Dưỡng da là một bước chăm sóc da cơ bản và cần thiết mà các chị em phụ nữ cần chú ý đến để có một làn da đẹp. Trong tự nhiên có rất nhiều loại dược liệu, những vị thuốc quý có tác dụng dưỡng da, làm trắng da, hỗ trợ chăm sóc và cải thiện làn da một cách tự nhiên và lành tính, mang lại hiệu quả cao trong quá trình cải thiện sức khỏe làn da của bạn.
Vậy đó là những loại dược liệu nào, có thật sự chắc sóc da hiệu quả và cách sử dụng như thế nào? Bạn đọc hãy cùng Phòng khám Đông y Tuệ Y Đường và Ths.Bs CKII.Trần Thị Thu Huyền tìm hiểu về vấn đề này nhé.
1. Bạch Chỉ
Đặc điểm
- Là loài thân thảo sống lâu năm.Thân hình trụ, tròn, rỗng màu tím hồng tía hay trắng. cao khoảng 1 – 2m. Lá có 3 đường xẻ lông chim, mép lá hình răng cưa; cuống lá dài phình ra thành bẹ;hoa kép màu trắng kép, mọc ở kẽ lá hay đầu cành.
- Tên khoa học: Angelica Dahurica Benth. Et Hook. F; họ: Apiaceae. Bạch chỉ được trồng nhiều ở các tỉnh đồng bằng hay các vùng núi phát triển rất tốt. một số địa danh có trồng nhiều bạch chỉ là Tam Đảo, Sa Pa, Văn Điển-Hà Nội…
- Bộ phận dùng làm dược liệu: Rễ cây bạch chỉ
- Thu hái – Sơ chế:
Rễ cây bạch chỉ thường được thu hái vào mùa thu lúc trời khô ráo. Những cây khoảng 10 tháng tuổi trở lên, có lá bắt đầu úa vàng nhưng chưa kết hạt sẽ được đào lên để lấy rễ. Sau đó đem về rửa sạch, cắt bỏ cổ rễ và các rễ con nhỏ mọc xung quanh.
- Bào Chế
Cách 1: Bỏ rễ bạch chỉ vào vại chứa vôi, đậy nắp kín lại. Sau 7 ngày lấy ra phơi nắng hoặc sấy khô. Cuối cùng dùng dao cạo sạch lớp vỏ mỏng bên ngoài.
Cách 2: Sau khi rửa sạch rễ bạch chỉ cho vào lò xông với lưu huỳnh làm 2 lần. Thời gian xông khoảng 1 ngày một đêm cho đến khi rễ chín mềm và đạt độ ẩm dưới 13% . Đem phơi khô thu được rễ bạch chỉ có màu trắng.
Cách 3: Cạo sạch vỏ rễ bạch chỉ thái nhỏ. Sau đó đồ chung với hoàng tinh theo tỷ lệ 1:1 và lấy bạch chỉ ra phơi khô. Trước khi cho vào thuốc, đem bạch chỉ sao qua, sao cháy hoặc sao tẩm với giấm.
>>> Có thể xem thêm bài viết: ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH MẸ BẦU VIÊM GAN B NHƯ THẾ NÀO?
Tác dụng
- Theo y học hiện đại bạch chỉ có tác dụng kháng khuẩn:bạch chỉ có tác dụng kháng khuẩn đối với các loại Shigella và Salmonella, có tác dụng kháng khuẩn đối với các chủng phế cầu, liên cầu, tụ cầu vàng,… Ngoài ra, bạch chỉ còn có tác dụng kháng vi rút giúp hỗ trợ quá trình dưỡng da điều trị mụn.
- Theo nghiên cứu cho thấy bạch chỉ có sự ức chế tổng hợp tyrosinase trong tế bào B16 bằng cách làm giảm nồng độ của mRNA của tyrosinase, mà tyrosinase đóng vai tròquan trọng trong quá trình hình thành hắc tố melanin, da càng có nhiều sắc tố melanin càng sẫm màu. Vì vậy những chiết xuất từ bạch chỉ có thể được sử dụng như một chất làm trắng damới trong mỹ phẩm.
- Theo Ths.Bs.Trần Thị Thu Huyền, bạch chỉ có vị cay tính ấm; vào các kinh phế, vị, đại tràng. Thường dùng bạch chỉ để chữa cảm mạo, nhức đầu, ra mồ hôi, đau xương lông mày, ngạt mũi, chảy nước mũi do viêm xoang, đau răng, mụn nhọt sưng đau, phong thấp, xích bạch đới, cầm máu, viêm tuyến vú, thông kinh nguyệt, dùng ngoài để chữa tràng nhạc, ghẻ lở, dưỡng da…
Mọi thắc mắc về bệnh Da liễu- Phụ khoa- Cơ xương khớp xin vui lòng liên hệ số hotline 0789 502 555 để được tư vấn và hỗ trợ.
Cách sử dụng
Bột bạch chỉ được dùng làm nguyên liệu chế ra các mỹ phẩm, trang điểm, làm đẹp như phấn, kem bôi mặt… có tác dụng hoạt huyết, làm mềm và trắng da, dưỡng da, trừ các vết nám đen, chống nếp nhăn. Bài thuốc đắp mặt của danh y Tuệ Tĩnh, gồm 4 vị thuốc sau:
- Bạch chỉ 6g; bạch linh 6g; hạnh nhân 6g; cao ống xương dê 6g. Các vị thuốc này được sấy khô, tán mịn, pha với nước sôi, sau đó để ấm, đắp lên mặt. Mỗi lần đắp khoảng 5g, trong vòng 20 phút. Các vị thuốc này có tác dụng dưỡng huyết, tăng cường độ ẩm cho da.
- Hoặc mặt nạ bạch chỉ dưỡng da giúp da trắng mịn: 3 thìa mật ong rừng 3 thìa bột bạch chỉ 3 thìa sữa tươi nguyên chất.Trộn đều, đắp mặt nạ 3 lần/tuần.
- Hoặc 5 thìa cà phê bột bạch chỉ và 1 quả trứng gà trộn đều với nhau, đắp mặt nạ 30 phút rồi rửa lại mặt bằng nước ấm. hoặc Bạch chỉ dùng làm giảm bớt các vết nám đen ở mặt: bạch chỉ 30g, hoa đào tươi 250g ngâm với 1 lít rượu trắng; sau 1 tháng thì dùng được, mỗi ngày uống 2 lần.
2. Nha đam
Đặc điểm
- Cây nha đam hay còn có tên gọi là lô hội là loài cây thân thảo, sống lâu năm. Lá cây màu xanh lục mọc sát nhau từ gốc, không có cuống lá. Lá mọng nước, hình mũi mác dày, mép là có răng cưa. Hoa có màu vàng lục hoặc hồng thường mọc ở giữa cụm lá. Hoa mọc thành chùm dài, thường nở vào mùa hè và mùa thu. Quả khi còn non có màu xanh, khi chín thì chuyển màu vàng.
- Tên hoa học: Oloe Vera. Họ: cây nha đam thuộc họ Lan nhật quang khoa Asphodelaceae.Trên thế giới, cây nha đam mọc ở những vùng nhiệt đới Châu Phi, Madagasca, Ả Rập, Nam Phi, Ethiopia, Nam Á và Đông Nam Á.. Ở nước ta, cây nha đam được trồng ở hầu hết các tỉnh thành từ Bắc vào Nam. Đặc biệt, cây mọc nhiều ở các vùng như Phan Thiết, Phan Rang, Phan Rí thuộc các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận.
Tác dụng
- Theo y học hiện đại trong lá nha đam có các thành phần sau: Các axit amin: vitamin B1, B2, B5, B6, B12, C, A, E và axit folic. Các chất kháng khuẩn và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, các axit béo chưa bão hòa, các loại enzym, nhóm chất chống oxy hóa,có các tác dụng kháng khuẩn, làm lành vết thương
- Dịch có trong lá nha đam có tác dụng sát khuẩn và gây tê hiệu quả, giúp làm dịu các vết thương một cách nhanh chóng. Ngoài ra, nhóm chất Axit gama linolenic có trong cây nha đam có tác dụng làm lành vết thương một cách nhanh chóng.
- Cây nha đam có vị đắng, tính mát. Quy kinh vào các kinh can, vị, đại đường. Nha đam có tác dụng thanh can nhiệt, thông tiện, làm giảm mụn nhọt, dưỡng ẩm cho da. Sau đây là một vài cách sử dụng nha đam để dưỡng da mặt tại nhà mà bạn nên biết.
Cách sử dụng
- Trị mụn nhọt: Theo Ths.Bs.Trần Thị Thu Huyền thì các bạn có thể giã nát lá nha đam rồi đem đắp lên vị trí bị lên mụn nhọt.
- Trị mụn trứng cá: Lá nha đam gọt bỏ vỏ ngoài, chiết lấy dịch nhầy bên trong lá và xoa vào vị trí bị mụn trứng cá. Mỗi ngày nên làm một lần đến khi có kết quả tốt.
- Trị nám da, dưỡng da: Dùng lá nha đam tươi đem gọt bỏ phần vỏ ngoài, lấy phần chất nhầy bên trong bôi trực tiếp lên vùng da bị nám. Sau 15 – 20 phút thì rửa lại sạch bằng nước vo gạo.
>>> có thể xem thêm bài viết: CẨM NANG BỎ TÚI KHI SỬ DỤNG THUỐC ĐẶT PHỤ KHOA
3. Bạch truật
Đặc điểm
- Bạch truật – vị thuốc được sử dụng rất nhiều trong Y học cổ truyền có khả năng giúp nuôi dưỡng da trắng hồng, trị tàn nhang, vết thâm, đẩy lùi lão hóa mang lại làn da săn chắc, mịn màng
- Bạch truật là cây thân thảo sống lâu năm. Cây có rễ phát triển hay còn gọi là rễ củ. Thân thẳng, chiều cao trung bình từ 0.3 – 0.8m. Phần thân dưới hóa gỗ, phần thân trên có phân nhánh, một vài cây đơn độc không có nhánh. Lá mọc cách, dai.
- Cuống ở lá dưới dài hơn so với những lá mọc ở ngọn. Phiến lá xẻ sâu thành 3 thùy, 2 thùy bên nhỏ hơn thùy giữa. Các lá ở gần ngọn có hình thuôn dài hoặc hình trứng mũi giác, phiến nguyên và không xẻ thùy. Răng cưa nhỏ, giống nhìn lông chim. Hoa nhiều, phần trên màu đỏ tím, xẻ làm 5 thùy. Quả bế, dẹp, thuôn, có màu xám.
- Tên khoa học: Atractylodes macrocephala Koidz. Họ: Cúc. Mọc chủ yếu ở các địa phương ở Trung Quốc, chủ yếu ở Tiên Cư (Triết Giang), Ninh Quốc, dư huyện (An Huy), tỉnh Phúc Kiến, Tứ Xuyên, Ư Thế (Xương Hóa),… Hiện nay, thảo dược này đã được di thực vào Việt Nam
Tác dụng
- Theo y học hiện đại bạch truật có các dưỡng chất có lợi như: atratylol, atractylenolid I, II và III eudesmol và vitamin A. Ngoài ra còn có glycosid, inulin và muối kali atractylat. Các thành phần này tác dụng lên cơ thể tạo nên các hiệu quả đáng ngạc nhiên, trong đó nổi bật là tác dụng dưỡng da, xóa mờ các vết nám trên da.
- Theo Ths.Bs.Trần Thị Thu Huyền bạch truật vị đắng, ngọt, tính ôn, quy kinh tỳ vị. có tác dụng kiện tỳ táo thấp, giả độc, có tác dụng trị nám, tàn nhang, đồi mồi, dưỡng da hiệu quả. Sau đây hãy cùng tham khảo cách dùng vị thuốc bạch truật để chăm sóc da tại Phòng khám Đông y Tuệ Y Đường và Ths.Bs.Trần Thị Thu Huyền .
- Bài thuốc chữa mẩn ngứa, làm đẹp da: Vò nát vài lá tô tử hòa vào nước tắm, dùng bã tô tử đắp lên vùng da mẩn ngứa.
Cách sử dụng
- Bài thuốc dưỡng da trị mặt xám hoặc tàn nhang: Theo Ths.Bs.Trần Thị Thu Huyền các bạn có thể dùng bạch truật tẩm giấm, thoa mặt hằng ngày.
- Bạch truật, bạch linh, bạch cương tàm, bạch liễm, bạch chỉ, bạch thược, bạch cập lượng bằng nhau , tán bột rồi trộn cùng giấm để thoa mặt giúp dưỡng da trắng sáng.
- Bạch truật, Ngọc trai, Cam thảo, Yến mạch tán bột rồi trộn với nhau, dùng dưỡng da, bôi mặt trị nám, tàn nhang.
4. Tía tô
Đặc điểm
- Tía tô là một loại rau rất phổ biến trong các món ăn ở nước ta dùng để làm nguyên liệu chế biến hoặc ăn sống. Bên cạnh đó nó còn được dùng để làm bài thuốc quý giúp dưỡng da, trị mụn, tàn nhang, vết nám, vết thâm.
- Cây tía tô là cây thân thảo,thân có lông mềm và mọc thẳng đứng. Chiều cao trung bình từ 0,5 đến 1m. Lá có màu tím đôi lúc màu xanh tím, phía bề mặt có lông trải đều, có hình quả trứng, mọc cân xứng với nhau, răng cưa lớn.Hoa tía tô có màu tím nhạt hoặc trắng mọc thành chùm ở kẽ cuống. Quả hình cầu, màu nâu, đường kính 1mm.
- Tía tô có tên khoa học Perilla fructescens thuộc họ hoa môi (Lamiaceae). Các bộ phận được gọi với cái tên như sau: tô diệp (lá), tô ngạnh (cành), tử tô (hạt) hoặc các tên gọi khác é tia, xích tô,… Cây có nguồn gốc trải dài từ đất nước Ấn Độ sang Đông Nam Á. Các bộ phận lá, cành, quả đều được đưa vào sử dụng, ở nước ta cây phân bố ở khắp mọi nơi.
- Bộ phận dùng: Cành (Tô ngạnh), lá (Tô diệp), và hạt (Tô tử) của cây tô tử được sử dụng làm dược liệu.
- Thu hái: Lá và cành được thu hái vào mùa hạ khi cành lá xum xuê. Quả được thu hái vào mùa thu.
- Chế biến: Đem loại bỏ lá sâu, loại bỏ tạp chất, đem phơi trong bóng râm hoặc đem sấy nhẹ cho đến khi khô. Loại bỏ các cành già, phun nước cho cành mềm rồi đem thái vụn và phơi khô. Đối với hạt tô tử, đem bỏ vào chảo sao nhỏ đến khi nổ đều và có mùi thơm.
- Bảo quản: Bảo quản nơi khô ráo, thoáng gió.
Tác dụng
- Theo y học hiện đại, Lá tía tô chứa 0,2% tinh dầu và các thành phần chính như xeton, adehyde, furan, hydrocacbon,… Các thành phần hóa học trong tía tô có tác dụng ngăn chặn quá trình sản xuất histamin, làm giảm cytokine, hạn chế tình trạng dị ứng cơ thể và giảm viêm hiệu quả. Ngoài ra tía tô giúp ức chế sự tổng hợp tyrosinase và melatonin giúp làm sáng da, dưỡng da, trị nám tàn nhang.
- Theo Ths.Bs.Trần Thị Thu Huyền, tía tô vị cay tính ấm,quy kinh tỳ vị, có tác dụng khu phong tán hàn, giải độc, trị mụn nhọt. Tác dụng lý khí khoan hung, phát tán phong hàn, hóa đờm, giải uất, giải độc, an thai (tuy nhiên cành tô tử chỉ có tác dụng lý khí, không có tác dụng phát biểu).
- Do đó cây tô tử thường được dùng để chữa nôn mửa, động thai, ngoại cảm phong hàn, ngộ độc cua cá,…Cành tô tử có tác dụng chữa hen suyễn, tê thấp và trị ho trừ đờm. Tố diệp (lá tô tử) thúc đẩy tiêu hóa, giảm đau, giải độc, kích thích tiết mồ hôi, chữa cảm mạo, ngộ độc, nôn mửa, trị ho,dưỡng da…
Cách sử dụng
- Theo Ths.Bs.Trần Thị Thu Huyền bạn có thể dùng 1 nắm lá tía tô đem rửa sạch và ngâm cùng với nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn, ký sinh trùng, vi khuẩn và giảm bớt đi lượng lông có trên lá, tiếp tục giã nát và thoa lên những vùng có mụn. Thực hiện từ 3 đến 4 lần trong 1 tuần để dưỡng da, giúp giảm mụn và làm sáng da
Trên đây là các loại dược liễu có tác dụng dưỡng da, chăm sóc da, giúp giảm thâm nám và cải thiện tình trạng mụn nhọt. Bạn đọc nếu có vấn đề về da liễu hãy đến Phòng khám Đông y Tuệ Y Đường để được Ths.Bs.Trần Thị Thu Huyền thăm khám và điều trị.
Hoặc có thể liên lạc qua:
Facebook: Tuệ Y Đường
Ths.Bs.CKII Trần Thị Thu Huyền
Địa chỉ 166 Nguyễn Xiển- Hạ Đình- Thanh Xuân- Hà Nội