BẠCH THƯỢC – NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ TỪ DƯỢC LIỆU

Bạch thược được biết đến với công dụng nhu Can an Tỳ dưỡng huyết mềm gân dịu cơn cấp và giảm đau. Nhờ đâu mà vị thuốc này lại có những công dụng tuyệt vời như thế, bạn đọc cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nha.

Bài viết được tham vấn bởi bác sĩ Trần Thị Thu Huyền – Trưởng khoa khám bệnh tại phòng khám Tuệ Y Đường.

Bạch thược - những tác dụng tuyệt vời từ vị thuốc bạch thược
Bạch thược – những tác dụng tuyệt vời

1. Đặc điểm hình thái

Cây Bạch thược có nhiều tên gọi khác như thược dược, dư dung, ngưu đình hay kỳ tích… Tuy nhiên, tên thường dùng nhất của loại thực vật này vẫn là Bạch thược, Bạch là trắng, dược ý nói thảo dược hay dược liệu. Tên khoa học của cây là Paeonia lactiflora pall, thuộc họ Mao Lương.

Bạch thược phân bố rộng khắp ở các vùng có độ ẩm cao và có nhiều ánh sáng, đặc biệt là các vùng có khí hậu ôn đới, vùng cao, nhiệt độ quanh năm nên dao động từ 15 độ C đến 30 độ C. Trồng một cây thược dược thường để thu hoạch được phải kéo dài khoảng 4 – 5 năm. Hiện tại chúng ta vẫn nhập khẩu vị thuốc này tại Trung Quốc, vì vùng đất này trồng cho củ to hơn, dược tính cao hơn. Thường trồng nhiều ở các tỉnh Hắc Long Giang, Cát Lâm, Hà Bắc, Liêu Ninh, Hà Nam, Sơn Đông,…

Đây là một loại cây thân thảo sống lâu năm, thân mọc thẳng đứng, không có lông trên thân và chiều cao trung bình từ 50 – 80cm. Lá cây màu xanh sẫm, mọc so le, lá hình trứng dài 8 – 12cm rộng 4 – 5cm, xẻ thành 3 – 7 thùy. Hoa rất to mọc đơn độc, màu trắng tinh khôi, hoặc màu hồng phớt. Hoa bắt đầu nở là khi cây đến tuổi trương thành và ra hoa vào độ tháng 5 – 7 hàng năm.

Toàn bộ cây đều được sử dụng làm dược liệu. Nhưng bộ phận được ứng dụng rộng rãi nhất trong Đông Y và mang đến dược chất nhiều nhất là phần rễ cây với hình dạng củ, kích thước lớn, dài 10 – 20cm, đường kính củ 3 – 5cm. Phần vỏ bên ngoài củ của cây Bạch thược thường mỏng, có màu nâu nhạt, sau khi nạo bớt vỏ nâu bên ngoài thì bên trong có màu trắng và mịn trên bề mặt, hương thơm nhẹ nhàng.

Vị thuốc bạch thược
Vị thuốc bạch thược

2. Thu hái và bào chế

Cây Bạch thược trồng sau 4 – 5 năm mới có thể thu hoạch được và thường thu vào khoảng tháng 8 –  10.

Vì rễ củ chính là dược liệu mang lại nguồn dược chất lớn nhất. Đào rễ về cắt bỏ phần than rễ, rễ con, cạo sạch vỏ nâu bên ngoài, rửa sạch và đồ chín (thời gian đồ tùy thuộc vào củ to hay nhỏ). Sau khi đồ chín thì đem sấy khô rồi tẩm với nước cho mềm lăn cho tròn rồi lại tiếp tục phơi khô. Không nên sấy quá kĩ hoặc phơi nắng quá to làm Bạch thược bị đứt gãy hoặc cong queo. Có thể xông diêm sinh cho trắng.

3. Về dược lý, bạch thược có tác dụng gì?

Về dược lý của Y học hiện đại Bạch thược có một hàm lượng dược chất vô cùng lớn bao gồm tinh bột, paeoniflorin, tamin, albiflorin, benzoyl-paeoniflorin, paeonolde, paeonol,… với nhiều công dụng khác nhau liên quan đến sức khỏe.

Còn trong Y học cổ truyền, tác dụng của bạch thược được ghi chép cụ thể như sau:

  • Hoạt chất Glucozit có trong cây Bạch thược có tác dụng an thần và giảm đau hiệu quả nhờ quá trình ức chế trung khu của hệ thần kinh
  • Sự phối hợp của nhiều hoạt chất trong bạch thược có khả năng hạn chế sự tụ máu do tăng cường số lượng tiểu cầu, kích thích hình thành nút tiểu cầu,
  • Tăng cường lưu thông khí huyết, đồng thời có tác dụng bảo vệ và hạ men gan khi sử dụng bia rượu.
  • Hoạt chất Paeoniflorin trong Bạch thược cũng được chứng minh có khả năng ức chế tình trạng co bóp của ruột, dạ dày và thậm chí là tử cung ở phụ nữ.
  • Một số nghiên cứu cũng cho thấy thành phần này có khả năng cải thiện chứng suy giảm khả năng ghi nhớ ở người cao tuổi
  • Acid Benzoic có trong phần rễ cây bạch thược thường áp dụng trong điều trị bệnh ho và tiêu đờm.
  • Bạch thược là một dược liệu trong Đông Y chủ yếu có thể khắc phục vấn đề rối loạn kinh nguyệt và điều trị tình trạng đau dạ dày.

4. Bạch thược có tác dụng gì theo khoa học hiện đại?

Bạch thược có công dụng vô cùng lớn không chỉ đối với Y học Cổ truyền mà còn có những công dụng với Y học hiện đại. Nghiên cứu này được tiến hành ở trường đại học RMIT của Úc. Nghiên này chỉ ra hoạt chất Phytoestrogen có trong cây Bach thược có cấu trúc gần tương tự Estrogen – hormone sinh dục nữ. Đồng nghĩa với việc dùng Bạch thược điều trị được các vấn đè của phụ nữ như vô kinh, rối loạn kinh nguyệt.

Một nghiên cứu khác vào năm 1991 đã chỉ ra  Paeoniflorin có trong cây bạch thược có khả năng ức chế sựu sản xuất Testosteron cùng lúc thúc đẩy hoạt động của enzym aromatase – enzyme chuyển Testosteron thành Estrogen.

4.1. Điều trị trầm cảm và rối loạn lo âu

Gần đây, một nhóm nghiên cứu tại Đại học Y học Cổ truyền Sơn Đông vào năm 2020 đã công bố một nghiên cứu liên quan đến bạch thược với khẳng định: chiết xuất từ cây  bạch thược có khả năng cải thiện các vấn đề về rối loạn lo âu, đặc biệt là rối loạn lo âu t rong hội chứng tiền kinh nguyệt. Điều này được giải thích do bạch thược có tác động  trực tiếp đến thụ thể estrogen và tryptophan hydroxylase-2 cũng như chất vận chuyển serotonin. Từ đó, hoạt động của serotonin được tăng cường, đem lại công dụng chống  trầm cảm và giảm căng thẳng của bạch thược.

Bạch thược có tác dụng trị rối loạn lo âu
Bạch thược có tác dụng trị rối loạn lo âu

4.2. Điều trị vấn đề tiêu hóa

Dịch chiết từ Bạch thược có tác dụng bảo vệ dạ dày thông qua hoạt động chống oxy

hóa. Hiệu quả bảo vệ của loại dịch chiết này lên đến 88.8% trước các loại tác nhân gây loét dạ dày. Bên cạnh đó, hoạt chất paeoniflorin có trong bạch thược có thể hỗ trợ rất nhiều bệnh lý về tiêu hóa như trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày…, đồng thời cải thiện và tăng cường chất lượng của giấc ngủ.

Vào năm 2019, nghiên cứu tại đại học Thẩm Dương, Trung Quốc cũng phát hiện tác dụng Bạch thược trong việc tăng cường số lượng lợi khuẩn trong dạ dày. Nhờ đó củng cố sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột, đặc biệt có lợi với đối tượng bị rối loạn tiêu hóa.

Bạch thược có tác dụng điều trị các vấn đề về rối loạn tiêu hóa
Bạch thược có tác dụng điều trị các vấn đề về rối loạn tiêu hóa

4.3. Tác dụng chống viêm – điều hòa miễn dịch 

Tác dụng Bạch thược, thông qua 15 loại glycosid, cũng bao gồm điều trị một số bệnh tự miễn dịch, bao gồm lupus ban đỏ, bệnh vẩy nến hay viêm khớp dạng thấp. Đồng thời, Bạch thược cũng có thể chống lại các tổn thương trong cơ quan, kháng viêm, giảm đau, bảo vệ hệ thần kinh và tim mạch.

Có thể nói, cây Bạch thược là một vị thuốc rất quý và có vô số công dụng hữu ích cho sức khỏe. Tác dụng cây Bạch thược không chỉ được công nhận thông qua các bài thuốc Đông Y, mà còn có cả các nghiên cứu khoa học chứng minh

Đón đọc: Dị ứng thời tiết và những điều cần lưu ý

5. Bài thuốc điều trị bệnh chứa Bạch thược

5.1. Bài thuốc chữa đái tháo đường

Thành phần: 40g Bạch thược, 8g Cam thảo

Thực hiện:

  • Hai dược liệu đem sơ chế thành cao khô, sau đó vo thành viên, mỗi viên khoảng 0,165g.
  • Mỗi lần lấy 4 – 8 viên, uống 3 lần/ngày cùng với nước ấm.

5.2. Bài thuốc điều trị ho gà

Thành phần: 15g Bạch thược, 3g Cam thảo.

Thực hiện:

  • Cho hai vị thuốc vào ấm sắc lấy nước uống với liều dùng 1 thang/ngày.
  • Trường hợp ho có đờm thì thêm Ngô công, Địa long, Đình lịch vào sắc cùng.
  • Trường hợp ho lâu thì sắc thêm với Bạch hổ.

5.3. Bài thuốc chữa bệnh hen suyễn

Thành phần: Bạch thược, Cam thảo với tỷ lệ 2 : 1.

Thực hiện:

  • Hai vị thuốc đem tán thành bột mịn, trộn đều với nhau.
  • Mỗi lần dùng lấy 30g thuốc đun sôi với 120ml nước trong 3 phút.
  • Để lắng cặn, lọc lấy nước uống khi còn ấm.

5.4. Bài thuốc điều trị táo bón mạn tính

Thành phần: 24g Bạch thược với 10g Cam thảo, sử dụng dưới dạng tươi.

Thực hiện:

  • Đem hai vị thuốc cho vào ấm sắc lấy nước để uống trong ngày.
  • Dùng với liều 1 thang/ngày, thực hiện sau 2 – 4 thang sẽ thấy tác dụng rõ rệt.

5.5. Bài thuốc điều trị viêm loét dạ dày

Chuẩn bị: 20g Bạch thược, 15g Cam thảo.

Thực hiện:

  • Đem 2 vị thuốc đi sắc với 200ml nước, uống hết trong ngày.
  • Bài thuốc này phù hợp với cả trường hợp cơ thể khí trệ, có huyết ứ.

5.6. Bài thuốc chữa đau bụng kinh ở phụ nữ

Chuẩn bị: Bạch thược, Hương phụ (mỗi loại 8g), Thanh bì, Xuyên khung, Sinh địa, Sài hồ (mỗi loại 3g), 2g Cam thảo.

Thực hiện: Các vị thuốc trên sắc chung với 600ml nước, để lửa nhỏ. Sau đó, chia thành nhiều lần, uống hết trong ngày.

Bạch thược có tấc dụng chữa đau bụng kinh ở nữ giới
Bạch thược có tấc dụng chữa đau bụng kinh ở nữ giới

5.7. Bài thuốc trị băng huyết, rong kinh

Chuẩn bị: Bạch thược, Can khương, Thục địa, Mẫu lệ, Long cốt, Quế lâm, Mộc giác giao, Hoàng kỳ (mỗi loại 8g).

Thực hiện: Các vị thuốc đem sắc cùng với 500ml nước trong 10 phút. Chia thành nhiều lần, uống hết trong ngày, mỗi ngày 1 thang.

5.8. Bài thuốc chữa kiết lỵ

Thành phần dược liệu: Bạch thược, Hoàng cầm (mỗi loại 12g), Cam thảo 6g.

Thực hiện:

  • Đem các vị thuốc sắc chung với 500ml nước cho tới khi còn 250ml nước.
  • Uống ngay trong ngày, mỗi ngày dùng hết 1 thang.

5.9. Bài thuốc giải rượu, bảo can thang

Chuẩn bị: 30g Sơn tra sao, 20g Uất kim, Bạch thược sao, Hoàng cầm, Chi tử sao, Thần khúc, Sa nhân (mỗi loại 10g), Tích tương tử, Trư linh, Trạch tả, Kê nội kim, Sài hồ (mỗi loại 15g), 5g Sinh địa.

Thực hiện: Tất cả các vị thuốc cho vào ấm, sắc với nước. Thực hiện bài thuốc này 1 thang/ ngày.

Bài thuốc có công dụng giải rượu hóa trùng, sơ can thanh nhiệt… thích hợp cho người gan nhiễm mỡ do lạm dụng bia rượu.

Thăm khám tại phòng khám Tuệ Y Đường
Thăm khám tại phòng khám Tuệ Y Đường

6. Lưu ý khi sử dụng

Mặc dù là dược liệu tốt có mặt trong nhiều bài thuốc chữa bệnh, tuy nhiên, người dùng cũng cần lưu ý:

  • Không dùng dược liệu này kết hợp với Thạch hộc, Tiêu thạch, Miết giáp, Mang tiêu, Lê lô, Tiểu kế (Theo Bản Thảo Kinh Tập Chú).
  • Không dùng trong trường hợp huyết hư hàn.
  • Không dùng khi bị mụn đậu.
  • Trường hợp tỳ khí hàn, đầy hơi, chướng bụng không nên dùng Bạch thược.
  • Người bị đau bụng, tiêu chảy do hàn tà gây ra, đau do trường vị hư lạnh không được dùng Bạch thược.
  • Không sử dụng khi có cảm giác lạnh bụng, đau bụng do lạnh, trúng hàn gây tiêu chảy.

Bạch thược là vị thuốc quý có nhiều công dụng chữa bệnh và cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, trước khi sử dụng bạn nên trao đổi với bác sĩ, dược sĩ chuyên môn. Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, nếu còn băn khoăn thắc mắc nào vui lòng liên hệ hotline: 0789501555 để được hỗ trợ.

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *