điều trị bằng các mẹo dân gian. Trong đó mẹo chữa bệnh tổ đỉa bằng lá bàng hiện đang được áp dụng rất phổ biến.

Theo BS.CKII Trần Thị Thu Huyền – phụ trách chuyên môn của Phòng Khám Đông y Tuệ Y Đường, lá bàng có tính mát với các công dụng như sát trùng, kháng khuẩn và chống viêm rất hiệu quả. Nhờ đó mà có thể giúp hỗ trợ chữa lành tổn thương da và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng khi bị tổ đỉa.

Các thành phần flavonoid, tanin, phytosterol… trong lá bàng đều có dược tính cao. Chúng sẽ thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương da diễn ra nhanh chóng hơn. Đồng thời ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm phát triển trên vùng da bị bệnh.

Đặc biệt, hoạt chất tanin rất dồi dào trong lá bàng có tác dụng làm se niêm mạc da rất tốt. Không chỉ làm dịu kích ứng mà còn hỗ trợ điều trị mụn rộp, mụn nước do bệnh tổ đỉa gây ra. Các thành phần chống oxy hóa trong lá bàng còn thúc đẩy quá trình hình thành tế bào da mới và tăng cường hàng rào bảo vệ tự nhiên cho da.

Để đưa ra nhận định có nên chữa bệnh tổ đỉa bằng lá bàng hay không cần nắm được ưu và nhược điểm của mẹo điều trị này:

  • Về mặt ưu điểm: Lá bàng là nguyên liệu dễ kiếm, lành tính. Mẹo chữa này ít phát sinh rủi ro ngay cả khi dùng thời gian dài. Cách thực hiện đơn giản và không tốn nhiều thời gian. Tiết kiệm được chi phí điều trị.
  • Về mặt hạn chế: Không mang lại kết quả tức thì như thuốc Tây y. Hiệu quả còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhất là cơ địa. Chỉ đáp ứng tốt với trường hợp bệnh còn nhẹ, tổn thương da chưa bị trợt loét.

4 Mẹo chữa tổ đỉa bằng lá bàng rất hiệu nghiệm

Lá bàng chỉ có thể phát huy tốt tác dụng chữa bệnh tổ đỉa khi được sử dụng đúng cách. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết 4 cách chữa tổ đỉa bằng lá bàng được áp dụng phổ biến nhất:

1. Chữa bệnh tổ đỉa bằng cách ngâm rửa nước lá bàng

Đối với quá trình điều trị bệnh tổ đỉa thì việc vệ sinh vùng da bị tổn thương là rất quan trọng. Ngâm rửa với nước sắc lá bàng không chỉ giúp làm sạch da mà còn giúp giảm ngứa, sát khuẩn và làm dịu da rất tốt. Đây cũng chính là cách dùng lá bàng đơn giản nhất trong điều trị bệnh tổ đỉa.

Cách thực hiện:

  • Cần chuẩn bị 1 nắm lớn lá bàng non cùng với 1 chút muối hạt.
  • Đem lá bàng đi rửa sạch rồi ngâm trong chậu nước muối khoảng 10 phút.
  • Vớt ra để ráo rồi vò nhẹ và cho vào ấm đun cùng 2 lít nước cho tới khi sôi già.
  • Đổ ra thau, chờ đủ ấm rồi dùng ngâm rửa vùng da đang bị tổn thương.

2. Bôi dịch ép từ lá bàng chữa bệnh tổ đỉa

Bên cạnh việc ngâm rửa thì nhiều người chọn cách bôi trực tiếp dịch ép từ lá bàng lên vùng da tổn thương. Cách này giúp cho các thành phần hoạt tính trong lá bàng có thể thẩm thấu sâu vào da và phát huy tốt tác dụng.

lá bàng chữa tổ đỉa
Có thể dùng dịch ép từ lá bàng bôi trực tiếp lên vùng da tổn thương do tổ đỉa

Cách thực hiện:

  • Cần chuẩn bị khoảng từ 5 – 7 lá bàng non cùng với 1 chút muối hạt.
  • Lá bàng đem đi rửa sạch và cho vào chậu nước muối loãng ngâm ít nhất 10 phút để loại bỏ tạp chất, bụi bẩn.
  • Vớt ra để ráo rồi cho vào cối giã nát cùng vài ba hạt muối nhằm nâng cao tính kháng khuẩn.
  • Vắt lấy dịch ép từ lá bàng, bỏ phần bã đi.
  • Vệ sinh vùng da bị tổ đỉa cho sạch sẽ rồi dùng khăn mềm thấm khô.
  • Sau đó dùng tăm bông thấm vào dịch ép lá bàng rồi thoa đều lên.
  • Mỗi ngày có thể thực hiện 2 lần và sau khi bôi thuốc không cần phải rửa lại với nước.

3. Chữa tổ đỉa bằng cách đắp lá bàng

Dùng lá bàng để giã rồi đắp lên vùng da bị tổ đỉa cũng là mẹo chữa được nhiều người áp dụng. Với cách này, các thành phần với dược tính cao có trong lá bàng cũng có thể thấm sâu vào trong da. Nhờ đó mà thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương da, đồng thời giảm ngứa ngáy và khó chịu.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá bàng non cùng với 1 chút muối hạt.
  • Lá bàng đem đi rửa sạch và ngâm với nước muối loãng tối thiểu 10 phút.
  • Vớt ra, để ráo rồi cho vào cối giã nát hoặc cho vào máy xay nhuyễn.
  • Vệ sinh vùng da cần điều trị, thấm khô rồi đắp hỗn hợp này lên.
  • Giữ nguyên trong khoảng từ 15 – 20 phút rồi gỡ ra và dùng nước ấm rửa sạch.

4. Xông hơi lá bàng chữa bệnh tổ đỉa

Cách này đặc biệt phù hợp khi bệnh tổ đỉa kích hoạt ở khu vực chi dưới. Thực tế ghi nhận, áp dụng đều đặn trong vài tuần sẽ thấy kết quả rõ rệt. Ngoài ra, cách xông hơi này còn có thể áp dụng khi vùng da tổn thương đã được chữa lành. Hỗ trợ cho quá trình làm sạch da và giúp da thông thoáng, hấp thụ tốt hơn dưỡng chất từ các sản phẩm chăm sóc da.

Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá bàng cần chọn những lá chất lượng, ngâm rửa sạch sẽ và để ráo trước khi dùng

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 1 nắm lá bàng bánh tẻ đem rửa sạch với nước muối loãng và để ráo nước.
  • Đun sôi với 2 lít nước rồi hạ lửa đun kỹ thêm 20 phút để hoạt chất tanin tiết ra hết.
  • Đổ ra chậu và dùng để xông hơi chân khoảng 15 phút đến khi nước nguội bớt.
  • Chú ý giữ khoảng cách giữa mặt nước và da để tránh gây nóng rát hay bỏng.
  • Với cách này chỉ cần dùng khăn mềm thấm khô mà không cần sử dụng nước để rửa lại.

Lưu ý khi chữa bệnh tổ đỉa bằng lá bàng

Lá bàng là dược liệu lành tính nhưng vẫn có thể phát sinh rủi ro nếu bạn thiếu cẩn trọng khi dùng nó để chữa bệnh tổ đỉa. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và làn da, khi chữa bệnh tổ đỉa bằng lá nàng cần chú ý tới các vấn đề sau:

  • Mẹo chữa này chỉ có tác dụng hỗ trợ và không có tác dụng thay thế cho chỉ định từ bác sĩ.
  • Chỉ nên áp dụng khi bệnh còn nhẹ, trên da chưa xuất hiện tổn thương thứ phát hay bị nhiễm trùng.
  • Các mẹo chữa tổ đỉa bằng lá bàng chỉ áp dụng ngoài da, tuyệt đối không được sử dụng theo đường uống.
  • Tuyệt đối không dùng khi tình trạng viêm nhiễm lan tỏa trên diện rộng hay có kích hoạt bội nhiễm.
  • Trước khi dùng cần chú ý chọn lựa lá bàng kỹ lưỡng và vệ sinh bằng nước muối loãng cho thật sạch.
  • Trong quá trình áp dụng mẹo chữa này nếu có bất thường phát sinh, cần ngưng ngay và báo cho bác sĩ được biết.

Mặc dù được ghi nhận là có thể đáp ứng với bệnh tổ đỉa nhưng mẹo dùng lá bàng chỉ là kinh nghiệm dân gian truyền miệng. Tốt nhất, người bệnh nên cẩn trọng tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi áp dụng. Việc dùng không đúng cách rất đễ khiến các vấn đề rủi ro phát sinh làm tổn thương da nặng nề thêm.

Mọi thắc mắc hay câu hỏi về da liễu bạn đọc có thể liên hệ với BS.CKII Trần Thị Thu Huyền hoặc Phòng Khám Đông y Tuệ Y Đường để được giải đáp kịp thời!

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *