Kiêng kỵ khi dùng thuốc Đông y là điều mà hầu hết mọi người còn chưa nắm rõ. Nhiều người nghĩ rằng bản thân khi bị bệnh thì chỉ cần uống thuốc vào thì thuốc sẽ chữa khỏi bệnh mà quên mất những điều kiêng kỵ mà người dùng cần phải tránh để không bị tương tác thuốc, hoặc khiến bệnh nặng hơn. Để giải đáp về vấn đề trên, xin kính mời quý bạn hãy cùng Phòng khám Đông y Tuệ Y Đường và Ths.Bs.Trần Thị Thu Huyền tìm hiểu về vấn đề này.
Mọi thắc mắc về bệnh da liễu cần tư vấn xin vui lòng liên hệ số hotline 0789 502 555 để được giải đáp.
Những loại thực phẩm cần kiêng kỵ khi đang uống thuốc Đông y
- Theo bác sĩ Huyền, nhằm hạn chế những tác dụng không mong muốn của thức ăn, đồ uống đến tác dụng của thuốc và nâng cao hiệu quả dùng thuốc. Một số loại thực phẩm như đậu xanh, giá, rau cải xanh làm giảm mất tác dụng của thuốc, vì vậy, khi uống thuốc Đông y nên kiêng kỵ những thực phẩm này. Một số vị thuốc tương kỵ với một số thức ăn như: thuốc có hà thủ ô đỏ kiêng ăn cá không vẩy như lươn, chạch, cá trê. Thịt chó không nên ăn khi uống thuốc có cát cánh, cam thảo, hoàng liên, ô mai; kiêng ba ba khi uống thuốc có bạc hà, kiêng dấm khi uống thuốc có phục linh; kiêng thịt heo khi thuốc có ké đầu ngựa.
- Những người tỳ vị hư hàn hoặc uống thuốc ôn thông kinh lạc, khử hàn trừ thấp, kiện tỳ noãn vị không nên ăn các thức ăn sống, lạnh như nộm hải sản, sashimi, hàu sống, các loại gỏi,…
- Những người mắc bệnh âm hư, hỏa động: đại nhiệt, háo khát uống nước hoàn dương để dưỡng âm tăng dịch hoặc thuốc thanh nhiệt lương huyết không được ăn các thức ăn cay nóng.
- Khi uống thuốc, không nên ăn thực phẩm có nhiều dầu mỡ vì thường khó tiêu sinh thấp đàm làm giảm quá trình hấp thu của thuốc.
>>> Có thể xem thêm: Kết quả điều trị bệnh nhân sẩn ngứa toàn thân
Mọi thắc mắc về bệnh da liễu cần tư vấn xin vui lòng liên hệ số hotline 0789 502 555 để được giải đáp.
Những kiêng kỵ trong sắc thuốc
- Ấm thuốc: Nên dùng ấm bằng đất nung hoặc sứ, kiêng kỵ hoặc không nên dùng ấm bằng kim loại, kể cả ấm nhôm, để sắc thuốc vì trong các vị thuốc có nhiều hoạt chất hữu cơ dễ bị kim loại phân hủy, đặc biệt là tanin sẽ làm biến đổi các hoạt chất của thuốc, đôi khi còn có thể gây độc ảnh hưởng đến sức khỏe. Các bậc danh y đời trước vẫn thường sử dụng ấm bằng đất nung hoặc sứ để sắc thuốc, chứ không dùng ấm kim loại vì có một số loại thảo dược kỵ kim loại.
- Nước sắc thuốc: Theo bác sĩ Huyền dùng nước sạch để sắc thuốc. Khi sắc, nên đổ nước ngập thuốc chừng 2 đốt ngón tay cho lần đầu. Những lần sắc sau thì nên giảm lượng nước hơn lần trước một chút. Kiêng kỵ lượng nước quá nhiều hoặc quá ít.
- Cách sắc thuốc: Trước khi sắc thuốc, nên ngâm thuốc vào nước ấm hoặc nước sạch 15 – 30 phút để tạo điều kiện cho các hoạt chất tách ra dễ dàng và rút ngắn thời gian sắc thuốc. Nếu là thuốc bổ, nên sắc 3 lần, để lửa nhỏ sắc lâu. Mỗi lần sắc từ 60 – 90 phút. Nếu là các loại thuốc có tính phát tán, công hạ dùng chữa bệnh ngoại cảm, phong tà, nên sắc 2 lần, dùng lửa lớn và sắc nhanh trong khoảng 10 – 20 phút.
Cần lưu ý có một số vị thuốc có cách sắc khác nhau: các thuốc là khoáng vật cần sắc trước, các thuốc có nhiều tinh dầu như gừng, bạc hà, tía tô… nên cho vào khi thuốc đã sắc gần xong. Một số thuốc quý như nhân sâm, linh chi… cần sắc riêng rồi phối hợp vào nước thuốc đã sắc. Các loại cao thuốc, mật ong sau khi chắt nước thuốc hòa với các vị trên uống khi còn nóng.
Mỗi bài thuốc, vị thuốc có cách sắc khác nhau, kiêng kỵ việc sắc quá lâu hoặc quá nhanh. Do vậy, cần thực hiện cách sắc thuốc theo đúng chỉ dẫn của thầy thuốc, lương y. Một số loại thuốc hàn lương để trừ bệnh nhiệt thì nên uống thuốc lúc mát, còn với thuốc ôn nhiệt để trừ bệnh hàn lãnh thì nên uống thuốc lúc còn ấm nóng.
Mọi thắc mắc về bệnh da liễu cần tư vấn xin vui lòng liên hệ số hotline 0789 502 555 để được giải đáp.
Thời gian uống thuốc
- Đối với những bệnh ở thượng tiêu (phế, tâm, tâm bào) nên uống thuốc sau khi ăn. Bệnh ở trung hạ tiêu (can đởm, tỳ vị ), thuốc bổ nên uống trước khi ăn. Bệnh ở kinh mạch, tứ chi uống thuốc vào lúc sáng sớm, chưa ăn. Bệnh ở xương tủy cần uống thuốc lúc ăn no vào buổi tối. Thuốc an thần nên uống trước khi đi ngủ. Thuốc chữa bệnh nên uống vào lúc đói. Kiêng kỵ việc uống thuốc không đúng bữa, bỏ bữa.
- Theo bác sĩ Huyền mỗi thang thuốc nên chia uống làm 3 – 4 lần trong ngày, nếu thuốc chữa bệnh cấp tính thì uống hết trong một lần. Thuốc thang nên trộn đều các lần sắc với nhau và chia đều uống trong 1 ngày, uống khi thuốc còn ấm.
Nếu là thuốc giải cảm, khi uống xong cần phải tránh gió và đắp chăn cho ra mồ hôi. Nếu là thuốc hàn (lạnh) để chữa bệnh nhiệt nên uống lúc còn nóng. Người già khi uống thuốc nên dùng lượng nhỏ, chia nhiều lần để thăm dò. Kiêng kỵ người bị cảm hàn dùng thuốc còn lạnh, người mắc chứng nhiệt kiêng kỵ dùng thuốc nóng.
Mọi thắc mắc về bệnh da liễu cần tư vấn xin vui lòng liên hệ số hotline 0789 502 555 để được giải đáp.
Không tùy ý uống cùng các loại thuốc tây khác
- Khi kết hợp một số tân dược với thuốc đông dược có thể gây ảnh hưởng xấu: Thông thường người ta chỉ sử dụng thuốc Đông y hoặc Tây y trong một liệu trình điều trị bệnh.
- Nếu sử dụng cả 2 loại thuốc trong cùng một thời điểm dễ dẫn đến tình trạng công thuốc. Người bệnh cần lưu ý tuyệt đối sử dụng thuốc theo sự chỉ định của bác sỹ và không được tự ý kết hợp cả thuốc Đông y và Tây y.
Mọi thắc mắc về bệnh da liễu cần tư vấn xin vui lòng liên hệ số hotline 0789 502 555 để được giải đáp.
Kiêng kỵ trong lối sống sinh hoạt
- Theo Bs Huyền đối với những người bị cảm phong hàn thì sau khi uống thuốc phát tán phong hàn phải lên giường đắp chăn để mồ hôi ra xâm xấp như vậy tà khí mới có thể đi ra khỏi cơ thể, đồng thời tránh tiếp xúc với gió lạnh, kiêng ngồi quạt hay tắm lạnh vì như vậy thì phong hàn sẽ càng thâm nhập sâu hơn vào cơ thể, lúc đó sẽ phải dùng thuốc đông y liều cao hơn hoặc phải thay đổi bài thuốc khác để phù hợp với tình trạng bệnh hiện tại.
- Đối với những người thể trạng béo, khi uống thuốc cần kết hợp luyện tập thể dục thể thao, kiểm soát cân nặng của mình để đàm thấp trong cơ thể tự trừ đi thì thuốc sẽ dễ đến được các tạng phủ ở sâu bên trong cơ thể để phát huy tác dụng. Kiêng kỵ hấp thu những đồ ăn dầu mỡ, chất béo ngọt.
- Đối với các bệnh suy giảm chức năng bế tàng của Thận, thì ngoài việc dùng thuốc bổ thận ra, người bệnh phải kiêng kỵ phòng dục, tránh thức khuya, lao lực quá độ. Như vậy thì khi dùng thuốc, tình trạng bệnh mới có thể tiến triển tốt lên.
- Đối với phụ nữ đang dùng thuốc đông y điều hòa kinh nguyệt thì trong mỗi kỳ “ đến tháng” cần kiêng kỵ tắm nước lạnh hoặc để người dính nước mưa lạnh vì sẽ làm bệnh tăng nặng hơn, lúc đó thuốc uống trong tác dụng sẽ kém hiệu quả.
- Đối với người già có bệnh về xương khớp. Khi dùng thuốc y học cổ truyền thì cần phải kiêng kỵ lao động nặng, cần nghỉ ngơi hợp lý, tránh nằm đất vì thấp khí của đất sẽ xâm nhập vào cơ thể hiệp cùng phong tà, hàn tà mà làm bệnh đau tăng lên. Tương tự như vậy nên tránh lội ruộng, các công việc phải ngâm nước lâu vì thấp khí cũng có thể từ đó mà xâm nhập vào cơ thể, làm bệnh nặng thêm.
- Đối với trẻ em mắc chứng đái dầm, ngoài việc uống thuốc đông y để điều trị bệnh thì cần kiêng kỵ việc để cho trẻ bị hoảng sợ. Vì theo y học cổ truyền thì kinh sợ thuộc về tạng thận, thận và bàng quang tương biểu lý. Khi chức năng tạng thận suy giảm thì trẻ dễ mắc chứng bệnh đái dầm.
>>> Có thể xem thêm: Viêm da quanh miệng – Triệu chứng nguyên nhân và cách điều trị
Hy vọng thông tin trên đã giải đáp cho bạn những thắc mắc xoay quanh vấn đề những điều kiêng kỵ khi dùng thuốc Đông Y. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ qua:
- Facebook: Tuệ Y Đường
- Bs Trần Thị Thu Huyền
- Bác sĩ Đoàn Dung
- Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội
- Hotline: 0789.502.555