Ghẻ là bệnh ngoài da khó chịu, dai dẳng do cái ghẻ sinh sản rất nhanh. Và bệnh thường có tính chất lây lan cho cả gia đình, do vậy rất khó để điều trị dứt điểm căn bệnh này nếu không tuân thủ theo hướng dẫn của Bác sĩ. Vì căn bệnh này trị rất khó, hay tái đi tái lại và tốc độ lây lan nhanh nên có khá nhiều bệnh nhân mắc bệnh này đều có cùng thắc mắc bệnh có tự khỏi không?
Ngày hôm nay xin mời quý độc giả cùng tìm hiểu căn bệnh này qua sự hướng dẫn cụ thể của Bác Sĩ Đoàn Dung – Chuyên khoa Da liễu phòng khám Tuệ Y Đường nhé.
1. Ghẻ có tự khỏi được không?
Trước hết có thể khẳng định ghẻ là bệnh không tự khỏi nếu không được điều trị sớm và đúng cách.
- Ghẻ là bệnh ngoài da có liên quan đến ký sinh trùng Sarcoptes scabiei, Hominis. Khi bị nhiễm loại ký sinh trùng này, chúng có thể ủ bệnh từ 2 – 40 ngày, sau đó sinh sản và đào các rãnh sâu dưới bề mặt da. Bệnh gây ngứa lan rộng, tạo thành các sẩn và các đường thương tổn kéo dài gọi là các luống ghẻ.
- Căn bệnh này có thể xảy ra ở bất kỳ ai, tuy nhiên dễ mắc ở những người không chăm sóc, vệ sinh da đúng cách, người sinh sống trong môi trường đông đúc, chật chội, vệ sinh kém.
- Do cái ghẻ có khả năng sinh sản cao, mỗi con cái có thể sinh sản 30 quả trứng, thời gian sinh sôi của chúng rất nhanh. Chính vì vậy nếu bệnh không được điều trị sớm có thể gây ra nhiều vấn đề như:
- Thương tổn da lan rộng, tạo điều kiện cho da bị nhiễm khuẩn.
- Các vị trí tổn thương da do bệnh ghẻ có thể dẫn đến chàm hóa da.
- Nguy cơ viêm cầu thận do tình trạng nhiễm khuẩn phụ.
2. VẬY KHI MẮC BỆNH GHẺ THÌ CẦN PHẢI LÀM GÌ?
Đối với người bị bệnh, cần chú ý một số nguyên tắc quan trọng, bao gồm: Điều trị sớm và điều trị liên tục, điều trị đúng thuốc, đúng phương pháp, thực hiện vệ sinh thường xuyên, đúng cách, áp dụng các biện pháp tránh lây nhiễm bệnh.
CỤC MÁU ĐÔNG TRONG CHU KỲ KINH NGUYỆT CẢNH BÁO ĐIỀU GÌ ?
2.1. Điều trị sớm và liên tục
Bệnh nhân trong thời gian điều trị cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý điều trị tùy tiện, tự ý ngừng điều trị khi bệnh chưa khỏi vì có thể khiến cho tình trạng ghẻ ngoài da tiến triển nặng hơn.
2.2. Điều trị đúng thuốc, đúng cách
Khi bị bệnh ghẻ, người bệnh cần chú ý điều trị sớm và đúng cách để tránh ảnh hưởng xấu đến da. Điều trị bệnh cần tuân theo các nguyên tắc sau:
- Điều trị cho tất cả những người trong gia đình, tập thể, vườn trẻ,.. nếu phát hiện bệnh. Đặc biệt là nhà trẻ vì trẻ không có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, thường ngủ chung, chơi chung với nhau và cái ghẻ rất dễ lây từ người bệnh sang người lành
- Toàn bộ quần áo, chăn màn, ga, gối đệm nên được giặt sạch, là khô, sau đó được bịt kín bằng túi nhựa trong 1 tuần. Để tiệt đường sống của cái ghẻ, và diệt sạch trứng.
- Với trường hợp chưa vệ sinh ngay đồ dùng cá nhân, những đồ dùng này nên được cách ly ít nhất 3 ngày, vì ký sinh trùng ghẻ không sống được sau 3 ngày ở ngoài cơ thể.
- Ghẻ thông thường
Bôi một trong các thuốc:
- Dung dịch DEP: bôi ngày 2-3 lần, thuốc này không được dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 3 tuổi và không bôi vào bộ phận sinh dục. Vì thuốc có tác dụng tiêu protein nên khi bôi có thể xót và để lại các tổn thương lỗ ở trên da.
- Lindane: xịt thuốc vào toàn bộ da từ cổ xuống chân. Sau 8-12 giờ tắm rửa thay quần áo, xịt thuốc 2 lần/tuần. Thuốc chữa bệnh này tương tự như dung dịch DEP không dùng cho trẻ nhỏ vì nó gây độc với thần kinh. Và có thể để lại các biến chứng sau này.
- Benzyl benzoat (ascabiol, scabitox, zylate): bôi, xịt 2 lần/ngày. Hạn chế dùng cho trẻ nhỏ và phụ nữ có thai. Nên tuân theo chỉ dẫn của Bác sĩ
- Eurax (crotamintan) 10%: 6-10 giờ bôi một lần. Thuốc an toàn có thể bôi vào bộ phận sinh dục và dùng được cho trẻ sơ sinh, nó có tác dụng chống ngứa và diệt cái.
- Permethrin cream 5% (Elimite) là thuốc điều trị ít độc tính nhất, có thể dùng cho trẻ em và phụ nữ có thai.
Trường hợp bị ghẻ vảy
- Phối hợp Ivermectin uống với thuốc bôi ngoài tại chỗ, nó có hiệu quả ở hầu hết các trường hợp ghẻ điển hình.
- Lưu ý Trẻ em dưới 5 tuổi hoặc ít hơn 15kg không được điều trị bằng ivermectin.
Đối với ghẻ có bội nhiễm: viêm da, chàm hóa cần sử dụng phối hợp: kháng sinh, steroid, kháng histamin, vitamin B1, C, oxit kẽm, mỡ kháng sinh, dung dịch milian; tím metyl 1%.
????? Bạn đọc có bất kì thắc mắc về vấn đề da liễu cũng như các bệnh lý khác vui lòng liên hệ hotline: 0789502555 để được tư vấn trực tiếp
2.3. Theo đông y
Nên thường xuyên tắm với nước của cây lá đắng, ba gạc, xoan, xà cừ, cúc tần. Uống thì có thể sử dụng hạt Sử quân tử. Bạn có thể áp dụng những phương pháp sau
Thuốc bôi
Bài 1: Vỏ trắng cây xoan 50g thái mỏng, sao giòn, quả bồ kết 50g bỏ hạt, sao giòn. Hai vị tán bột, rây mịn, trộn với 100ml dầu vừng hoặc dầu lạc thành cao sền sệt, bôi ngày 1 – 2 lần lên chỗ ghẻ.
Bài 2: Rễ, cành, lá kiến cò 20g, rễ cây muồng trâu 20g, rượu trắng 45 độ 100ml. Các vị thuốc cắt ngắn, giã dập, ngâm rượu trong 1 tuần. Lấy tăm bông tẩm rượu thuốc bôi lên chỗ ghẻ ngày 2 lần.
Bài 3: Hạt máu chó 50g, dầu vừng 100ml (có thể lấy dầu lạc). Lấy hạt máu chó giã nát, cho vào dầu đun sôi 15 phút để nguội, ngày bôi 1 – 2 lần lên chỗ ghẻ.
Bài 4: Bồ hoàng 25g, sao đen rắc vào chỗ ghẻ ngứa. Ngày làm 1 – 2 lần đến khi vết ngứa giảm ngứa, không lở loét.
Bài 5: Vỏ cây nhãn thái mỏng 120g, lá trầu không 60g vò nát, phèn chua 20g. Cho các vị thuốc trên vào nồi, đổ 400ml nước đun sôi kỹ còn 100ml, lọc cho vào chai, dùng bôi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối.
Bài 6: Dùng 30g rau sam, 20g lá xoan, 10g lá đào đem rửa sạch rồi giã nhuyễn sau đó cho vào lọ thủy tinh đã rửa sạch ngâm với ba chén rượu trắng. Để dung dịch thuốc trong lọ sau một đêm là có thể dùng được. Lấy dung dịch thuốc bôi vào vùng da bị ngứa, lở, mỗi ngày từ 3-4 lần, liên tục từ 5-7 ngày là khỏi.
Bài 7: Lá trầu không 30g, lá đào 20g, lá xoan non 10g, rau sam 10g, giã nhỏ vắt lấy nước bôi vào chỗ ngứa, ngày 3 – 4 lần.
Thuốc tắm
Bài 1: Dùng một trong các loại lá: ba chạc, cỏ lào, cúc tần, bồ giác. Cho lá vào nồi đun sôi, thêm 20g phèn chua, để nguội, dùng nước này tắm. Không chà xát vùng ghẻ để khỏi gây xước da chảy máu, dễ nhiễm trùng.
Bài 2: Dùng lá đào rửa sạch rồi đun nước tắm hàng ngày, có tác dụng thanh nhiệt, sát khuẩn, dùng chữa ghẻ rất tốt.
Bài 3: Lấy một nắm lá đơn tướng quân tươi, rửa sạch, thái nhỏ, đun sôi với 5 lít nước. Tắm lúc nước còn ấm, mỗi ngày một lần, trong 3 – 5 ngày liền các mụn ghẻ lở sẽ khô miệng và nhanh khỏi.
Tham khảo thêm: VẨY NẾN LÀ GÌ? | Dấu hiệu nhận biết bệnh vẩy nến?
3. Áp dụng các biện pháp vệ sinh, phòng ngừa lây nhiễm
- Vệ sinh đặc biệt quan trọng đối với các bệnh ngoài da, trong đó có bệnh ghẻ. Cần phải vệ sinh toàn bộ mọi người trong gia đình, chú ý các đồ vật dễ lẫn con cái và trứng như chăn màn, quần áo.
- Người mắc bệnh cần chú ý vệ sinh thường xuyên, đúng cách. Đối với người mắc bệnh, việc vệ sinh da cần sử dụng nước nóng, xà phòng để làm sạch da. Không được để người ẩm ướt, ghẻ có cơ hội lâu lan, sinh sôi mạnh hơn.
- Đồng thời người bệnh ghẻ cũng cần thay quần áo thường xuyên, tránh sử dụng chung các loại quần áo để hạn chế lây lan ghẻ.
Ghẻ là bệnh ngoài da do cái ghẻ gây ra, không thể tự khỏi và có xu hướng tiến triển nặng, lây lan nhanh nếu không được điều trị sớm và kịp thời. Để cải thiện tình trạng ghẻ ngoài da, người bệnh cần thăm khám sớm và tuân thủ những chỉ định của bác sĩ để sớm đẩy lùi căn bệnh ngoài da khó chịu này.
Hy vọng những thông tin trên đã giải đáp cho bạn những thắc mắc xoay quanh vấn đề Ghẻ. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ qua:
📮 Facebook: Tuệ Y Đường
👩⚕️ Bs CKII Trần Thị Thu Huyền
👩⚕️ Bác sĩ Đoàn Dung
💒Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội
📞Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555