TỔ ĐỈA CHỮA TRỊ THẾ NÀO?|BẠN HỎI – BÁC SỸ TRẢ LỜI

Tổ đỉa là căn bệnh da liễu phổ biến ở rất nhiều nước trên thế giới. Đây là căn bệnh không những gây cảm giác khó chịu mà còn làm mất thẩm mỹ cho bản thân người mắc bệnh. Vậy làm thế nào để chữa trị cũng như kiểm soát tình trạng tốt nhất? Hãy cùng Tuệ Y Đường tìm hiểu về vấn đề này cùng BS.CKII Trần Thị Thu Huyền.

1. Tổ đỉa là bệnh gì? Biểu hiện của bệnh là như thế nào?

Tổ đỉa là một dạng bệnh viêm da đặc biệt. Có biểu hiện là những mụn nước nhỏ, kích thước từ 1-2mm, chứa chất lỏng hình thành trên lòng bàn tay và ngón tay hoặc bàn chân. Những mụn nước này thường tồn tại trên da khoảng 3 tuần, gây ngứa dữ dội, gây cản trở tới lao động và sinh hoạt của người bệnh. Khi mụn nước khô, chúng tạo thành vảy trên da gây mất thẩm mỹ.

2. Tổ đỉa có lây không? Và biểu hiện bệnh như thế nào?

TỔ ĐỈA

Tổ đỉa không phải căn bệnh tuy không quá nguy hiểm, khá dễ tái phát nhưng đây là bệnh không có nguy cơ lây nhiễm. Do đó, người thân hoàn toàn có thể chung sống, sinh hoạt bình thường với người bệnh

Bệnh tổ đỉa thường xuất hiện theo đợt, có thể kéo dài trong vài tuần. Ngay khi bệnh xuất hiện, người bệnh có thể cảm thấy ngay những bất thường trên da là biểu hiện điển hình của tổ địa. Một số triệu chứng thường gặp của bệnh gồm:

  • Xuất hiện mụn nước: Da người bệnh xuất hiện những mụn nước nhỏ li ti, ăn sâu vào biểu bì da, sờ thấy cứng chắc. Tình trạng này xuất hiện ở kẽ ngón tay, chân, lòng bàn tay, mu bàn tay. Một số mụn liên kết với nhau tạo thành từng đám bọng nước.
  • Ngứa: Người bệnh cảm thấy ngứa ngáy dữ dội, càng gãi càng khó chịu bởi cơn ngứa không dứt 
  • Da khô, có vảy: Khi mụn nước xẹp xuống, khô lại sẽ đóng thành vảy trên da. Lớp vảy này sau khi bong tróc có thể để lại điểm dày sừng vàng đục gây mất thẩm mỹ.
  • Móng tay, móng chân có thể bị thay đổi hình dáng

3. Nguyên nhân gây nên bệnh Tổ đỉa

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh tổ đỉa. Tuy nhiên, một số nguyên nhân chính phải kể tới:

  • Yếu tố di truyền: Thống kê cho thấy có tới 50% các trường hợp mắc bệnh tổ đỉa là do di truyền. Theo đó, nếu gia đình một người có người mắc tổ đỉa hoặc các bệnh da liễu, tỷ lệ mắc bệnh của người đó cũng cao hơn những người khác. 
  • Dị ứng hóa chất sinh hoạt: Người bị dị ứng với các chất như phấn hoa, mỹ phẩm, hóa chất, bụi bẩn,… khi tiếp xúc với các yếu tố này cũng có thể bị kích ứng da, dẫn tới bệnh. 
  • Do nhiễm khuẩn: Những người thường xuyên tiếp xúc với nguồn vi khuẩn như đất, nước bẩn sẽ có nguy cơ khiến da bị viêm nhiễm, tổn thương, từ đó dẫn tới bệnh. 
  • Do cơ địa: Tổ đỉa có thể là biến chứng các bệnh như hen suyễn, viêm thận, viêm gan,… Ngoài ra, sức đề kháng yếu, ăn uống, sinh hoạt không điều độ cũng có thể tạo điều kiện hình thành bệnh.
  • Rối loạn thần kinh giao cảm: Một trong những nguyên nhân dẫn tới bệnh tổ đỉa là do quá trình tăng tiết mồ hôi tay chân. Tình trạng này xuất hiện do do rối loạn thần kinh giao cảm. Đây là một trong những nguyên nhân khá phổ biến gây bệnh.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Việc lạm dụng các loại thuốc điều trị có thể khiến hàng rào bảo vệ da bị tổn thương, từ đó khiến dị nguyên dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. 

Ngoài những nguyên nhân kể trên, nguyên nhân gây tổ đỉa có thể xuất hiện do căng thẳng kéo dài, phơi nhiễm với một số hóa chất, hoặc vệ sinh tay chân không đúng cách.

Tổ đỉa- kết quả điều trị bệnh nhân nữ làm đầu bếp [4]

4. Tổ đỉa có thể điều trị dứt điểm được không?

Tổ đỉa là tình trạng da tương đối khó điều trị và nó khá dễ tái phát. Và một khi tái phát nhiều lần sẽ khiến các triệu chứng bệnh ngày một nghiêm trọng, diện tích lan rộng hơn. Tuy nhiên, bệnh sẽ được kiểm soát và khỏi nếu như áp dụng đúng phương pháp, ngăn ngừa tái phát trong thời gian dài.

5. Vậy Đông y chữa trị bệnh Tổ đỉa như thế nào?

Chữa bệnh tổ đỉa bằng YHCT hiện đang là phương pháp được giới chuyên gia đánh giá cao bởi tính an toàn, không gây tác dụng lại mang tới kết quả điều trị tối ưu, không tái phát. 

Với YHCT tổ đỉa là bệnh do nhiệt tà hay độc tà, phong thấp kết lại ở bì phu bàn tay, bàn chân. Do đó, nếu chỉ sử dụng các loại thuốc bôi ngoài cũng chỉ giúp làm sạch da, kháng khuẩn, chống ngứa ngáy, bội nhiễm nhưng sẽ không chữa dứt điểm, bệnh chắc chắn sẽ tái phát sau đó.

Nguyên tắc chữa bệnh bằng Đông y

Để chữa bệnh tổ đỉa, Đông y sử dụng những thảo dược tự nhiên giúp thanh nhiệt, khu phong, lợi thấp nhằm điều hòa khí huyết. Khi căn nguyên gây bệnh được loại bỏ, các triệu chứng trên da cũng từ từ biến mất, không có cơ hội tái phát.

6. Tổ đỉa ăn gì, kiêng gì?

Bên cạnh việc tuân thủ liệu trình điều trị của bác sĩ, người bệnh cũng có thể đẩy nhanh quá trình điều trị cũng như giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh bằng các thực hiện chế độ ăn uống hợp lý. Bệnh nhân tổ đỉa nên hạn chế những thực phẩm dễ gây kích ứng, dễ gây ngứa. Ngoài ra, cần bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất nhằm tái tạo tổn thương trên da. Cụ thể:

LASER VIÊM NANG LÔNG

NÊN

  • Nhóm thực phẩm nhiều kẽm như ngũ cốc, yến mạch, các loại đậu…
  • Trái cây, rau củ giàu chất xơ như cải bó xôi, bông cải xanh, cam quýt… 
  • Thực phẩm giàu vitamin E 

HẠN CHẾ

  • Thịt gà, tôm cua đồng
  • Hải sản, đồ thanh
  • Đồ ngọt, chứa nhiều đường 
  • Đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ,..

7. Phòng tránh bệnh tổ đỉa như thế nào?

Bệnh tổ đỉa rất dễ tái phát nếu không có biện pháp ngăn chặn hợp lý. Để hạn chế nguy cơ mắc phải căn bệnh này, mỗi người cần chú ý một số điểm sau:

  • Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ: Việc giữ gìn vệ sinh cơ  thể sạch sẽ nhất là khu vực bàn tay, bàn chân, kẽ ngón tay, chân, giúp phòng bệnh hiệu quả. Nên thường xuyên tắm gội, rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn để bảo vệ da. Tuy nhiên, cần tránh các sản phẩm xà phòng chứa chất tẩy rửa mạnh.
  • Tránh xa các yếu tố dị nguyên: Nên tránh xa các yếu tố như lông thú, bụi bẩn, phấn hoa,…. bởi đây là những thủ phạm dẫn tới tổ đỉa ở nhiều người. Để làm được việc này, mỗi người cần thường xuyên lau dọn nhà cửa sạch sẽ, hạn chế đề chó mèo vào nhà hay ngủ chung giường.
  • Thận trọng khi làm việc trong môi trường chứa hóa chất độc hại: Nếu thường xuyên phải làm việc trong môi trường chứa hóa chất như thợ sơn, công nhân sản xuất thuốc bảo vệ thực vật,… cần trang bị dụng cụ bảo hộ lao động đầy đủ nhằm tránh tiếp xúc với các hóa chất gây hại. Điều này sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tổ đỉa.
  • Tránh để da tiếp xúc trực tiếp với chất tẩy rửa: Nên hạn chế tiếp xúc xà phòng, nước rửa chén, thuốc tẩy,… bởi đây là những yếu tố có thể gây kích ứng da, dẫn tới bệnh tổ đỉa. Bạn nên đeo găng tay khi tiếp xúc với các chất này.

Mọi vấn đề thắc mắc cần tư vấn về da liễu hãy liên hệ trực tiếp Bác sĩ Trần Thị Thu Huyền hoặc Đông y Tuệ Y Đường để được giải đáp các bạn nhé.

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *